Kỳ 11: Long tộc thời Trần – Truyền kỳ về những vị vua đắc Đạo
Rồng là một con vật thần thoại vô cùng phổ biến trong cả hai nền văn minh Đông và Tây. Nếu ở văn minh Tây Phương, rồng hiện thân cho cái ác, được xem như một loài quái vật thì ở Đông Phương rồng lại là một loài Thần thú cao quý, đứng đầu tứ linh, là hiện thân của Long vương, là biểu tượng của Thiên tử con Trời tại nhân gian. Truyền thuyết về Rồng tại phương Đông có nhiều vô số, vậy thì con Rồng là có thật hay tưởng tượng? Và nếu Lạc Long Quân, vị khai tổ đáng kính của tộc Việt là vua Rồng, vậy thì long tộc của Ngài là dân tộc như thế nào, có thật hay không?
EpochTimes Tiếng Việt trân trọng giới thiệu chuyên đề lịch sử TRUYỀN KỲ VỀ LONG TỘC VÀ LONG MẠCH ĐẠI VIỆT. Thông qua sử liệu và các câu chuyện truyền thuyết, hy vọng sẽ mang đến cho quý độc giả góc nhìn toàn cảnh về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt.Là một triều đại thịnh trị bậc nhất cổ kim với các vị vua hiền minh tín Phật, nên không khó hiểu khi các thành viên Long tộc lại hiện diện thường xuyên nhất trong thời đại này.
Kỳ 10: Long tộc – long mạch thời Trần
Truyền thống sùng thượng Phật Pháp từ thời Lý đã được nâng lên một tầm cao mới khi chính các vua Trần đích thân đi tu và đắc Đạo, lập nên một thiền phái mới.
Trần Thái Tông, khai sáng triều đại, thiền sư đầu tiên
Vị vua đầu tiên đắc Đạo chính là vua khai sáng Trần triều, Trần Thái Tông. Ông lên ngôi ngày mùng 10 tháng 12 năm Ất Dậu (1226), niên hiệu Kiến Trung, là một vị hoàng đế thiên tư mẫn tiệp, thông minh nhân hậu, đặc biệt rất quan tâm đến Phật pháp và việc tu luyện. Ông coi ngôi vua như một nghĩa vụ phải làm nhưng trong lòng vẫn canh cánh việc tu hành giải thoát. Mườinăm sau khi lên ngôi, niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ năm (1236), nửa đêm Thái Tông vượt thành sang sông đi về hướng Đông, thẳng lên chùa Vân Yên núi Yên Tử, vào tham kiến Quốc sư Trúc Lâm Viên Chứng. Đến nơi thanh u này, vua càng dốc chí tu tập nơi
Thiền học. Cơ duyên đến khi vua từng đọc kinh Kim Cang đến đoạn “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, vừa để quyển kinh xuống trầm ngâm thì đột nhiên đại ngộ. Sau đó vua đem chỗ sở ngộ của mình viết thành bài ca Thiền Tông Chỉ Nam. Sau đó vua lại gặp Thiền sư Thiên Phong bàn luật Phật pháp càng thêm tinh tấn.Ở bên cạnh cung, vua cho mở chùa Tư Phúc làm chỗ thắp hương tu hành, đồng thời mời bậc cao tăng trong hàng thiền giáo trụ trì để tiện việc thưa hỏi. Hằng ngày vua cúng trai tăng cho hơn 500 vị, độ làm đệ tử hơn 30 người.Vào lúc cuối đời, Thái Tông đã để lại những giai thoại cho thấy sở học uyên thâm và sự ngộ Đạo của Ngài trước khi mất:
Vua bệnh, Thánh Tông thăm bệnh, nhân đó hỏi: “Chân không và ngoan không là đồng hay khác?”.Vua đáp: “Hư không là một, nhưng do tự tâm mê ngộ nên thành có chân và ngoan sai khác. Ví như phòng nhà, mở ra thì sáng, đóng lại thìtối, sáng và tối chẳng đồng, và phòng nhà là một.”
Ngày hôm sau, Quốc sư Đại Đăng vào thăm hỏi: “Bệ hạ bệnh chăng?”.Vua đáp: “Tứ đại là bệnh, cái này xưa nay sanh tử không can hệ, mà dính kẹt trong bệnh hoạn sao?”
