Công việc làm thêm của quý vị là gì?
Một công ty bảo hiểm đã thực hiện một cuộc khảo sát để trả lời một câu hỏi hấp dẫn: Bao nhiêu % người lao động Hoa Kỳ có công việc làm thêm thứ hai để tạo ra thu nhập bên cạnh nguồn thu nhập chính của họ? Họ đã khảo sát 1,000 người và đưa ra câu trả lời đáng ngạc nhiên: 93%.
Quý vị có thể đang gật đầu ngay lúc này bởi vì đó là sự thật. Có rất nhiều lựa chọn trên mạng, từ Uber và Lyft đến Etsy và DoorDash để điền vào các cuộc khảo sát trực tuyến để lấy tiền mặt.
Mọi người dường như đang tìm kiếm nhân công. Chỗ cung cấp phụ tùng xe hơi mà quý vị sử dụng thường xuyên cần nhân viên cho các ngày Chủ Nhật, nên quý vị bước lên. Người phụ nữ xuống phố đang trở lại văn phòng nhưng cần hỗ trợ công việc chăm sóc ban ngày, vì vậy quý vị tình nguyện. Tình trạng thiếu nhân công đang ở mức nghiêm trọng, có nghĩa là tất cả những ai muốn làm việc đều có thể giành được công việc thứ hai trong nháy mắt.
Các báo cáo khảo sát:
“Những công việc làm thêm có thể không chỉ là một nguồn thu nhập thêm. Chúng cũng có thể là một nguồn vui khác. 90% nói rằng họ thích công việc phụ thêm bên cạnh, và 49% sẽ bỏ công việc toàn thời gian nếu họ kiếm đủ tiền từ công việc làm thêm. Trên thực tế, 41% thích công việc làm thêm hơn là công việc toàn thời gian của họ.
“Trung bình những người Mỹ đang làm việc dành thêm 13 giờ mỗi tuần cho công việc làm thêm của họ. Công việc này có mức lương trung bình hàng giờ là 37USD. 35% đã làm việc phụ thêm trong hơn 3 năm. 20% đã làm công việc làm thêm trong hai năm, và 16% đã làm trong hơn một năm. 26% đã làm thêm trong vòng chưa đầy một năm.”
Ngoài ra còn có động cơ giảm thiểu rủi ro bị chấm dứt hợp đồng. Chúng ta có thể đã đang trong suy thoái rồi và có vẻ như chỉ là vấn đề thời gian trước khi suy thoái được chính thức công bố. Cơ hội thay đổi thực sự trong chính sách từ con đường chỉ huy và kiểm soát hiện nay sang sự sôi động và [hỗ trợ] doanh nghiệp là hầu như không có. Chính phủ đương nhiệm hàng ngày cho chúng ta biết họ ủng hộ sự thiếu thốn hơn là sự thịnh vượng. Bất chấp những con số thăm dò tồi tệ — tỷ lệ 18.1% chia ra giữa chấp thuận và không tán thành — xu hướng này sẽ tạo nên sự khác biệt.
Chúng ta sẽ trong tình cảnh như vậy 2 năm rưỡi nữa. Thị trường giá [chứng khoán] xuống có thể kéo dài như thế, và tỷ lệ lạm phát cũng có thể kéo dài như thế. Và đó có thể [vẫn] là một kịch bản khả dĩ
Do đó, việc giữ cho các tùy chọn của mình luôn mở rất có ý nghĩa.
Một đặc điểm kỳ lạ của các nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao là việc tìm kiếm một công việc nào đó để kiếm một số tiền thực sự không phải là một vấn đề. Ở Weimar Đức với lạm phát tăng vọt, người dân đã làm việc nhiều giờ hơn và vất vả hơn bao giờ hết. Đó là một cuộc chạy đua giữa thu nhập và sức mua, giống như trên một chiếc máy chạy bộ chuyển động bằng chính sức của quý vị. Quý vị chạy và chạy nhưng thực tế không đi đến đâu. Tuy nhiên, dừng lại thì có nghĩa là rơi ra.
Các thị trường lao động nói chung đã có những biến động dữ dội kể từ khi đóng cửa năm 2020, khiến số người rời bỏ lực lượng lao động hoàn toàn ở mức kỷ lục. Nhiều người chỉ quay trở lại dần dần, trong khi nhiều người khác quyết định chỉ lấy tiền kiếm được và bỏ cuộc hoàn toàn. Biểu đồ này, vẽ nhóm ba nhân khẩu học và sự tham gia lực lượng lao động của họ, tạo ra một bức tranh rất kỳ quặc. Nó được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi trong việc tham gia của nam giới, phụ nữ, và những người trên 55 tuổi.
