Khóa học dành cho cha mẹ (P.41): Bảo vệ giá trị tồn tại của trẻ em từ khi còn nhỏ
Phương pháp giáo dục “khen thưởng vật chất” ở Hoa Kỳ đã từng phổ biến trên thế giới. Hiện nay, rất nhiều trường học đã nhận thấy phương pháp này sẽ dần dần khiến trẻ mất đi niềm vui và sự hăng say học tập.
Chúng tôi chủ trương trong “giáo dục năng khiếu” rằng: giúp trẻ em có niềm vui thể chất, có cảm giác giá trị về sự tồn tại của bản thân mình và những phương diện khác, để từng bước xây dựng một hệ thống trải nghiệm tích cực cho việc giáo dục trẻ em. Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy rất nhiều “vấn đề khó khăn” của học sinh trong xã hội đều phát sinh từ lúc trẻ ở giai đoạn sơ sinh.
Tác dụng phụ của phương pháp giáo dục khen thưởng vật chất
Giáo dục học sinh bằng phần thưởng vật chất (nhãn dán, hoa hồng nhỏ, v.v.) đã từng phổ biến một thời ở Hoa Kỳ và lan rộng khắp thế giới, bao gồm cả Đài Loan. Chính giáo viên lớp 1 của con tôi đã sử dụng phương pháp này để giáo dục học sinh, nhưng nó không hiệu quả với con trai tôi. Vì con trai tôi đã tiếp nhận “nền giáo dục năng khiếu” của tôi, điều cháu thực sự quan tâm là phẩm chất của con người, học được những điều vui vẻ, chứ không phải những cám dỗ hay phần thưởng vật chất bên ngoài. Tôi không cam lòng trước việc người lớn dùng phương pháp sai lầm làm ảnh hưởng đến cảm thụ tốt đẹp của những đứa trẻ, vì vậy tôi đã đến gặp người giáo viên này.
Khi phương pháp giáo dục vật chất từ Hoa Kỳ này du nhập vào Đài Loan, vị giáo viên này đã tham gia vào lớp học khóa đầu tiên. Lần đầu tiếp xúc, cô ấy nghĩ phương pháp này quá hay, có thể sớm thấy được hiệu quả của việc giáo dục. Cô ấy có 5 người con, khi cô áp dụng phương pháp giáo dục này từ con cả đến người con thứ 5, cô nhận thấy các con không thích học nữa, ngày càng chú trọng đến phần thưởng vật chất, mất đi niềm vui và sự hăng say học tập. Sau khi thấy ảnh hưởng phụ diện lớn như vậy của phương pháp giáo dục này, cô không còn dám dạy con mình theo cách này nữa. Nhưng toàn bộ trường học đều áp dụng dạy theo phương pháp này rồi. Người giáo viên này sắp nghỉ hưu, với sự ủng hộ của tôi, cô ấy muốn dùng kinh nghiệm của bản thân để khuyến nghị bộ giáo dục Đài Loan đừng mắc phải sai lầm tương tự như vậy nữa.
Tôi và cô giáo này đã cùng nhau tổ chức một cuộc họp với nhà trường. Nhà trường đã tìm kiếm các công văn liên quan do Phòng Giáo dục ban hành, và nhận thấy rằng Phòng Giáo dục không hoàn toàn yêu cầu làm như vậy, mà yêu cầu giáo viên quan sát cẩn thận hành vi đặc biệt của từng em học sinh, sau đó thực hiện các cách tiếp cận thích hợp để hướng dẫn và giáo dục trẻ. Vì phương pháp này dễ dàng tạo ra kết quả nhanh chóng, nên các giáo viên đã lựa chọn sử dụng phương pháp giáo dục khen thưởng vật chất. Tuy nhiên, vì một giáo viên thông thường chỉ dạy một học sinh trong 2 năm, đến năm thứ 3 thì đổi sang dạy một lớp mới, vì vậy giáo viên cũng không thể nhìn thấy tác dụng phụ của hình thức giáo dục này, chỉ có phụ huynh mới có thể cảm nhận được những ảnh hưởng xấu của nó đối với con trẻ trong thời gian dài.
Trẻ sơ sinh “sợ người lạ” là bản năng bảo vệ bản thân
Trẻ sơ sinh 7-8 tháng tuổi đã bắt đầu phân biệt được người lạ, phản ứng “sợ người lạ” của bé là muốn giữ khoảng cách và tránh xa người lạ. Một số người lớn cho rằng con mình quá sợ người lạ thì sau này sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp. Cũng có một số cha mẹ sử dụng những biện pháp ép buộc để giúp con mình “chiến thắng” cảm giác sợ hãi đối với người lạ.
