Địa ốc Trung Quốc và nguy cơ tồn vong
Tuần trước (18-24/11), Bắc Kinh đã công bố một loạt các biện pháp cho vay và viện trợ mới để thúc đẩy ngành địa ốc, dựa trên công việc giải cứu chính quyền địa phương của họ. Với tình trạng dư cung rất lớn và tình trạng tài chính bấp bênh của các nhà phát triển, tại sao Bắc Kinh lại thúc đẩy lĩnh vực địa ốc là điều có thể khiến nhiều người khó hiểu. Để hiểu được chính sách địa ốc của Bắc Kinh, chúng ta phải hiểu đâu là những điều Bắc Kinh xem là rủi ro.
Các nhà kinh tế nhìn nhận rủi ro là một biến có phân phối rời rạc (discrete). Rủi ro của việc chủ nhà không trả được khoản vay mua nhà có thể được ước tính một cách chính xác, và giá trị rủi ro là có thể biết trước. Đây là một tập hợp rủi ro rời rạc đối với một tổ chức mà các nhà kinh tế cảm thấy dễ ước tính. Các ngân hàng và các nhà đầu tư nắm nhiều dữ liệu về các chủ nhà và biết chắc chắn mức độ thiệt hại dự kiến từ việc tịch thu tài sản thế chấp nếu chủ nhà mất việc và không thể trả nợ khoản vay.
Các nhà kinh tế gặp khó khăn với những rủi ro không thể xác định được hoặc không thể biết trước được. Các ngân hàng có thể ước tính với độ chính xác tương đối về xác suất các chủ nhà mất việc, nhưng họ gặp khó khăn trong việc ước tính xác suất của những tin xấu có thể gây ra tình trạng rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng. Các nhà quản lý gặp khó khăn trong việc định lượng tác động của rủi ro đạo đức từ việc cứu trợ các ngân hàng, khiến cho các ngân hàng này đi thực hiện các khoản cho vay rủi ro hơn rồi lại mong đợi một gói cứu trợ của chính quyền trong tương lai.
Trung Quốc phải đối mặt với nỗi lo kinh tế mang tính tồn vong nhưng cũng là loại lo lắng mà các chính phủ phương Tây hiện đang phải đối diện. Tất cả các chính phủ đều phải đối diện với áp lực từ người dân trong việc mang lại lợi ích kinh tế, nhưng các chính phủ dân chủ còn phải đối diện với việc công dân đưa ra đánh giá về hiệu quả hoạt động của họ vài năm một lần. Việc không bị quy trách nhiệm như trong các nền dân chủ đặt ra một rủi ro khác cho nhà cầm quyền Trung Quốc.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xây dựng uy tín của mình ở trong nước nhờ mang lại kết quả. ĐCSTQ đã khuyến khích việc bán đất để tài trợ cho chính quyền địa phương và tăng GDP bằng sự đô thị hóa nhanh chóng và xây dựng cơ sở hạ tầng được tài trợ bằng những khoản nợ rất lớn. Rủi ro các nhà phát triển không thể giao căn hộ, ngân hàng sụp đổ, hoặc chính quyền địa phương không thể cung cấp dịch vụ công do nợ quá mức không chỉ đơn giản là một rủi ro bầu cử mà còn là rủi ro tồn vong đối với quyền lực của ĐCSTQ.
Trong nhiều năm, giới chức Trung Quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc hạn chế tăng trưởng nợ và giám sát tốt hơn đối với rủi ro nợ của các nhà phát triển địa ốc và các chính quyền địa phương. Tuy nhiên, trong nhiều năm, các khoản nợ của các bên đi vay này đã tăng lên chóng mặt. Giới lãnh đạo ĐCSTQ đã tin rằng nguy cơ tăng trưởng chậm hơn và tăng trưởng nợ hạn chế đã tạo ra rủi ro tồn vong cao hơn đối với quyền lực của họ so với rủi ro dường như thoảng qua hơn do nợ không được kiềm chế.