Khoảng mấy ngày sau, Thái Tông lặng thinh không nói, đuổi hết kẻ hầu hạ, đemviệc nước dặn dò Thánh Tông. Thánh Tông muốn nhờ hai Quốc sư Phù Vân (Đạo Viên) và Đại Đăng nói pháp xuất thế cho Thái Tông nghe. Thái Tông gằn giọng bảo: “Đến trong đây, bớt một mảy tơ dường trên thịt khoét thương, thêm một mảy tơ như trong mắt để bụi. Ba đời chư Phật, bốn mắt nhìn nhau, sáu đời Tổ Sưthối thân có phần. Dù Phù Vân nói huyền, Đại Đăng thuyết diệu đều là lời thừa, có ích gì đối với cái này?”Nói xong Ngài lặng lẽ thị tịch, nhằm năm Kỷ Mão, niên hiệu Thiệu Bảo (1279),thọ 60 tuổi.(Thánh đăng ngữ lục)
Trần Thánh Tông, vua sáng trị nước, tiếp nối tu hành
Nối tiếp truyền thống tu học kế thừa từ cha, Trần Thánh Tông cũng bước vào con đường tu hành. Ngài cũng đạt được những thành tựu đáng nể trên đường tu và ngộ Đạo. Trần Thánh Tông lên ngôi ngày 15 tháng 02 năm Mậu Ngọ (1258), đổi niên hiệu Thiệu Long. Vua có tài năng và trí huệ lớn, xem rộng mọi sách vở và cũng lại rất tinh thông nội điển (kinh điển nhà Phật).Ông ở ngôi hai mươi năm, rồi nhường ngôi cho Nhân Tông và xuất gia ở chùa Tư Phúc, thờ Quốc sư Đại Đăng làm thầy. Hằng ngày vua thường bàn luận với các Thiền khách, được truyền sâu ý nghĩa thiền, lấy hiệu là Vô Nhị Thượng Nhân. Đến nay vẫn còn lưu truyền một số giai thoại vua thể hiện sở ngộ của mình lúc tu học như sau:
Khi Vua mở Phật Sự Đại Minh Lục, có cảm ứng mà sáng tác một bài thi:
“Hơn bốn mươi năm một mảnh thành
Vượt khỏi lao quan muôn lớp ngăn
Động như hang trống vang tiếng gió
Tĩnh tợ đầm yên rọi ánh trăng
Trong câu năm huyền mình thông được
Chữ thập đầu đường mặc dọc ngang
Có người hỏi ta tin tức ấy?
Mây ở trời xanh nước trong bình.” (Thánh đăng ngữ lục)
Bài thơ cảm ngộ bên trên là một ví dụ rất hay minh chứng cho trình độ tu tập của Trần Thánh Tông. Tuy là một vị hoàng đế cầm quyền 20 năm nhưng tâm của Thánh Tông không hề bị mê mờ nơi phú quý, ngài đã tu học đến trình độ khá cao của Thiền tông, đúng năm 40 tuổi đã đạt đột phá khỏi trói buộc của ngoại vật, đến cảnh giới tâm vô vi thanh tịnh tựa như một cái hang trống và một cái đầm yên lặng phản chiếu ánh trăng. Dù cho gió có động hay trăng lúc sáng lúc mờ thì bản tâm của người tu Phật ấy vẫn vĩnh viễn an nhiên tự tại không hề ô nhiễm, nhận thức được cái Đạo lớn trong trời đất, như mây kia trôi trên trời hay nước ở trong bình cũng chỉ là một mà thôi.Với trình độ tu tập thâm hậu như vậy, Trần Thánh Tông dễ dàng vượt qua quan ải khó nhất của con người là cái chết mà không hề vướng bận gì hết, nhẹ nhàng mà sáng ngời trí huệ.
Vua bệnh, Thượng sĩ Tuệ Trung gởi thơ đến thăm, vua viết vào cuối trang đáp lại:
“Viêm viêm thử khí hãn thông thân,
Hà tằng hoán đắc nương sanh khố”
Dịch:
“Hơi nóng hừng hực mồ hôi đẫm,
Chiếc khố mẹ sanh vẫn ráo khô”
Đến lúc bệnh nặng, vua thường lấy ngón tay gõ vào chiếc gối, như có sở đắc điềugì. Chốc lát, vua đòi bút viết bài kệ:
“Sanh như mặc áo
Chết tợ cởi trần
Từ xưa đến nay
Không đường nào khác.”
