Cuộc khủng hoảng mức trần nợ có lẽ không phải vậy
Các hãng truyền thông lớn đầy rẫy những thông tin sai lệch về mức trần nợ và lãi suất tăng vọt. Tuy nhiên, một cái nhìn lại lịch sử cho thấy vấn đề mức trần nợ này không chỉ không phải là một khủng hoảng mà việc lãi suất tăng trong thời gian vừa qua lại có thể là một cơ hội để mua trái phiếu.
Chúng ta hãy bắt đầu với các chiến thuật hù dọa của giới truyền thông về mức trần nợ này:
- Nếu Quốc hội không tăng mức trần nợ, thì Bộ Ngân khố sẽ hết tiền.
- Hoa Kỳ sẽ vỡ nợ.
- Thị trường và nền kinh tế sẽ sụp đổ.
Mặc dù những tuyên bố này có một sự thật ở đằng sau, nhưng phần nhiều là sai sự thật. Tuy nhiên, đối với giới truyền thông, thì không bao giờ được phép lãng phí một cuộc khủng hoảng được biên tạo. Một cách hóm hỉnh:
Việc làm, phúc lợi và an ninh tài chính của hàng triệu người Mỹ có thể bắt đầu biến mất sau chưa đầy một tháng nữa khi Hạ viện do Đảng Cộng Hòa [dẫn đầu] tận dụng một cuộc tranh đấu về nợ để cố gắng buộc Tổng thống Joe Biden phải cắt giảm chi tiêu lớn.
Hôm thứ Hai (01/05), Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen đã đưa ra một cảnh báo rõ ràng rằng chính phủ Hoa Kỳ có thể hết tiền để thanh toán các nghĩa vụ của mình ngay sau ngày 01/06 trừ phi Quốc hội tăng quyền vay nợ. Không làm như vậy có thể gây ra một thảm họa tài chính trong nước và quốc tế.
Hoặc cảnh báo này từ The Washington Post:
“Không còn nhiều thời gian để Quốc hội nâng mức trần nợ và ngăn quốc gia vỡ nợ, một tình huống có thể gây bất ổn thị trường toàn cầu và tàn phá nền kinh tế.”
“Nếu không đạt được thỏa thuận, thì Quốc hội không hành động, và Tòa Bạch Ốc không đơn phương làm điều gì đó, thì có khả năng chính phủ sẽ không có đủ tiền để thanh toán tất cả các hóa đơn của mình. Chính phủ sẽ ‘vỡ nợ’ đối với một số nghĩa vụ thanh toán của mình. Không có tiền lệ cho việc chính phủ không thực hiện các khoản thanh toán như thế này.”
Mặc dù một tuyên bố đáng chú ý sẽ nhận được “những cú nhấp chuột,” thì kể cả khi xem xét sơ qua về lịch sử cũng cho thấy sự cường điệu này rất thiếu thực tế.
Dù sao thì mức trần nợ là gì?
Chúng ta hãy bắt đầu với một lời giải thích về mức trần nợ. Theo Ủy ban Trách nhiệm về Ngân sách Liên bang, một tổ chức chính sách công bất vụ lợi:
“Mức trần nợ là mức hạn hợp pháp đối với tổng số nợ liên bang mà chính phủ có thể dồn tích lại. Giới hạn này áp dụng cho hầu hết toàn bộ các khoản nợ của liên bang, bao gồm khoản nợ khoảng 22.3 ngàn tỷ USD do công chúng nắm giữ và khoảng 6.2 ngàn tỷ USD mà chính phủ nợ chính họ do vay từ các tài khoản khác nhau của chính phủ, như quỹ tín thác An sinh Xã hội và Medicare.
“Theo đó, khoản nợ này tiếp tục tăng lên do cả thâm hụt ngân sách thường niên được tài trợ bằng cách vay từ công chúng và từ các khoản thặng dư của quỹ tín thác, là những khoản được đầu tư vào công khố phiếu với lời hứa sẽ được hoàn trả sau đó cùng với lãi suất.”
