Đại sứ Trung Quốc tại Pháp phủ nhận chủ quyền của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, khiến các nhà lãnh đạo Âu Châu tức giận
Hôm thứ Sáu (21/04), đại sứ của chính quyền cộng sản Trung Quốc tại Pháp đã công khai tuyên bố rằng Crimea “ngay từ đầu đã thuộc về Nga,” và rằng các nước cộng hòa hậu Xô Viết “không có tư cách thực sự” trong luật pháp quốc tế, khiến các nhà lãnh đạo Âu Châu tức giận.
Ông Lư Sa Dã (Lu Shaye), nhà ngoại giao “chiến lang” thường đưa ra những nhận xét táo bạo và gây tranh cãi của chính quyền Trung Quốc, đã được truyền thông Pháp phỏng vấn hôm 21/04. Khi được hỏi về quan điểm của ông đối với việc Crimea có phải là một phần của Ukraine hay không, ông Lư trả lời rằng: “Điều đó còn tùy vào cách quý vị nhận thức vấn đề này.”
Khi bị ký giả Darius Rochebin hỏi dồn, ông Lư nói: “Không đơn giản như vậy đâu,” và tuyên bố rằng Crimea “ngay từ đầu đã thuộc về Nga.”
Ngoài ra, ông Lư phủ nhận chủ quyền của các quốc gia hậu Xô Viết.
“Trong luật pháp quốc tế, ngay cả những quốc gia thuộc Liên Xô cũ này cũng không có tư cách, tư cách thực sự, trong luật pháp quốc tế, bởi vì không có thỏa thuận quốc tế nào hiện thực hóa tư cách là một quốc gia có chủ quyền của họ,” ông Lư nói.
Kể từ khi đế chế cộng sản của Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các nước cộng hòa cũ của khối này như Ukraine, Estonia, Latvia, và Lithuania đã trở thành các quốc gia độc lập có chủ quyền. Ba quốc gia vùng Baltic này hiện là thành viên của NATO và Liên minh Âu Châu.
Những nhận xét của Lư đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo Âu Châu.
Hôm 22/04, đại sứ Ukraine tại Pháp Vadym Omelchenko đã đáp lại trên Twitter rằng “không có chỗ cho sự mơ hồ, Crimea là của Ukraine.”
Soit il y a des problèmes évidents avec la géographie. — Vadym Omelchenko (@OmelchenkoVadym) April 22, 2023
Soit de telles déclarations sont en désaccord avec la position de la capitale🇨🇳« sur les efforts en faveur du retour de la paix en Ukraine sur la base du droit international et des buts et principes de la Charte de l’ONU». https://t.co/CnnxXxTT7Y
Ông cũng đưa ra những điểm tương đồng giữa các vấn đề lãnh thổ của chính Trung Quốc mà nước này có với Nga, “Câu hỏi kiểm tra ‘Ai sở hữu Crimea?’ luôn nói lên nhiều điều như thường lệ. Lần tới, sẽ rất tốt nếu mở rộng sang câu hỏi ‘Ai sở hữu Vladivostok?’” ông Omelchenko đề ra thách thức trong bài đăng.
Vladivostok, được Trung Quốc gọi là Vĩnh Minh Thành (Yongmingcheng), từng là lãnh thổ của Trung Quốc và trên các bản đồ chính thức của Trung Quốc từ thế kỷ 13. Sau đó, thành phố cảng này được gọi là Hải Sâm Uy (Hǎishēnwǎi) cho đến ngày nay cùng với tên gọi theo hoàng gia Nga là Vladivostok.
Thành phố này và vùng đất xung quanh là quê hương của tộc người Mãn Châu cầm quyền của Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh. Tuy nhiên, nó đã bị đế quốc Sa hoàng Nga sáp nhập vào năm 1860 sau khi Trung Quốc bị Anh và Pháp đánh bại trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ Hai.
Năm 2001, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã ký một hiệp ước với Tổng thống Nga Vladamir Putin tên là “Hiệp ước Láng giềng thân thiện và Hợp tác hữu nghị Trung-Nga.”
Trong hiệp ước này, ông Giang chính thức thừa nhận các lãnh thổ Trung Quốc bị Nga sáp nhập từ thời đế quốc là của Nga, trao vĩnh viễn ít nhất 1.5 triệu km2 lãnh thổ thuộc về Trung Quốc cho Nga, bao gồm cả Vô Lượng Hải (Wulianghai), Đảo Sakhalindivok, và Vladivostok (Hải Sâm Uy) — tương đương với hàng chục Đài Loan.
Trong những năm gần đây, bên trong Trung Quốc đã và đang xuất hiện những tiếng nói phản đối lập trường chính thức của ĐCSTQ về các vùng lãnh thổ được nhượng lại cho Nga.
Ông Omelchenko nhấn mạnh ở cuối bài đăng của mình, “Đế chế Xô Viết không còn tồn tại nữa. Lịch sử đang tiến về phía trước.”
Các quốc gia vùng Baltic đáp lại
Ông Antoine Bondaz, một chuyên gia về Trung Quốc tại Tổ chức nghiên cứu Nền tảng Chiến lược (Foundation for Strategic) có trụ sở ở Paris, đã chỉ ra trong một bài đăng trên Twitter rằng nhận xét của ông Lư “phủ nhận chính sự tồn tại của các quốc gia như Ukraine, Lithuania, Estonia, Kazakhstan, v.v.”