(Sanh như trước sam
Tử như thoát khố
Tự cổ cập kim
Cánh vô dị lộ)
Liền hét, nói:
“Chữ bát mở toang đà trao phó, còn đâu việc nữa đáng trình anh”.
Rồi vua đuổi hết kẻ hầu hạ, chỉ còn một mình Nhân Tông đứng hầu một bên, thưa: “Bệ hạ còn nhớ lời của ngài Vĩnh Gia chăng?”
“Rành rành thấy, không một vật,
Cũng không người chừ cũng không Phật.
Cõi cõi đại thiên bọt nổi trôi
Tất cả Thánh Hiền như điện chớp…
Dẫu cho vòng sắt trên đầu chuyển,
Định tuệ sánh tròn vẫn không mất.”
Vua nghe xong, bất chợt cười lên rồi gõ chiếc gối tụng:
“Rành rành thấy, không một vật,
Cũng không người chừ cũng không Phật.
Cõi cõi đại thiên bọt nổi trôi,
Tất cả Thánh Hiền như điện chớp”
Xong, ngay chiều hôm đó sấm gió nổi dậy, thấy một vầng ánh sáng tròn rọi nơi bứcvách ngăn, vua liền băng, hưởng thọ 51 tuổi, nhằm ngày 22 tháng 05 năm Canh Dần (1290)”.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông, hoàng đế đắc Đạo, khai tông lập phái
Trải hai đời vua tu Thiền đắc đạo, đến đời hoàng đế thứ ba Trần Nhân Tông sự tu hành của các vua Trần đã thật sự đạt đến cảnh giới rất cao vì Trần Nhân Tông đã khai sáng nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nổi danh. Vua lên ngôi ngày 12 tháng 02 năm Mậu Dần (1278), đổi niên hiệu Thiệu Bảo. Từ bé trước khi sinh ra, cuộc đời Trần Nhân Tông đã có nhiều giai thoại truyền kỳ, có lẽ ông là người mang đại sứ mệnh của Trời mà giáng sinh nơi nước Nam chăng?
“Trước kia Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh từng mộng thấy thần nhân trao cho hai thanh kiếm, bảo: Thượng đế có sắc, cho ngươi tự chọn lấy! Thái Hậu bất chợt bật cười, bổng được cây kiếm ngắn, do đó có thai. Gặp tháng dưỡng thai, bà chẳng chọn lựa món gì kỵ thai, nhà bếp dâng lên món chi bà cứ ăn mà thai vẫn không sao, bà biết là có sức thần trợ giúp. Đến khi Ngài sinh ra, sắc như vàng ròng, Thánh Tông đặt tên là Kim Phật. Bên vai phải của Ngài có nốt ruồi đen như hạt đậu to, những người xem biết, nói: Ngày sau ắt hay gánh vác việc lớn.” (Thánh đăng ngữ lục)
Dù sống trong cung vàng điện ngọc và Thái tử kế thừa ngôi báu, tâm của Ngài vẫn chỉ một mực hướng về tu hành:Năm 16 tuổi được lập làm Hoàng Thái Tử, Ngài cố từ chối mấy lần, xin cho em mình thay thế đều không được vua cha chấp nhận. Thánh Tông cưới trưởng nữ của Quốc mẫu Nguyên Từ cho Ngài, tức Thái hậu Khâm Từ. Tuy sống trong cảnh vui hòa hạnh phúc mà tâm Ngài vẫn hướng về đường tu.Một hôm, vào giữa đêm Ngài vượt thành trốn đi, định vào núi Yên Tử. Đến chùaTháp ở núi Đông Cứu thì trời vừa sáng, trong người quá mỏi nhọc, vua bèn vào nằm nghỉ trong Tháp. Vị tăng trong chùa thấy dáng mạo Ngài khác thường, ông làm cơm thết đãi. Hôm ấy, Thái Hậu đem trình bày hết cho Thánh Tông nghe, vua liền sai quần thần đi tìm khắp nơi, bất đắc dĩ Ngài phải trở về.