Mục đích của việc thiết lập một mức trần nợ là đặt một hạn mức tín dụng cho chính phủ liên bang. Trong một chính phủ có trách nhiệm, khi mức trần nợ này đến gần, thì các thành viên của Quốc hội nên bắt đầu thảo luận về việc cắt giảm ngân sách, cắt giảm chi tiêu, hoặc tăng doanh thu. Mục tiêu, về lý, là giữ cho đất nước ở một vị thế thặng dư theo thời gian.
Năm 1980, toàn bộ đã thay đổi, bảy nhiệm kỳ chính phủ và bốn thập niên sau đó, nợ chính phủ đã tăng cao, thâm hụt đã bùng nổ, và mức trần nợ đã tăng 78 lần — 49 lần dưới thời [chính phủ] Đảng Cộng Hòa và 29 lần dưới thời Đảng Dân Chủ.
Hoa Kỳ đã từng vỡ nợ bao giờ chưa?
Rồi. Như The Financial Review đã đưa tin
“Vào ngày 26/04/1979, các nhà đầu tư vào tín phiếu ngân khố đáo hạn được thông báo rằng bộ Ngân khố Hoa Kỳ không thể thực hiện thanh toán chứng khoán đáo hạn cho các nhà đầu tư cá nhân. Bộ Ngân khố cũng đã chậm trễ trong việc mua lại tín phiếu ngân khố đáo hạn vào ngày 03/05 và ngày 10/05/1979. Bộ Ngân khố đã đổ lỗi cho sự chậm trễ này là do Quốc hội đã không hành động kịp thời về luật mức trần nợ trong tháng Tư. Ngoài ra, một lỗi không lường trước được của thiết bị xử lý văn bản được sử dụng để chuẩn bị lịch trình kiểm tra cũng đã góp phần gây ra sự chậm trễ này.”
Bởi vì việc gieo rắc nỗi sợ hãi thu hút được độc giả, nên các hãng truyền thông lớn đã bỏ sót rằng có hai loại vỡ nợ. Loại thứ nhất là một vụ vỡ nợ thực tế, trong đó người đi vay không thể trả lại tiền gốc cho các chủ nợ của mình.
Loại thứ hai là một “ vụ vỡ nợ kỹ thuật.” Vào năm 1979, như đã lưu ý, Bộ Ngân khố đã cố thủ trong một “cuộc tranh luận về mức trần nợ” và không thể thanh toán lãi vay. Những bên cho vay không mấy lo lắng về sự an toàn hoặc an ninh vốn của họ. Họ biết rằng khi Hoa Kỳ giải quyết được “các vấn đề kỹ thuật” này, chính phủ sẽ thực hiện các khoản thanh toán của mình.
Loại thứ hai là loại “khủng hoảng” mà các nhà đầu tư trái phiếu hiện đang phải đối mặt.
Tuy nhiên, có thể có một sự chậm trễ trong ngắn hạn trong việc thanh toán tiền lãi không? Là tuyệt đối có thể.
[Vậy] có bất kỳ rủi ro của một vụ vỡ nợ nào trong việc thanh toán tiền lãi hoặc tiền gốc đối với công khố phiếu hiện hữu không? Tuyệt đối không có.
Lãi suất công khố phiếu 10 năm đã tăng đột biến ngay sau những lo ngại ban đầu về sự vỡ nợ này. Tuy nhiên, khi các trái chủ đã nhận ra rằng không còn mối đe dọa nào nữa, thì họ đã bắt đầu mua trái phiếu theo một mức giá chiết khấu so với giá trị trước đó. Trong vài tháng tiếp theo, lãi suất đã giảm khi thị trường trái phiếu tỉnh táo trở lại. (Tuy nhiên, vào cuối năm đó, lãi suất sẽ tăng trở lại do những lo ngại chính đáng về cuộc khủng hoảng dầu mỏ.)
Khủng hoảng mức trần nợ không phải là khủng hoảng
Quốc hội sẽ dỡ bỏ mức trần nợ này. Theo ghi nhận của Bộ Ngân khố:
“Quốc hội luôn hành động khi được kêu gọi tăng mức hạn nợ này. Kể từ năm 1960, Quốc hội đã hành động 78 lần riêng biệt để tăng vĩnh viễn, gia hạn tạm thời, hoặc sửa đổi định nghĩa về mức hạn nợ này — 49 lần dưới thời các tổng thống Đảng Cộng Hòa và 29 lần dưới thời các tổng thống Đảng Dân Chủ. Các nhà lãnh đạo Quốc hội ở cả hai đảng đã nhận ra rằng điều này là cần thiết.”
