Kỳ 10: Long tộc – long mạch thời Trần
Rồng là một con vật thần thoại vô cùng phổ biến trong cả hai nền văn minh Đông và Tây. Nếu ở văn minh Tây Phương, rồng hiện thân cho cái ác, được xem như một loài quái vật thì ở Đông Phương rồng lại là một loài Thần thú cao quý, đứng đầu tứ linh, là hiện thân của Long vương, là biểu tượng của Thiên tử con Trời tại nhân gian. Truyền thuyết về Rồng tại phương Đông có nhiều vô số, vậy thì con Rồng là có thật hay tưởng tượng? Và nếu Lạc Long Quân, vị khai tổ đáng kính của tộc Việt là vua Rồng, vậy thì long tộc của Ngài là dân tộc như thế nào, có thật hay không?
EpochTimes Tiếng Việt trân trọng giới thiệu chuyên đề lịch sử TRUYỀN KỲ VỀ LONG TỘC VÀ LONG MẠCH ĐẠI VIỆT. Thông qua sử liệu và các câu chuyện truyền thuyết, hy vọng sẽ mang đến cho quý độc giả góc nhìn toàn cảnh về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt.Là một triều đại thịnh trị bậc nhất cổ kim với các vị vua hiền minh tín Phật, nên không khó hiểu khi các thành viên Long tộc lại hiện diện thường xuyên nhất trong thời đại này.
Kỳ 9: Long tộc thời Lý – bảo hộ và chiến công
Triều đại kế thừa tinh hoa của nhà Lý rồi đạt đến đỉnh cao của nền văn trị cũng như võ công. Các vua nhà Trần còn là những vị hoàng đế hiếm hoi là bậc chân tu đắc Đạo. Hẳn là long tộc đã phải cử rất nhiều những tinh anh của mình hiện diện trong thời đại này.
Đặc điểm rồng thời Trần, thời đại thượng võ
Sau khi đắc được ngôi đất long mạch, nhà Trần đã thành công lên ngôi báu nhờ việc đưa Trần Cảnh 8 tuổi vào cung hầu Lý Chiêu Hoàng, ứng vào câu nói của thầy địa lý trước đây “phấn đại yên hoa đối diện sinh”, nhờ vào nhan sắc mà lấy được thiên hạ. Long tộc cũng bắt đầu triển hiện bảo hộ cho dòng họ này, còn ghi lại trong sử như sau:
“Nhâm Dần, [Thiên Ứng Chính Bình] năm thứ 11 [1242] Tháng 12, rồng vàng hiện.”(Đại Việt sử ký toàn thư)
Xét về hình tượng, thì rồng thời nhà Trần có vẻ cương mãnh uy vũ hơn thời nhà Lý khi thân hình to mập hơn, móng vuốt to hơn, chân ngắn hơn và râu vảy đều toát ra vẻ cứng cáp chứ không uyển chuyển như rồng thời Lý. Nhìn tổng quan ta có thể thấy con rồng nhà Trần mang tính Dương nhiều hơn rồng nhà Lý, vốn thể hiện một sự cân bằng Âm Dương hoàn hảo. Xét về mặt lịch sử thì nhà Trần nổi danh với 3 lần chống Nguyên Mông lừng lẫy và vô số cuộc chiến khác với lân bang nên ta có thể nhận định rằng đây là một chủng loài rồng thiên về võ nghiệp chứ không phải văn trị. Võ nghiệp này là cái uy lực của Thiên long dùng để trấn áp tà ma vì long tộc có trách nhiệm lớn bảo hộ người tu luyện và duy hộ Phật Pháp. Do đó vào thời Trần thế kỷ 13 là thế kỷ trỗi dậy của Mông Cổ đã phá hủy nhiều nền văn hóa cũng như tôn giáo mà cuối cùng đành phải bại vong trước Đại Việt.
Tiếp nối truyền thống tốt đẹp hoằng dương Phật pháp của nhà Lý, các hoàng đế nhà Trần lại càng làm tốt hơn nữa khi chính hoàng đế đi tu, đắc Đạo và khai mở thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Nhờ oai lực của Chính Pháp với công đức của các hoàng đế mà nhà Trần đã an nhiên vượt qua bao trận binh lửa, xây dựng một vương triều thịnh trị lâu dài trong lịch sử nước ta.
Thổ phúc tàng kim, lấy được thiên hạ không đổ máu
Sau khi nhà Lý bắt đầu suy vong, Thiên mệnh bắt đầu dịch chuyển sang một dòng họ khác có Đức lớn để nối tiếp ngôi vua trị vì thiên hạ. Nhà họ Trần sau nhiều đời tích đức đủ dầy nên được Trời phú cho ngôi đất long mạch có thể lấy được thiên hạ một cách dễ dàng. Âu đó là Phúc trạch của họ Trần mà cũng là cái Phúc của nhà Lý cùng con dân Đại Việt suốt hơn 200 năm tín Phật thờ Trời nên việc chuyển giao quyền lực diễn ra nhẹ nhàng mà không đổ máu.