Một sự thay đổi dữ dội như vậy chỉ có thể một chính sách tai hại từ trên xuống gây ra . Ngay cả bây giờ, mức độ tham gia lực lượng lao động nói chung vẫn chưa đạt đến mức cao trước đại dịch; cũng có những thiệt hại vô hình ở đó. Sự tham gia vào lực lượng lao động đã tăng lên đáng kể trước các cuộc phong tỏa, trong một môi trường đầy lạc quan về tương lai.
Nhiều công việc đáng lẽ ra đã được tạo ra mà chúng ta sẽ không bao giờ thấy. Thay vào đó, chúng ta thấy mình phải vật lộn để thoát ra khỏi hố.
Biểu đồ này tiết lộ những gì có thể đã xảy ra. Thay vào đó, chúng ta thấy mình phải vật lộn để có thu nhập. Cuộc đua đang diễn ra, và nhiều người không báo cáo cách họ cố gắng vượt qua hoặc có thêm việc làm chỉ để kiếm sống.
Cho đến nay tôi được biết, chính phủ ông Biden không hề đề cập đến vấn đề này, mặc dù nó ảnh hưởng đến gần như mọi gia đình Mỹ ngày nay. Và điều này giải thích cho phần lớn sự tức giận sôi sục mà ngày nay rất nhiều người cảm thấy đối với các vị lãnh chúa và ông chủ của chúng ta.
Bất chấp mọi khó khăn và vấp ngã khi cố gắng vươn lên phía trước, tất cả mọi người, trừ những người rất giàu, đang bị tụt lại phía sau. Chỉ mới đây thôi, tốc độ gia tăng các khoản thanh toán nợ gia đình đã vượt quá tốc độ thay đổi thu nhập. Một cách nói khác: chúng ta ngày càng nghèo hơn và cố gắng vay nợ để chống lại tương lai chỉ để giữ cho mức sống của chúng ta không bị tụt quá xa.
Đây là một bức tranh về sự bất mãn được thể hiện một cách rõ ràng nhất có thể. Gắn trong biểu đồ này cũng là câu chuyện về sự lừa bịp lớn nhất trong cuộc đời của chúng ta. Chính phủ đã cho mọi người tiền miễn phí và khiến chúng ta cảm thấy giàu có mặc dù nền kinh tế đang bị phá hủy. Khi mọi thứ mở ra trở lại và mọi người quyết định tiếp tục cuộc sống của mình, họ phát hiện ra rằng số tiền của họ không có giá trị như trước đây. Sự giàu có mới nhanh chóng tan thành cát bụi, khi lạm phát ăn mòn lòng nhân từ của chính phủ. Sự cướp bóc vẫn tiếp tục mà không có hồi kết.
Mọi người có lựa chọn nào khác ngoài việc chống lại sự nghỉ ngơi và bắt đầu làm việc đêm và cuối tuần cho công việc thứ hai, thứ ba, và thứ tư? Tất cả dữ liệu này cho thấy hàng triệu bi kịch cá nhân đang diễn ra khi mọi người điều chỉnh từ niềm tin rằng họ đã sống ở một vùng đất của cơ hội chỉ thấy rằng họ đang sống trong một vùng đất đang gia tăng nghèo đói.
Thực tế này giải thích cho sự tức giận có thể cảm nhận được ngoài kia khi mọi người tìm kiếm trong tuyệt vọng để tìm ra lý do tại sao mọi thứ lại có thể diễn ra quá nhanh như vậy. Cục Dự trữ Liên bang được cho là sẽ khắc phục mọi thứ, nhưng sẽ hoàn toàn ngu ngốc nếu tin rằng việc khắc phục là rất có khả năng hoặc thậm chí có thể xảy ra. Cách khắc phục thực sự duy nhất là thay đổi hoàn toàn các ưu tiên chính sách và thay đổi thể chế mạnh mẽ để biến điều đó trở thành vĩnh viễn.
Nếu quý vị đang tìm kiếm một công việc làm thêm, thậm chí không phải được trả nhiều tiền nhưng có thể mang lại hiệu quả lớn, thì đã đến lúc quý vị phải lao mình vào cuộc chiến trí tuệ vì tương lai của đất nước này. Thứ sai lầm đã xảy ra là việc đánh mất giá trị của tự do như một nguyên tắc cốt lõi. Trả lại giá trị cho tự do và biến nó trở lại thành ý tưởng trung tâm của cuộc sống Hoa Kỳ nên là ưu tiên hàng đầu của bất kỳ ai thực sự quan tâm đến tương lai.
Ông Jeffrey Tucker là người sáng lập và là chủ tịch của Viện Brownstone. Ông là tác giả của năm cuốn sách, bao gồm “Right-Wing Collectivism: The Other Threat to Liberty” (“Chủ Nghĩa Tập Thể Cánh Hữu: Mối Đe Dọa Khác đối với Tự Do”).