China's ambassador to France unabashedly asserts that the former Soviet republics have « no effective status in international law » as « sovereign states » 🤯
He denies the very existence of countries like Ukraine, Lithuania, Estonia, Kazakhstan, etc. 😳
WTF?! https://t.co/SdysHEaSRD
— Antoine Bondaz (@AntoineBondaz) April 21, 2023
Estonia, Latvia, và Lithuania đã chỉ trích những nhận xét của ông Lư và yêu cầu câu trả lời từ phía Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkēvičs viết trên Twitter: “Nhận xét của Đại sứ Trung Quốc tại Pháp liên quan đến luật pháp quốc tế và chủ quyền của các quốc gia là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng tôi mong đợi lời giải thích từ phía Trung Quốc và việc rút lại hoàn toàn tuyên bố này.”
Remarks by the Chinese Ambassador in France concerning international law and sovereignty of nations are completely unacceptable. We expect explanation from the Chinese side and complete retraction of this statement https://t.co/S937uXJGWJ
— Edgars Rinkēvičs (@edgarsrinkevics) April 22, 2023
Ngoại trưởng Lithuania Gabrielius Landsbergis đáp lại trên Twitter, “Nếu có bất cứ ai vẫn còn đang thắc mắc tại sao các Quốc gia Baltic không tin tưởng Trung Quốc ‘làm trung gian hòa bình ở Ukraine,’ thì đây là một đại sứ Trung Quốc lập luận rằng Crimea là của Nga và biên giới của các nước chúng tôi không có cơ sở pháp lý.”
Ông Margus Tsahkna, Ngoại trưởng Estonia, nói với hãng truyền thông địa phương Delfi rằng “thật đáng buồn khi một đại diện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lại có những quan điểm như vậy. Lập trường như vậy là không thể hiểu nổi.”
Hôm 23/04, Pháp quốc đáp lại bằng cách tuyên bố “hoàn toàn đoàn kết” với tất cả các quốc gia đồng minh bị ảnh hưởng bởi nhận xét của ông Lư, những quốc gia đã giành được độc lập “sau nhiều thập niên bị áp bức.”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp cho biết: “Đặc biệt là Ukraine, họ được toàn bộ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc, vào năm 1991 trên bình diện quốc tế công nhận trong phạm vi biên giới có bao gồm cả Crimea.”
Hôm Chủ Nhật (23/04), gần 80 nhà lập pháp EU, cùng Liên minh Liên Nghị viện về Trung Quốc (IPAC), đã gửi một bức thư tới Bộ trưởng Âu Châu và Ngoại giao của Pháp Catherine Colonna yêu cầu tuyên bố đại sứ Trung Quốc là nhân vật không được hoan nghênh vì những nhận xét của ông ấy.
“Đại sứ Lư Sa Dã đã khẳng định công khai rằng các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ không có tư cách thực sự trong luật pháp quốc tế, lập luận cụ thể rằng ‘không có thỏa thuận quốc tế nào để hiện thực hóa tư cách của họ.’ Những bình luận như vậy vượt rất xa ranh giới của các hoạt động ngoại giao có thể chấp nhận được. Đây là hoạt động chiến lang ở mức tồi tệ nhất và không thể không được đáp lại,” bức thư đăng trên tờ Le Monde ghi. “Chúng tôi kêu gọi bà ngay lập tức tuyên bố Đại sứ Lư Sa Dã là nhân vật không được hoan nghênh như một phản ứng đối với thái độ hoàn toàn không thể chấp nhận được của ông ấy.”
“Chúng tôi hy vọng bà sẽ thực hiện các bước này để nhấn mạnh cam kết của Pháp đối với các giá trị trung tâm gắn kết chúng ta không chỉ ở châu Âu mà còn với các đối tác cùng chí hướng ở những nơi khác,” bức thư nói thêm.
Sự pha trộn giữa Liên Xô và Sa hoàng Nga
ĐCSTQ ở Trung Quốc từ lâu đã nhận được sự hậu thuẫn từ Liên Xô. Sau khi đế chế cộng sản này sụp đổ, ĐCSTQ vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với ông Putin, cựu cảnh sát mật Liên Xô (điệp viên KGB) đã trở thành người cai trị nước Nga.
Cả Bắc Kinh và nước Nga của ông Putin đều có chung tầm nhìn chống lại phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo. Mối quan hệ đối tác “không giới hạn” của họ đã được các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đồng thuận hồi tháng 02/2022. ĐCSTQ đã ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine.
Ông Cao Ngọc Sinh (Gao Yusheng), cựu đại sứ Trung Quốc tại Ukraine, gần đây đã chỉ ra tại một diễn đàn rằng chính sách ngoại giao của ông Putin là “sự pha trộn giữa Liên Xô cũ và Đế chế Sa hoàng.”
Trong sự nghiệp ngoại giao hơn 30 năm của mình, ông Cao đã có thời làm việc ở Liên Xô cũ và các quốc gia từng là thành viên của Liên Xô.
Bản tin có sự đóng góp của Reuters
Cẩm An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times