Hai ví dụ lý giải tại sao tôi rời Đảng Dân Chủ
Trước khi tôi đi vào chi tiết hai sự kiện mới xảy ra gần đây, một lớn và một nhỏ, vốn giải thích tại sao tôi rời khỏi Đảng Dân Chủ hơn 20 năm trước, tôi xin nhấn mạnh rằng tôi hoàn toàn không phải là một người theo đảng phái.
Tôi không bỏ phiếu cho các ứng cử viên dựa trên đảng mà họ theo và hy vọng tôi cũng sẽ không bao giờ làm điều đó.
Điều này nghe có vẻ không thức thời, nhưng tôi bỏ phiếu cho ai hoàn toàn dựa trên các chính sách của họ và những phỏng đoán của tôi về việc liệu họ có thực hiện hóa các chính sách đó hay không.
Đơn cử như tôi khá chắc chắn rằng cựu Tổng thống Donald Trump sẽ thực hiện các chính sách của mình vì ông ấy đã từng làm như vậy.
Đồng thời, trong thế kỷ này tôi chưa từng bỏ phiếu cho một thành viên Đảng Dân Chủ nào nhưng tôi sẽ có thể bỏ phiếu cho ông Robert F. Kennedy Jr. làm tổng thống, tùy thuộc vào đối thủ của ông ấy. Ông Kennedy đã mở ra cuộc thảo luận nghiêm túc về nhiều chủ đề từ lâu đã bị các hãng truyền thông lâu đời của chúng ta kiểm duyệt hoặc che đậy, từ chăm sóc sức khỏe cho đến các cơ quan tình báo.
Đổi lại, tôi không bao giờ có thể bỏ phiếu cho một vài thành viên Đảng Cộng Hòa đang tranh cử, bất kể đối thủ của họ là ai. Tôi sẽ chỉ chờ cho mọi việc diễn ra.
Điều này chẳng có gì đặc biệt tự hào gì đối với tôi, đó dường như là một cách làm hợp lý và rõ ràng khi một người đi bỏ phiếu cho ai đó, chứ không phải cho đảng nào đó. Tôi đã khuyến nghị cách làm này với những người khác.
Nhưng hãy nói về hai ví dụ kia.
Lý do đầu tiên, lý do chính, có lẽ sẽ không làm quý vị ngạc nhiên, chính là tôi choáng váng trước lối cư xử “bầy đàn” của Đảng Dân Chủ tại Hạ viện, hùa nhau đơn phương phản đối việc khiển trách Dân biểu Adam Schiff (Dân Chủ-California).
Vây quanh vị dân biểu từ tiểu bang California này như thể ông ấy là một thành viên cuối cùng của một giống loài có nguy cơ tuyệt chủng, Đảng Dân Chủ tạo nên một thứ tương đương với hàng rào bảo vệ ngăn dịch bệnh quanh một người đàn ông không chỉ là một kẻ nói dối chuyên nghiệp (không phải là người đầu tiên trong giới chính trị) mà còn là một người hết sức vô đạo đức, người không ngừng phổ biến những điều sai sự thật từ vị trí đặc quyền ー chủ tịch hay thành viên cao cấp của Ủy ban Tình báo Hạ viện.
Vì thế, người ta nghĩ ông ấy sẽ không chia sẻ những bí mật cao cấp nhất của quốc gia, và xem trọng những lời cáo buộc lặp đi lặp lại gần như mỗi ngày của ông ấy rằng ông ấy có bằng chứng về sự thông đồng giữa ông Trump và Nga, một điều mà vị dân biểu này lại thừa nhận với lời tuyên thệ trong phiên làm chứng không công khai rằng chưa bao giờ tồn tại.
Ông ấy đã cố tình lừa dối đất nước này trong nhiều năm. Thật khó để nghĩ ra bất kỳ người nào làm điều gần tương tự một cách nhất quán như dân biểu Schiff.
Các thành viên Đảng Dân Chủ sao lại có thể ủng hộ gần như tuyệt đối một người như vậy? Điều này khiến người ta băn khoăn về sự vô đạo đức trong một đảng phái mà có vẻ như họ tin vào việc làm mọi cách sao cho đạt được mục đích dù là bất chính ở một mức độ mà có thể được ông Lenin và ông Mao chấp thuận.
Một số thành viên của Đảng Dân Chủ phàn nàn rằng ông Schiff không được đối xử như Dân biểu Đảng Cộng Hòa George Santos (Cộng Hòa-New York), một người lươn lẹo vô dụng, và thực sự nên bị loại khỏi Hạ viện. Chúng ta hãy hy vọng ngày đó sẽ đến.
Nhưng thật khập khiễng khi đi so sánh một người không có vị trí chính thức trong chính phủ như ông Santos với Chủ tịch Ủy ban Tình báo Schiff, bởi vì làm vậy chẳng khác nào đem so một anh lính binh nhì đào ngũ với Tướng Rommel.
Nói chung, đây là một “màn trình diễn” vô cùng chướng tai gai mắt của Đảng Dân Chủ.
Một sự kiện khác nhỏ hơn nhiều lại thú vị ở chỗ nó thể hiện sự thiếu hiểu biết có chủ ý (hay còn gọi là sự cố ý mù quáng), nếu không muốn nói là sự phỏng đoán.
Một tờ báo ở Iowa đã đăng bức biếm họa này về chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Vivek Ramaswamy.
Hiện giờ tôi đã và đang đưa tin về ông Ramaswamy ở các tiểu bang South Carolina, New Hampshire và Iowa (trong một phần của chương trình mới của chúng tôi có tên gọi “The Roller Coaster 2024”) cũng như hàng chục các sự kiện riêng biệt, nhưng tôi chưa từng thấy có bất kỳ cá nhân nào gọi ông ấy là một người Hồi Giáo hay đại loại thế (ông ấy theo Ấn Độ Giáo, trong trường hợp vị họa sĩ vẽ tranh biếm họa kia không biết, hoặc không phân biệt được hai loại hình tín ngưỡng này). Cũng chẳng có ai hỏi giấy chứng sinh của ông ấy, hay là yêu cầu bất kỳ thức ăn đồ uống gì.
Những gì tôi thấy hoàn toàn ngược lại, những khán giả luôn tôn trọng, và rất quan tâm đến những gì người đàn ông rõ ràng là rất thông minh này đã chia sẻ và đặt nhiều câu hỏi nghiêm túc trong các phiên thảo luận thường kéo dài hàng giờ.
Hiếm có ai đi phá bĩnh bầu không khí, mà nếu có thì là một vài người thiên tả.
Ông Ramaswamy đã đăng bức biếm họa này trên Twitter của mình và nói: “Thật đáng buồn khi truyền thông thiên tả nhìn nhận thành viên Đảng Cộng Hòa như thế này.” Ông ấy nói đúng một phần, mặc dù tôi không chắc rằng tờ Quad-City Times có được xem là đỉnh lưu của truyền thông thiên tả hay không.
Tuy nhiên, các hãng truyền thông như The Washington Post, USA Today, hay đài tương tự cũng sẽ làm như vậy. Họ chỉ cần tiếp cận với các họa sĩ biếm họa tinh tế hơn.
Có một điều ngày càng rõ ràng đó là: Cánh tả Mỹ chẳng biết gì mấy về cánh hữu, ví như họ thực sự như thế nào và họ thực sự nghĩ gì hoặc họ thực sự là ai. Tất cả chỉ là phỏng đoán.
Cuốn sách thứ 14 của ông Roger L. Simon — “Người Mỹ tị nạn” — sẽ được Encounter Books phát hành vào tháng Chín tới.
Vân Sa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times