Huyền sử còn ghi lại câu chuyện về ngôi đất “thổ phúc tàng kim” của nhà Trần như sau:
“Tổ tiên nhà Trần vốn ở xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, chuyên nghề đánh cá. Lúc bấy giờ, có thầy địa lý Trung Hoa sang nước ta xem đất, tìm được ngôi huyệt phát đế có phát tích tại xã Nhật Cảo và chỗ kết cục ở xã Thái Đường, huyện Hưng Nhân. Chợt lúc ấy, có Nguyễn Cố người xã Tây Vệ đến, hỏi:
– Ông thấy ở chỗ này có huyệt tốt phải không?
Thầy địa lý mới ngửa mặt lên trời cười, bảo:
– Không ngờ ở nơi bình địa mà lại có đất Đế vương. Đáng chê các thầy địa lý đời nay, không thầy nào có nhãn lực!
Cố vui lắm, mới khẩn khoản:
– Nếu quả là đất Đế vương, xin ông cho tôi. Ông muốn được tạ lễ bao nhiêu, tôi cũng xin nộp đủ.
Thấy Nguyễn Cố thành khẩn nài nỉ, thầy địa lý mới bằng lòng, chỉ xin một trăm quan tiền, lại hẹn sau khi Cố lấy được nước, phải chia cho một nửa. Nguyễn Cố lấy làm thuận, đem mộ tổ táng vào chỗ ấy. Thầy địa lý sợ Nguyễn Cố phản trắc, bèn bảo:
– Táng xong tất có điềm lành. Nhưng trong hạn một trăm ngày, thỉnh thoảng phải đến thăm nom. Nếu sau cơn mưa gió sấm sét, thấy có sự lạ, thì phải di táng đi chỗ khác ngay.
Nguyễn Cố vừa táng mả tổ vào nơi ấy được ba ngày, nửa đêm bỗng có tiếng sấm to, làm kinh động tới cả vùng quanh đấy. Sáng hôm sau, quanh vùng mả táng có nhiều hòn đá nhô lên, gọi là đá tai mèo. Nguyễn Cố biết được đất quý rồi, lấy làm vui. Vợ hắn mới bảo:
– Ngôi đất ấy dầu cho là phát phúc, nhưng hiện nay làm thế nào mà lo được trăm quan tiền. Vả lại, sau khi chia đôi thiên hạ, thì còn được bao nhiêu?
Cố nghe vợ nói thế, thì trong lòng không muốn tạ lễ cho thầy địa lý nữa. Khi thầy địa lý đến lấy tiền, Cố hẹn mấy ngày nữa sẽ trả. Đến hẹn, thầy lại đến đòi, Nguyễn Cố liền bắt trói lại, rồi đến đêm vứt xuống sông. Nhưng chỗ hắn ném thầy địa lý xuống lại là bãi bồi phù sa, đang lúc thủy triều lên ngập bãi. Lúc sau, thủy triều rút, thầy bị trói nằm trên bãi ấy.
Duyên trời cơ định làm sao, thuyền chài của họ Trần đi qua, nghe thấy tiếng hô cứu, vội tới đem thầy địa lý lên thuyền, hỏi đầu đuôi cớ sự. Cảm cái ơn cứu mạng, thầy địa lý Trung Hoa nói:
– Nhờ ông mà tôi được sống lại. Xin đem ngôi đất quý ấy biếu ông.
Rồi sau lại nói người họ Trần lấy đồng đỏ đúc lưỡi tầm sét, lấy cây vang nấu nước đỏ ối để dùng. Một hôm mưa to gió lớn, sét đánh rền vang, thầy địa lý và người họ Trần đem lưỡi tầm sét cắm xuống mộ nhà Nguyễn Cố, lấy nước cây vang nhuộm đỏ tưới lên mộ. Nguyễn Cố ra, cho là mộ bị sét đánh chảy máu, bèn đem táng nơi khác. Họ Trần liền đem mộ tổ táng vào. Ngôi huyệt mộ ấy phía trước trông ra ngã ba sông Vị Hoàng, phía sau có voi phục, lâu đài và cờ gươm bài trí hai bên. Huyệt ở thế “Thổ tang phúc tàng kim” (đất giấu vàng). Táng xong, thầy phán:
– “Phấn đại yên hoa đối diện sinh”, nhà ông hẳn nhờ nhan sắc mà lấy được thiên hạ.
Hai bên giao ước, nhà Trần lấy được nước, sẽ chu cấp cho nhà thầy địa lý đời đời đủ ăn đủ mặc, lại làm giấy giao ước với nhau. Về sau, nhờ ngôi mộ ấy, Trần Cảnh vốn mũi cao mặt rồng, làm Hỏa đầu trong cung Lý Chiêu Hoàng, được nhường ngôi cho. Đúng từ ngôi mộ phát đế mà nên.”
(Công Dư Tiệp Ký- Trần triều tổ mộ ký – Vũ Phương Đề)
Đông Phong
(còn tiếp)