Tới khi lên ngôi, dù ở trong cảnh vinh hoa tột bực, nhưng Ngài vẫn tự giữ mìnhthanh tịnh. Có lần Ngài ngủ trưa trong chùa Tư Phúc ở đạinội, chợt mộng thấy từ nơi rốn mọc lên hoa sen vàng, lớn như bánh xe, trên hoa có đức Phật vàng, một người đứng bên cạnh chỉ Ngài, nói:
Biết đức Phật này chăng? Đức Phật Biến Chiếu đấy! Ngay đó, Ngài liền giật mình tỉnh dậy, đem điềm mộng trình lên vua cha. ThánhTông rất mừng cho là việc khác thường.Do đó, Ngài thường ăn chay lạt, thân thể ốm gầy, Thánh Tông thấy lạ bèn hỏi.Ngài thưa thật nguyên do với vua cha. Thánh Tông khóc, bảo: Ta nay già rồi, trông cậy một mình con, nếu con làm như thế thì sựnghiệp của Tổ tông sẽ ra sao? Ngài nghe vua cha nói vậy cũng rơi nước mắt.” (Thánh đăng ngữ lục)
Sau khi thành công đánh bại quân Nguyên Mông, nhường ngôi cho con là Anh Tông, bấy giờ Nhân Tông quyết chí lên núi Yên Tử để tu chothành đạo mới trở ra.Bức tranh vẽ cảnh Ngài đắc Đạo rời núi Yên Tử đến nay vẫn là một kiệt tác.
Và một minh chứng rõ ràng nhất cho việc long tộc hộ vệ người tu luyện Chính Pháp là giai thoại về đêm mà Điều Ngự Giác Hoàng viên tịch:
“Ngày 20, Bảo Sát trên đường đi xuống, đến Doanh Tuyền thì thấy một đám mâyđen từ ngọn Ngọa Vân bay qua Lỗi Sơn rồi hạ thấpxuống Doanh Tuyền, nước bỗng đầy tràn, dâng cao lên mấy trượng. Giây lát, mặt nước lặn xuống như bình thường, Bảo Sát thấy haicon rồng đầu to như đầu ngựa, ngẩng đầu lên cao hơn trượng, hai mắt như sao sáng, chốc lát thì lặn xuống.
Từ đó, suốt mấy ngày liền trời đất u ám, gió trốt nổi dậy, mưa tuyết phủ lấp cả câycối, vượn khỉ vây quanh am gào la, chim rừng kêu thảm thiết.Ngày mùng một tháng mười một, nửa đêm sao trời sáng tỏ, Điều Ngự hỏi: Hiệngiờ là giờ gì? Bảo Sát thưa: Giờ Tý.
Điều Ngự đưa tay mở cánh cửa sổ nhìn ra bảo: Chính là giờ ta đi!Bảo Sát hỏi: “Tôn Đức đi đâu?”
Điều Ngự đáp:
“Tất cả pháp chẳng sanh,
Tất cả pháp chẳng diệt,
Nếu hay hiểu như thế,
Chư Phật thường hiện tiền.
Nào có đến đi gì?”
Bảo Sát thưa: “Chỉ như khi chẳng sanh chẳng diệt thì thế nào?”Điều Ngự liền vả ngay miệng Bảo Sát, bảo: “Chớ nói mớ!”
Nói xong, Ngài nằm theo thế sư tử lặng lẽ mà tịch. Qua đêm thứ hai, Bảo Sátvâng theo lời di chúc, làm lễ hỏa táng ngay nơi am Ngài ở,có mùi hương lạ xông lênthoảng ra xa, nhạc trời trên không, mây năm sắc che trên giàn hỏa.Ngày thứ tư Tôn giả Phổ Tuệ (Pháp Loa) từ núi Yên Tử vội vã đến, dùng nướcthơm rưới lên giàn hỏa làm lễ. Xong, Pháp Loa thu lấy ngọccốt, được xá lợi năm màu hơn năm trăm hạt lớn, còn hạt nhỏ cỡ hạt lúa hạt cải thì nhiều vô kể. Vua Anh Tông, Quốc phụ Thượng Tể cùngđình thần đem thuyền rồng đến lễ bái dưới chân núi, gào khóc vang trời, sau đó đón ngọc cốt và xá lợi xuống thuyền rồng đưa về kinh. Từ triều đình cho đến thôn quê đều rất mực thương tiếc.” (Thánh đăng ngữ lục)
Đông Phong
(Còn tiếp)