ĐCSTQ không xem nợ là rủi ro; họ xem việc không có quyền lực mới là rủi ro lớn nhất. Bất kỳ mức nợ nào thì đều có thể là xoay chuyển được chừng nào ĐCSTQ vẫn nắm quyền. Đó là cách đánh giá rủi ro của Bắc Kinh.
Quan điểm về rủi ro này sẽ định hình toàn bộ đánh giá của chúng ta khi lý giải chính sách kinh tế Trung Quốc.
Bắc Kinh đã công bố một loạt biện pháp trợ giúp lĩnh vực địa ốc, bao gồm “danh sách trắng” các nhà phát triển dự kiến nhận được tài trợ, bảo lãnh mua đất từ chính quyền địa phương, và giảm bớt hạn chế cho người tiêu dùng vay mua nhà. Cùng với sự trợ giúp tuyên truyền của chính quyền cho lĩnh vực này, thông điệp đã rất rõ ràng.
Về mặt logic, có rất ít lý do để tiếp tục trợ giúp tài chính cho lĩnh vực đang gặp khó khăn này. Trên thực tế lĩnh vực phát triển địa ốc đã đang bị phá sản khi mà sự chênh lệch giữa tài sản và nợ là lớn, dân số ngày càng thu hẹp, và tình trạng dư cung nhà ở quá lớn đang gây khó khăn cho ngành này. Đầu tư nhiều tiền hơn vào một lĩnh vực tràn ngập tiền trong nhiều năm sẽ chẳng giải quyết được gì ngoài việc trì hoãn quá trình tái cấu trúc tất yếu.
Vậy tại sao các cơ quan quản lý và ngân hàng Bắc Kinh lại xếp hàng để công bố sự trợ giúp của họ?
Rủi ro mà ĐCSTQ nhận thấy không phải là rủi ro tài chính mà là rủi ro tồn vong khi người dân ngày càng trở nên bất mãn với sự quản lý của ĐCSTQ hoặc việc dẫn đến những tổn thất kinh tế không thể chịu đựng được. Điều này dẫn đến việc không ngừng né tránh những tổn thất kinh tế và việc tái cấu trúc mà cuối cùng là từ các gói cứu trợ liên tục. ĐCSTQ sợ mất quyền lực hơn là sợ số nợ tăng theo cấp số nhân.
Trong năm 2023 này, ĐCSTQ có thể có một quan điểm chính sách. Với khoản lỗ hàng ngàn tỷ nhân dân tệ (RMB) của các nhà phát triển địa ốc, chính quyền sau đó không thể trả nợ cho ngân hàng hoặc mua đất mới từ các chính quyền địa phương vốn vừa mới tự giải cứu, để mà cho phép bất kỳ rủi ro thiệt hại đáng kể nào gây ra một sự kiện tài chính lớn, đặt toàn bộ nền kinh tế vào rủi ro. Sẽ tốt hơn nếu quý vị đầu tư số tiền mà quý vị không bao giờ mong đợi thu lại được và kéo dài thời gian hơn là đối diện với thực tế.
Tình cảnh này bộc lộ thực tế chính sách kinh tế của ĐCSTQ: không có chiến lược nào khác ngoài việc câu giờ. Không có sự lựa chọn nào mà không gây đau đớn ghê gớm. Trong nhiều năm, ĐCSTQ đã tự quảng bá bản thân là một nhà hoạch định chính sách khéo léo, tập trung vào dài hạn trong khi trên thực tế, ĐCSTQ tập trung vào các mục tiêu hàng năm để rồi gây bất lợi cho tất cả những mục tiêu khác, tích lũy nợ ở mức chóng mặt. Giờ đây, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tích lũy thêm nợ để trả những khoản đầu tư sẽ không bao giờ thu hồi được để tránh phải đưa ra những lựa chọn khó khăn.
ĐCSTQ đã thông qua một đạo luật trao cho họ quyền thống trị duy nhất ở Trung Quốc đối với việc quyết định lối vào thế giới bên kia của các tín đồ thuộc mọi tín ngưỡng. Nếu ĐCSTQ tin rằng họ kiểm soát được thế giới bên kia, thì chắc chắn họ tin rằng họ có thể quản lý được tình trạng căng thẳng về nợ nần miễn là họ vẫn nắm quyền.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times