Đài Loan: Hơn 5,000 người tham gia sự kiện xếp chữ truyền tải thông điệp về hy vọng và kiên định
ĐÀI BẮC — Quảng trường Tự do, địa điểm du lịch mang tính biểu tượng của Đài Loan, đã tràn ngập trong một đại dương đầy màu sắc hôm 12/11, khi hơn 5,000 người dân địa phương quy tụ cùng nhau để gửi đi một thông điệp tới Trung Quốc cộng sản.
Thông điệp của họ đơn giản và minh bạch, đó là: mặc dù chính quyền cộng sản vẫn đang tiếp tục bức hại tàn bạo Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục, nhưng ngay bên kia Eo biển Đài Loan cũng như trên toàn thế giới, hàng triệu triệu người vẫn đang tự do thực hành môn tu luyện tinh thần này, và vẫn kiên định trên bước đường ấy suốt mấy chục năm nay.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện cổ xưa của Trung Hoa bao gồm các bài giảng đạo đức dựa trên các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn, cùng với bộ công pháp tĩnh tại để luyện hàng ngày. Kể từ khi được hồng truyền ở Trung Quốc vào năm 1992, pháp môn này đã trở nên phổ biến, và đến cuối thập niên đó, ước tính riêng ở Trung Quốc có khoảng 70 triệu đến 100 triệu học viên theo học.
Thế nhưng nhà cầm quyền cộng sản lại xem sự phổ biến như vậy là một mối đe dọa đối với quyền cai trị của họ, kết quả là vào năm 1999, họ đã phát động một chiến dịch đàn áp rộng khắp đối với bộ phận các học viên Pháp Luân Công. Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, kể từ đó, hàng triệu học viên đã bị giam giữ, và vô số học viên đã mất đi sinh mạng vì bị tra tấn hoặc thu hoạch nội tạng cưỡng bức.
Hôm thứ Bảy (12/11), tại thủ đô của hòn đảo dân chủ Đài Loan, các học viên Pháp Luân Công địa phương trong những bộ trang phục rực rỡ đủ màu sắc như vàng, xanh, đỏ, đen, và trắng, đã ngồi yên lặng trên quảng trường sau khi họ được sắp xếp theo trật tự để tạo thành hình biểu tượng của môn tu luyện này, được gọi là đồ hình Pháp Luân (hay Bánh xe Pháp), nhưng ở một phiên bản to lớn phi thường. Bên dưới đồ hình này là dòng chữ gồm 9 Hán tự phồn thể khổng lồ được mọi người xếp thành. Hoạt động này được tổ chức nhằm kỷ niệm 30 năm môn tu luyện tinh thần này được hồng truyền ở Trung Quốc.
Ông Tiêu Tùng Sơn (Hsiao Sung-shan), giáo sư kỹ thuật tại trường Đại học Quốc lập Hải dương Đài Loan và là Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan, cho biết trong một tuyên bố rằng việc lựa chọn xếp hình biểu tượng này có mục đích cụ thể là “truyền tải năng lượng tích cực hòa bình, tươi sáng, và thiêng liêng” đến xã hội.
Ông Tiêu nói: “Biểu tượng này rất thiêng liêng trong tâm khảm của các học viên Pháp Luân Đại Pháp,” đồng thời cho biết thêm rằng việc thực hành các bài công pháp đã mang lại niềm hy vọng cho vô số học viên.
Ông bày tỏ hy vọng rằng những người chứng kiến buổi xếp chữ — dù là tận mắt chứng kiến tại Quảng trường Tự do hay qua hình ảnh trên mạng — sẽ muốn xuất tâm tìm hiểu thêm về môn tu luyện này. Theo ông Tiêu, hơn 100 triệu người ở 114 quốc gia và khu vực đã bước vào thực hành môn tu luyện này.
Ông Tiêu đưa ra thông tin rằng các học viên ở Trung Quốc chính là những người đầu tiên tổ chức hoạt động xếp chữ như vậy, vốn được khai thủy vào năm 1996, trước khi chính quyền Trung Quốc tiến hành bức hại môn tu luyện. Ông nói thêm rằng truyền thống đó hiện vẫn đang được bảo lưu và tiếp nối ở Đài Loan, và kể từ năm 2000 cho đến nay, năm nào các học viên Đài Loan cũng tổ chức hoạt động xếp chữ như vậy.
Ông Tiêu nói: “Tôi hy vọng rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể sớm chấm dứt cuộc bức hại, để Trung Quốc có thể giống như các nước khác trên thế giới, nơi mọi người có thể tập luyện Pháp Luân Công một cách tự do.”
Hoạt động xếp chữ
Để có thể tạo nên một bức hình thù thắng như vậy, các học viên ở Đài Bắc đã dành ra ba ngày chuẩn bị tại Quảng trường Tự do. Họ dán thủ công hàng ngàn tấm thảm bằng giấy mỏng có màu sắc khác nhau xuống nền gạch — những tấm thảm này phục vụ mục đích đánh dấu vị trí của mọi người, cũng như cố định khung hình để tiện cho việc xếp chữ — theo một mẫu hình được thiết kế sẵn.
Hôm thứ Bảy (12/11), các học viên có mặt tại quảng trường này, đứng xếp hàng theo từng nhóm được phân loại dựa trên màu sắc trang phục mà họ mặc, sau đó lần lượt di chuyển đến những vị trí được đánh dấu và ngồi xuống những tấm thảm có màu tương ứng với trang phục của mình.
