Lâu đài Prague: Thắng cảnh lịch sử cổ kính của Cộng hòa Czech
Loạt bài ‘Kỳ quan kiến trúc: Nghệ thuật truyền cảm hứng cho chúng ta qua các thời đại’: Lâu đài Prague phản ánh tâm hồn của người dân Cộng hòa Czech.
Lâu đài Prague (ở phía xa) nằm trên một ngọn đồi nhìn ra sông Vltava, hướng tầm nhìn ngoạn mục ra thành phố. Còn được gọi là “Prazsky hrad” (tòa lâu đài Prague trong tiếng Czech), khu phức hợp lâu đài này trải dài trên một diện tích rộng lớn, hơn 753.000 feet vuông. Những tháp nhọn và tháp chuông độc đáo của tòa lâu đài nổi bật trên đường chân trời của thành phố. (Ảnh: Mistervlad/Shutterstock)
Ariane Triebswetter
Ariane Triebswetter
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Ariane Triebswetter là một ký giả tự do quốc tế, có nền tảng về văn học hiện đại và âm nhạc cổ điển.
Với bề dày lịch sử phong phú hơn 1,000 năm, lâu đài Prague, tọa lạc trung tâm thành phố Prague, là lâu đài cổ lớn nhất thế giới và là một phần không thể thiếu trong cảnh quan văn hóa của thành phố này. Từng là nơi ở của các vị vua Bohemian, khu phức hợp Lâu đài Prague — bao gồm Nhà thờ chính tòa Thánh Vitus và Vương cung thánh đường Thánh George — đã có nhiều phong cách khác nhau được bổ sung vào trong suốt nhiều thế kỷ.
Hoàng tử Borivoj, vị vua theo Thiên Chúa Giáo đầu tiên của Bohemia, cho xây dựng lâu đài này vào khoảng năm 880. Vị trí chiến lược của lâu đài cho phép các nhà cai trị Bohemia đầu tiên bảo vệ vương quốc của họ. Trong thế kỷ thứ 9, khuôn viên lâu đài đã trải qua một đợt biến đổi đáng kể với việc xây dựng thêm Nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria. Nhà thờ này được xây dựng lại sau một trận hỏa hoạn vào thế kỷ 11. Một nhà tròn trước đó đặt theo tên của Thánh Vitus được xây dựng vào năm 925.
Trong thế kỷ 14, Hoàng đế Charles Đệ tứ của Đế chế La Mã Thần thánh đã biến lâu đài này thành một dinh thự Gothic lộng lẫy, cùng với Nhà thờ chính tòa Thánh Vitus và khôi phục lại Cung điện Hoàng gia Cũ. Dưới triều đại Habsburg, lâu đài trở thành trung tâm quyền lực chính trị và trải qua quá trình cải tạo và tu bổ lớn theo phong cách Phục Hưng mà Cung điện Mùa hè của Nữ hoàng Anna là một minh họa rõ nhất .
Sau một trận hỏa hoạn lớn vào năm 1534, Lâu đài Prague được tái thiết, bổ sung thêm Cung điện Schwarzenberg, được xây dựng từ năm 1545 đến 1567, và Vườn Hoàng gia, được xây dựng vào năm 1534. Các công trình này thể hiện sự hùng vĩ và sang trọng của phong cách Phục Hưng, với các tác phẩm điêu khắc và những đặc trưng khác của thời kỳ Baroque. Việc xây thêm Vương cung thánh đường Thánh George theo phong cách Romanesque và Gothic mang đến cho Lâu đài một diện mạo độc đáo và trở thành minh chứng cho dòng chảy của thời gian.
Năm 1918, Lâu đài Prague trở thành văn phòng tổng thống Cộng hòa Czech và là biểu tượng cho nền độc lập của đất nước này. Kể từ đó, lâu đài đã trải qua nhiều lần trùng tu để bảo tồn giá trị lịch sử của nó.
Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Hoa Kỳ đã chậm lại trong tháng Năm, bất chấp kỳ vọng của các nhà kinh tế và khiến các nhà hoạch định chính sách của Fed hy vọng rằng tiến bộ về lạm phát đã hồi sinh.
Hai chị em cô Cathy và anh Allen Wang đoàn tụ tại Sydney sau 8 năm xa cách nhưng họ không còn có thể chúc cha của mình là ông Wang Xiaoshen một Ngày của…
Trước đợt tăng thuế lên tới 38.1% đối với xe điện nhập cảng từ Trung Quốc mà Liên minh u Châu công bố hôm 12/04, các quốc gia thành viên EU và giới chuyên gia đã đưa ra những phản ứng khác nhau.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang lợi dụng sự trợ giúp của Hoa Kỳ dành cho Israel và Ukraine để biện minh cho chính sách ngoại giao bẫy nợ của mình.