Fitch Ratings: Những thay đổi chính sách của ĐCSTQ khó có thể thúc đẩy doanh số bán nhà mới ở Trung Quốc
Một báo cáo gần đây của công ty xếp hạng tín dụng hàng đầu Fitch Ratings cho biết, mặc dù ĐCSTQ đã nới lỏng một số hạn chế đối với giao dịch mua nhà ở các thành phố, nhưng chính sách này có thể sẽ ít có ảnh hưởng đến doanh số bán nhà mới.
Fitch Ratings cho biết hôm 25/09 rằng để đối phó với cuộc khủng hoảng địa ốc, chính quyền các thành phố hạng nhất của Trung Quốc gần đây đã nới lỏng các quy định vay mua nhà đối với người mua nhà lần đầu, khiến doanh số bán khống tăng vọt trong tuần đầu tiên thực hiện chính sách.
Báo cáo lưu ý rằng tại Bắc Kinh, doanh số bán nhà đã đạt đỉnh trong tuần đầu tiên sau khi định nghĩa về người mua nhà lần đầu được mở rộng hôm 01/09. Theo dữ liệu từ nhà môi giới địa ốc hàng đầu Trung Quốc Centaline, 3,500 căn nhà mới và 5,000 căn nhà cũ đã được bán trong tuần đó — khoảng một nửa tổng doanh số bán hàng của của cả tháng Tám.
Tuy nhiên, Fitch Ratings chỉ ra rằng thị trường nhanh chóng hạ nhiệt trở lại sau vài ngày do nhu cầu bị dồn nén ở các thành phố hàng đầu đã cạn kiệt.
Tháng Chín và tháng Mười là mùa cao điểm truyền thống về doanh số bán nhà ở Trung Quốc. Fitch Ratings tin rằng chính quyền địa phương ở nhiều thành phố của Trung Quốc sẽ nới lỏng các hạn chế giao dịch nhà ở trước cuối tháng Chín nhằm nỗ lực thúc đẩy doanh số bán hàng.
Quảng Châu, một thành phố hạng nhất ở Trung Quốc, đã nới lỏng hơn nữa các quy định mua nhà đối với cư dân không phải là người địa phương ở các khu vực ngoài trung tâm hôm 20/09. Những cư dân đã đóng thuế thu nhập cá nhân địa phương trong ít nhất hai năm liên tiếp hiện đủ điều kiện mua nhà. Trước đây, cư dân không phải là người địa phương phải đóng thuế thu nhập cá nhân trong năm năm liên tiếp trước khi có thể mua địa ốc. Fitch Ratings tin rằng sẽ có thêm nhiều thành phố hạng nhất làm theo.
Báo cáo chỉ ra rằng việc loại bỏ một số hạn chế có thể có tác động ngắn hạn đến doanh số bán nhà hiện tại nhưng khó có thể thúc đẩy doanh số bán nhà mới, vì “những lo ngại của người mua nhà về việc giao nhà đã bán từ trước khi hoàn công có chất lượng tốt, đặc biệt là các dự án của các chủ đầu tư tư nhân, sẽ tiếp tục ngăn cản hầu hết các dự án khu dân cư mới.”
Fitch Ratings lưu ý rằng việc nới lỏng các chính sách giao dịch có thể tập trung hơn nữa nhu cầu ở các thành phố lớn hơn, nơi việc bán địa ốc thường bị chính sách hạn chế nhiều hơn.
Công ty cho biết: “Biện pháp này sẽ bổ sung thêm rất ít vào số lượng nhà mới trên toàn quốc do tổng thị phần của các thành phố hàng đầu là rất nhỏ.”
Báo cáo dự đoán rằng sự thay đổi chính sách có thể ít tác động đến hầu hết các thành phố cỡ trung bình và nhỏ.
Fitch Ratings cho biết, “Các nhà phát triển có quỹ đất lớn ở các thành phố hạng thấp hơn hoặc các quận không thuộc trung tâm của các thành phố hạng trung có thể phải đối diện với tình trạng thiếu doanh số bán nhà mới và có dòng tiền hoạt động âm trong thời gian dài nếu xu hướng nhu cầu chuyển sang các thành phố cao cấp hơn và các khu vực đắc địa vẫn tồn tại.”
Cung vượt cầu và mức độ sẵn sàng mua thấp
Ông Jens Presthus, phó giám đốc tại công ty tư vấn Global Counsel, nói với The Wall Street Journal rằng, ít nhất một chục thành phố của Trung Quốc gần đây cũng đã nới lỏng các hạn chế về giá. Tuy nhiên, điều này đã mang lại rất ít thành quả trong khi “người dân tiếp tục chờ đợi xem xét vì họ kỳ vọng giá sẽ còn thấp hơn nữa.”
“Tình trạng này có khuynh hướng là một xu hướng tự mình củng cố.”
Ông Hạ Khanh (He Keng), cựu phó giám đốc Cục Thống kê Quốc gia của chính quyền Trung Quốc, cho biết tại Hội nghị Phát triển Kinh tế Thực của Trung Quốc ở Đông Quản hôm 23/09 rằng tình trạng dư thừa nguồn cung là một trong những vấn đề lớn mà địa ốc Trung Quốc phải đối mặt.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times