Duyên phận rốt cuộc là gì?
Trong hành trình cuộc đời, có người tình cờ gặp gỡ rồi lãng quên nhau trong cuộc sống, nhưng cũng có người luôn kết nối chặt chẽ với nhau, hoặc trở thành bằng hữu thân thiết, hoặc trở thành bạn đời cùng nhau vượt qua gian khó. Khi chúng ta cảm thán về sự chia ly và đoàn tụ, một trong những từ được nhắc đến nhiều nhất, đó chính là “duyên phận”. Vậy “duyên phận” rốt cuộc là gì?
Chuyển sinh theo nhóm, bồi thường ân oán
Trong những năm gần đây, ở phương Tây đang nổi lên “Liệu pháp tiền kiếp thôi miên hồi quy”. Nhà trị liệu sẽ khiến bệnh nhân ở trong trạng thái thôi miên sâu và trải nghiệm lại nỗi đau của kiếp trước, nhằm giải thích nhân quả ở kiếp này. Một trong những hiện tượng phổ biến nhất chính là người thân, bạn bè, thậm chí kẻ thù của họ trong quá khứ thường sẽ xuất hiện trong cuộc sống hiện tại. Tức là các sinh mệnh trong cùng một quần thể sẽ trong luân hồi chuyển kiếp mà đóng các vai diễn thân cận với nhau, để trả hết ân oán.
Trong cuốn sách “Many Lives, Many Masters” (1988) (Tạm dịch: Ám ảnh từ tiền kiếp), Tiến sĩ Brian Weiss, một chuyên gia nổi tiếng về y học tâm lý, đã mô tả sự chuyển sinh theo nhóm của bệnh nhân Catherine trong quá trình điều trị.
Từ những tình tiết xoẹt qua giống như trong phim, Catherine đã nhìn thấy cháu gái của mình ở kiếp này là đứa con của cô cách đây 4,000 năm. Còn trong một kiếp khác, cô đã đầu thai thành một cậu bé, và người giết cô trong cuộc chiến giữa các bộ tộc chính là bạn trai của cô trong kiếp này. Cha của cô ở trong một kiếp khác, hiện tại là một người bạn lớn tuổi của cô; thậm chí Tiến sĩ Weiss cũng từng là thầy của cô trong một tiền kiếp xa xưa.
Catherine nhận thấy rằng một số người sẽ xuất hiện nhiều lần trong kiếp trước và kiếp này của cô, với những vai trò khác nhau, để tiếp tục yêu thương nhau hoặc để trả nợ.
Trong cuốn sách khác của Tiến sĩ Weiss, “Chỉ có tình yêu là thật: Câu chuyện về những người bạn tri kỷ tái hợp” (Only Love Is Real: A Story of Soulmates Reunited), đã ghi lại một trường hợp khác.
Có một người đàn ông và một người phụ nữ chưa từng gặp nhau trước đây, và họ đồng thời đến gặp Tiến sĩ Weiss để điều trị. Hai người họ đã lần lượt nhớ lại cuộc sống chung của họ trong quá khứ ở Jerusalem vào 2,000 năm trước. Lúc đó họ là một người cha và một người con gái, người cha đã bị tra tấn bởi những binh sĩ La Mã và chết trong vòng tay của con gái mình. Mối quan hệ họ hàng của hai người trong kiếp trước đã thúc đẩy họ đoàn tụ trong kiếp này với thân phận khác nhau.
Hai người họ gặp nhau tại phòng khám của Weiss, nhưng vì kỷ luật nghề nghiệp, Weiss không thể nói sự thật cho hai người họ. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị, bàn tay của số phận đã sắp đặt khéo léo – hai người đã “vô tình” lên cùng một chuyến bay, có cơ hội gặp gỡ và yêu thương nhau.
Nhân quả luân hồi trên con đường hôn nhân
Duyên vợ chồng là một mối duyên quan trọng trong cõi phàm trần. Nhiều người có thể nghĩ rằng cuộc gặp gỡ của họ với người bạn đời đơn thuần là ngẫu nhiên. Kỳ thực, thế gian là một sân khấu rộng lớn, tình tiết của vở kịch sớm đã được an bài một cách cẩn thận, và tất cả những cuộc gặp gỡ tưởng chừng như tình cờ đều đã được lên kịch bản một cách xảo diệu.
Tất nhiên, không phải cuộc hôn nhân nào cũng có thể “đồng điệu hài hòa”, xứng đôi vừa lứa. Tình trạng mâu thuẫn giữa yêu và ghét trong hôn nhân đôi khi là một hành trình đau khổ, là một quá trình trả hết nợ nần đã tích lũy trong nhiều kiếp trước.