Như mọi lần trước đây, Quốc hội sẽ lại dỡ bỏ mức trần nợ này. Tuy nhiên, chúng ta được bảo đảm rằng sẽ có rất nhiều kịch tính trong quá trình này, với việc cả hai đảng của chính phủ đều đổ lỗi cho nhau. Lý do đơn giản là bất kể sự khác biệt về quan điểm và nghị trình chính trị, cả hai đảng đều muốn tiếp tục chi tiền. Đây là lý do tại sao chi tiêu quá mức và sự gia tăng thâm hụt tiếp tục diễn ra. Hậu quả của việc gia tăng các khoản nợ và thâm hụt thể hiện rõ qua tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút trong hơn 40 năm qua.
Kể từ năm 2009, cuộc chiến về mức trần nợ gần như đã trở thành một sự kiện thường niên giữa các nhà hoạch định chính sách. Nổi bật nhất là cuộc chiến vào năm 2011, đã dẫn đến việc cắt giảm tổng cộng 1 ngàn tỷ USD chi tiêu. Vào thời điểm đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang đương thời, ông Ben Bernanke, đã khởi động đợt nới lỏng định lượng thứ ba để bù đắp cho những gì được cho là “vách đá tài khóa” (fiscal cliff) vào năm 2013. Nguyên nhân là do việc cắt giảm chi tiêu được áp đặt một cách tự động.
Như đã trình bày, lãi suất tăng đột biến trong “cuộc khủng hoảng” mức trần nợ khi lo ngại về vỡ nợ đã gia tăng. Sau đó, lãi suất giảm xuống mức thấp mới khi thâm hụt gia tăng và tăng trưởng kinh tế chậm lại. Hiện tại, lãi suất đã tăng do lạm phát đang tăng nhanh và tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhờ các khoản bơm tài khóa rất lớn hồi năm 2020 và 2021. Tuy nhiên, khi tất cả những yếu tố này rời khỏi hệ thống, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đang chậm lại rồi, khi mức nợ lên tới 31 ngàn tỷ USD. Cuối cùng lợi suất sẽ giảm xuống để đáp lại sự đảo chiều của lạm phát và hoạt động kinh tế.
Có một vài điểm quan trọng rõ ràng từ việc xem xét lịch sử:
- Trong khi các chính trị gia nói về một cuộc chiến khó khăn, thì cuộc tranh luận hiện tại về mức trần nợ không gì khác hơn là việc tạo vị thế về mặt chính trị.
- Giới truyền thông là một nguồn thông tin sai lệch chính về mức trần nợ và các kết quả tiềm ẩn.
- Các nhà đầu tư trái phiếu nên hoan nghênh cuộc tranh luận về mức trần nợ như một cơ hội để mua trái phiếu với giá rẻ hơn với lợi suất cao hơn.
Hiện tại có rủi ro nào đối với thị trường trái phiếu mà các nhà đầu tư nên quan tâm trong thời gian tới không? Có. Tình trạng lạm phát tăng đột biến hiện nay đã kéo dài hơn dự kiến do lượng thanh khoản tiền tệ rất lớn vẫn còn trong nền kinh tế. Hơn nữa, lãi suất tăng khi Fed cắt giảm việc mua trái phiếu như họ đang làm hiện nay.
Tuy nhiên, cả hai vấn đề này sẽ tự giải quyết được trong tương lai. Cuối cùng, lạm phát sẽ giảm khi hoạt động kinh tế chậm lại, và Fed sẽ quay trở lại chính sách tiền tệ với lãi suất thấp.
Quan trọng hơn, trong lịch sử lợi suất giảm khi sở thích rủi ro của các nhà đầu tư chuyển từ “chấp nhận rủi ro” sang “không chấp nhận rủi ro” trong các thời kỳ suy thoái kinh tế.
Đối với các nhà đầu tư, có một cơ hội tuyệt vời để thêm công khố phiếu dài hạn vào danh mục đầu tư trong một trường hợp xảy ra một vụ vỡ nợ kỹ thuật.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times