5,000 #FalunGong practitioners gathered in #Taipei on Sat. to form giant images of an emblem and traditional Chinese characters including #FalunDafa
They were separated into groups based on the color of their clothes. Their message: #Taiwan has freedoms not available in #China pic.twitter.com/27pMbRJxdk
— Frank Fang (@HwaiDer) November 12, 2022
Kiến trúc sư đã về hưu Ngô Thanh Tường là người đã tạo ra bản thiết kế cho buổi xếp chữ này. Ông nói với The Epoch Times rằng trên thế giới cũng có những sự kiện xếp chữ khác, chẳng hạn như mọi người cùng tập hợp lại để [kêu gọi] cứu lấy đại dương hoặc bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, theo ông Ngô, những sự kiện đó ở quy mô nhỏ hơn so với sự kiện xếp chữ thường niên này của Đài Loan.
Bà Hoàng Xuân Mai (Huang Chun-mei), người tổ chức hoạt động này và cũng là phó chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan, cũng đã chia sẻ với The Epoch Times. Bà cho biết sự kiện thường niên này đã được rất nhiều người Đài Loan đón nhận. Để minh chứng cho điều này, bà đã dẫn chứng về trường hợp của một vị giáo sư, là thầy giáo của con gái bà, người đã theo dõi sự kiện xếp chữ hàng năm cũng như các hoạt động khác của Pháp Luân Công tại địa phương trong nhiều năm nay.
Đối với những người chưa biết đến Pháp Luân Công hoặc không lý giải được tại sao rất nhiều học viên vẫn kiên định tu luyện ở Trung Quốc bất chấp cuộc bức hại, ông Ngô khuyến khích mọi người hãy đọc “Chuyển Pháp Luân”, cuốn kinh sách chính của Pháp Luân Công, và cho biết cuốn sách này đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Anh.
#FalunGong practitioners line up and walk to their spots to form giant images at Liberty Square in Taipei on Nov. 12
It was awesome seeing so many people taking part in this annual event in #Taiwan pic.twitter.com/q97eDdz1JL
— Frank Fang (@HwaiDer) November 12, 2022
Đề cao tâm tính
Quảng trường Tự do là một địa điểm nghỉ ngơi cuối tuần nổi tiếng ở Đài Loan, một số người đến đó đơn giản chỉ để ngắm cảnh, cũng có những người vào đó để đi dạo hoặc gặp gỡ gia đình, bằng hữu.
Trong lúc sự kiện xếp chữ này đang diễn ra, có rất nhiều người đi lại gần đó và theo dõi sự kiện. Một số người lấy điện thoại ra để chụp ảnh. Trong số những người tận mắt theo dõi sự kiện này có một giáo viên trung học địa phương họ Trần.
Cô Trần nói với The Epoch Times, đưa ra lời nhận xét về các học viên Pháp Luân Công tham gia vào sự kiện ngày hôm đó, “Tôi cảm thấy khá xúc động. Toàn bộ những con người này đã chọn tu luyện [Pháp Luân Công]. Và tất cả họ đều có thể ngồi ở đó trong một thời gian dài, và dù thời tiết có nóng bức cũng không diễn ra tình trạng mất trật tự.”
Cô Trần nói thêm rằng cô được biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Trung Quốc khi cô đặt mua ấn bản tiếng Đài Loan của The Epoch Times Hoa ngữ, vốn đưa tin về những gì hiện đang diễn ra.
Cô nói rằng thế giới này sẽ trở thành nơi tốt đẹp hơn nếu ngày càng có nhiều người giống như các học viên Pháp Luân Công. Về phần mình, cô cho biết cô đang trong quá trình tìm hiểu thêm về môn tu luyện tâm linh này.
Sau khi hoạt động xếp chữ hoàn tất, các học viên cùng nhau luyện các bài công pháp và sau đó rời khỏi quảng trường.
The Epoch Times đã phỏng vấn hai người tham gia buổi xếp chữ này. Họ đã giải thích lý do tại sao họ luôn kiên định trên con đường tu luyện.
Ông Hoàng Tiến Đạt (Huang Jeen-dar), 56 tuổi, hiện là phó giám đốc của một công ty thiết kế vi mạch. Ông cho biết ông bước vào tu luyện Pháp Luân Công vào khoảng cuối năm 2004, sau khi đọc “Chín Bài bình luận về Đảng Cộng sản” (còn gọi là Cửu Bình), cuốn sách vạch trần bản chất và lịch sử của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times đã phát hành những bài viết này trong một loạt bài xã luận bắt đầu từ năm 2004.
Ông chia sẻ rằng ông đã hiểu được ý nghĩa nhân sinh. Đời người không phải là kiếm được thật nhiều tiền và được người đời công nhận chỉ bằng các thành tựu cá nhân. Mà thay vào đó, ông nói cuộc sống này chính là quá trình không ngừng đề cao tâm tính của mỗi người.
Chủ nhà hàng Lâm Cách Chí (Lin Ge-zhi), 53 tuổi, là một học viên từ năm 2008. Sau nhiều năm hành xử chiểu theo ba nguyên lý của môn tu luyện này, ông cho biết ông đã trở thành một người tốt hơn.
Ông kể lại rằng ông từng mắc chứng viêm mũi dị ứng và thường hay bị cúm mùa, nhưng kể từ khi ông bắt đầu tu luyện tâm tính của mình thì những vấn đề về thể chất đó đã biến mất từ lúc nào không hay.
Thanh Nhã biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times