Tuy nhiên, các dây thần kinh não bộ của trẻ sơ sinh 7-8 tháng tuổi rất mỏng manh và không thể chịu được áp lực lớn như vậy. Sự phản kháng của trẻ trước người lạ là một loại bản năng tự bảo vệ bản thân, và là quá trình phát triển bình thường của trẻ. Nếu trẻ sơ sinh 7-8 tháng tuổi không có phản ứng sợ người lạ này thì người lớn mới cần nên lo lắng, vì đứa trẻ có thể bị người khác bế đi bất cứ lúc nào.
Nếu “người lạ” là người thân hoặc người có mối quan hệ thân thiết với cha mẹ nhưng chỉ là trẻ chưa từng gặp qua, thì người mẹ có thể đưa tay ra và bắt tay với người lạ trước, trò chuyện, để người lạ rót một cốc nước và đưa một ít thức ăn cho mình, sau đó người mẹ sẽ nhận lấy và ăn uống trước mặt trẻ. Như vậy, cháu bé sẽ thấy rằng người mẹ tin tưởng người lạ này.
Sau đó, người mẹ đưa điện thoại của mình và đồ chơi của trẻ cho người đó. Lúc này, bạn có thể quan sát nét mặt của trẻ. Nếu trẻ không còn sợ hãi hay khó chịu với người lạ, hãy để người lạ nói chuyện với trẻ, nhưng trước tiên đừng chạm vào trẻ. Nếu trẻ phản hồi dễ chịu vui vẻ, bạn gần như có thể để người lạ chạm vào chân và cơ thể của trẻ, nhưng vẫn không thể ôm trẻ vào lúc này.
Đừng lấy danh nghĩa dễ thương để trêu đùa trẻ
Nhiều người Trung Quốc khi nhìn thấy một em bé dễ thương thì thường thích ôm lấy trẻ, sờ đầu và véo má bé. Điều này là không thể ở Mỹ quốc, bởi trước tiên bạn cần có được sự đồng ý của cha mẹ cháu bé. Nếu bạn thực sự muốn ôm một đứa trẻ Mỹ, trước tiên hãy nói với phụ huynh rằng “Con của bạn thật xinh đẹp và dễ thương”. Bạn chỉ có thể ôm trẻ sau khi được sự cho phép của phụ huynh mà thôi.
Tôi thường thấy một em bé ở Trung Quốc, khi nhìn thấy một người cô đến gần, cháu bé sẽ bỏ chạy, và người cô sẽ đuổi theo. Họ đang chơi trò chơi sao? Tôi không nghĩ rằng đây là một cách tốt, vì cơ điểm không giống nhau. Trẻ em sinh ra để trưởng thành chứ không phải để người lớn trêu đùa! Trẻ em có ý thức rất mạnh mẽ về bản thân, “Tôi là người, không phải đồ chơi của bạn”.
Tôi đặc biệt nhắc nhở mọi người: Cho dù bạn muốn chạm vào con mình hay con của người khác, trước tiên hãy tự hỏi bản thân rằng bạn có tâm thái như thế nào khi làm việc này. Bạn có biết bạn đã gây ra cho đứa trẻ bao nhiêu tổn thương khi bạn trêu đùa cháu bé không? Nhiều người không biết cách bế trẻ, tư thế bế của họ khiến trẻ vô cùng khó chịu, có cháu bé thì sẽ khóc ngay tại chỗ, có cháu thì im lặng không lên tiếng. Nhưng lần sau khi mẹ cháu bé muốn đưa cháu đi chơi thì đứa trẻ sẽ không đi cùng mẹ nữa. Thông thường, người mẹ sẽ phê bình đứa trẻ không hòa đồng và gây rắc rối cho mình, “Mọi người đều vui vẻ cùng nhau, tại sao con lại như thế này?”. Trẻ lớn lên trong môi trường như vậy rất có khả năng sẽ trở thành “đứa trẻ có vấn đề”.
Làm thế nào để bảo vệ trẻ em?
Trẻ em sẽ cảm thấy sợ hãi khi bị chạm cơ thể, người lớn hãy hiểu điều này. Nếu có người đến ôm trẻ nhiệt tình nhưng cháu bé khóc và từ chối, để không làm người khác xấu hổ và bảo vệ trẻ, người mẹ có thể nói: “Cảm ơn bạn đã khen ngợi, nhưng bé chưa sẵn sàng”.
Nếu thực sự hiểu tâm lý của trẻ thì đôi tay của bạn sẽ trở nên rất khỏe, rất có phương pháp và giàu ngôn ngữ biểu đạt. Khi gặp phải tình huống như trên, tay của bạn sẽ cho cháu bé biết rõ ràng rằng bạn đang bảo vệ con. Bạn có thể ôm trẻ chặt hơn nữa để trẻ thực sự có thể cảm thấy rằng bạn đang bảo vệ con.
(Còn tiếp)
Mời quý vị xem video “Khóa học dành cho cha mẹ” – Tập 41
Tào Cảnh Triết biên tập
Tử Yên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