Trong cuốn sách “Many Mansions” (1950), Tiến sĩ Gina Cerminara đã ghi lại một câu chuyện về phương pháp trị liệu tiền kiếp được thực hiện bởi nhà ngoại cảm Edgar Cayce (1877-1945) như sau:
Có một cô gái xinh đẹp lấy chồng ở tuổi 23, khi đến trị liệu tiền kiếp thì cô đã 40 tuổi, dù vậy gương mặt cô vẫn rất quyến rũ. Chồng cô là một doanh nhân rất thành đạt, nhưng trong 18 năm chung sống, chồng cô hoàn toàn không có khả năng chăn gối.
Đối với một số người, đây là một bi kịch trong cuộc sống, và có thể là lý do cho việc ly hôn trong xã hội hiện đại. Nhưng người phụ nữ này không nhẫn tâm làm như thế, cô vẫn yêu thương chồng mình, không nỡ làm anh đau khổ.
Những năm đầu mới cưới, cô không chịu nổi sự dày vò của dục vọng nên đã ngoại tình. Nhưng thông qua việc học tôn giáo và thiền định, cô đã dần vượt qua được ham muốn của mình. Năm tháng cứ lặng lẽ trôi qua như vậy, cho đến một ngày, một người quen cũ đã đến cầu hôn cô.
Người đàn ông này yêu cô từ khi còn là thiếu niên, nhưng khi anh có đủ khả năng tài chính để lập gia đình thì cô đã kết hôn. Khi cả hai gặp lại nhau, suýt chút nữa đã không làm chủ được bản thân, nhưng cuối cùng cô gái đã lựa chọn cắt đứt tơ tình. Cô không nhẫn tâm rời xa chồng mình, vốn là một người đàn ông tốt. Cô cũng không nhẫn tâm làm tổn thương vợ của chàng trai kia. Cô không muốn làm bất kỳ ai đau khổ.
Khi giải mã được tiền kiếp của mình, cô đã hiểu được nhân duyên của tất cả những điều này. Hóa ra kiếp trước cô và chồng cô là một cặp vợ chồng người Pháp. Chồng cô dưới sự cuồng nhiệt của tôn giáo thời bấy giờ mà đã tham gia vào Thập tự chinh. Nhưng trước khi rời đi, để đảm bảo cho sự trung thành của vợ, anh ta đã ép cô phải đeo khóa trinh tiết. Điều này khiến phần còn lại của cuộc đời cô chìm trong giận dữ, và cô quyết tâm sẽ trả thù anh ta trong tương lai.
Thế là, họ lại trở thành bạn đời của nhau trong kiếp này. Việc người chồng mất tính dục rõ ràng là nghiệp báo của kiếp trước. Đời này cô có đủ năng lực để khiến người chồng không có khả năng tình dục cảm thấy ghen tuông và xấu hổ, một mạch giày vò dẫn tới ly hôn, khiến anh ta phải trả giá cho tội lỗi năm xưa. Nhưng trong kiếp này, cô đã bước vào tu hành và cải thiện tâm tính của bản thân, cô đã loại bỏ những ý nghĩ xấu xa trong lòng, buông bỏ những ám ảnh về sắc dục, và nuôi dưỡng một trái tim nhân hậu. Nhờ đó, một vòng tuần hoàn của ác nghiệp đã được kết thúc.
Hồng trần như mộng, nên bù đắp những thiếu sót bằng thiện tâm
Những trường hợp về liệu pháp tiền kiếp đã chứng thực rằng, con người sẽ đầu thai trong nhiều kiếp, và sau khi linh hồn rời khỏi thể xác, họ sẽ phát hiện mọi thứ trên thế giới này đều giống như một giấc mộng. Trong đau khổ của thế gian, chỉ có buông bỏ oán hận trong lòng, dùng thiện lương để bù đắp cho những thiếu sót, thì tội lỗi ở các kiếp trước mới có thể được bồi thường và thiện giải.
Từ một góc nhìn khác, cả hai đã du hành xuyên thời gian và không gian, trải qua rất nhiều kiếp nạn rồi mới có thể đoàn tụ cùng nhau trong kiếp này. Vậy, tại sao không trân quý duyên phận khó được và rũ sạch mọi oán ân? Đây chẳng phải là mục đích của việc kết phu thê lần nữa trong kiếp này hay sao?
Tài liệu tham khảo:
Minghui.org: [Nghiên cứu phương Tây về luân hồi] Quần thể chuyển sinh và duyên phận
Minghui.org: [Nghiên cứu phương Tây về luân hồi] Câu chuyện hôn nhân