Chủ đề gây tranh cãi tại Đức: ‘Hợp pháp hóa ma túy, nhưng cấm đồ ngọt cho trẻ em?’
Chủ đề hợp pháp hóa cần sa đang là xu hướng trên mạng xã hội Đức. Một ý kiến thường được nghe là: “Nếu tuyên bố bộ luật hình sự là vô hiệu, thì tự nhiên cũng không còn tội phạm nữa!” — nhưng lại cũng có những người ủng hộ ý kiến hợp pháp hoá cần sa này.
Sau khi chính phủ liên bang Đức trình bày kế hoạch hợp pháp hóa cần sa hôm thứ Tư (12/04), chủ đề này đã thống trị trên các mạng xã hội. Các cuộc thảo luận sôi nổi cũng như nhiều ý kiến gây tranh cãi nổi lên đối với đề nghị mà chính phủ đưa ra.
CSU: Chống tội phạm bằng cách hợp pháp hóa
Trong chính trị, Đảng Xã hội Cơ Đốc Giáo (CSU) luôn thẳng thắn với những bình luận mang tính chỉ trích. Đối với Thủ hiến Bayern Markus Söder, thì về căn bản là liên minh đèn giao thông (liên minh chính phủ đương nhiệm của Đức, do Đảng Dân chủ Xã hội (SPD, đảng Đỏ), Đảng Dân chủ Tự do (FDP, đảng Vàng) và Bündnis’90/Die Grünen (đảng Xanh) tạo thành) đã “đi sai đường” trong chủ đề cần sa. “Hợp pháp hóa ma túy chỉ đơn giản là một phương thức sai lầm.” Khi Bộ trưởng Bộ Y tế Karl Lauterbach đề nghị thành lập các câu lạc bộ ma túy một cách nghiêm túc, ông Söder đã chết lặng. Làm như thế không giải quyết được vấn đề, mà còn tạo ra những vấn đề mới. “Hãy tránh xa ma túy!” là lời kêu gọi của lãnh đạo đảng CSU.
Khi nói đến “các câu lạc bộ ma túy”, ông Söder đang ám chỉ hoạt động hợp pháp của cái gọi là “các câu lạc bộ xã hội cần sa” mà liên minh đèn giao thông dự trù trong kế hoạch của mình. Đây là những hiệp hội được cho là cung cấp cho các thành viên của họ các sản phẩm từ cần sa qua việc trồng trọt của chính họ.
Đồng sự trong đảng của ông Söders, ông Martin Huber, cũng đồng quan điểm với ông Söder khi bày tỏ lời chỉ trích: “Đầu tiên quý vị phải nghĩ về điều này: [họ đang] chống hành vi phạm tội bằng cách hợp pháp hóa chính hành vi phạm tội đó.”
Chính trị gia của đảng CSU, ông Söder đang đề cập đến một tweet của Giáo sư Karl Lauterbach về kế hoạch hợp pháp hóa cần sa. Trong đó, tweet này giải thích rằng việc hợp pháp hóa cần sa chính là “chiến đấu” với tội phạm và “bảo vệ” giới trẻ. Giáo sư Lauterbach nói: “Chính sách (“chiến đấu” với tội phạm và “bảo vệ” giới trẻ) từ trước tới giờ của chúng ta đã thất bại” (nên mới cần tới hợp pháp hóa cần sa).
“55,000 vụ vi phạm Đạo luật Ma túy ở tiểu bang Bayern vào năm 2019, trong đó có 35,000 vụ án cần sa. Chúng tôi chống tội phạm. Và bảo vệ những người trẻ tuổi. Chính sách từ trước tới giờ của chúng tôi đã thất bại. Điều này cũng có nghĩa là quý vị cũng thất bại ở Bayern.”
https://twitter.com/Karl_Lauterbach/status/1646134395898585094?ref_src=twsrc%5Etfw
Nhiều người dùng Twitter cũng đọc được hai tuyên bố này của Bộ trưởng Y tế Liên bang và bình luận về chúng. Dưới đây là một số ví dụ.
Để so sánh, người dùng Twitter El-ke Ke hỏi trên Twitter có bao nhiêu vụ tấn công bằng dao mỗi ngày. Sau đó, cô giải thích: “Vậy điều đó có nghĩa là chúng ta không còn coi đó là hành vi phạm tội nữa, rất tiếc là vấn đề đã được giải quyết và số liệu thống kê về tội phạm đã được làm sạch? Thật tuyệt, tại sao chúng ta không làm điều này với tất cả các vấn đề khác?”
Tương tự, người ta có thể nói: “Nếu tuyên bố bộ luật hình sự là vô hiệu, thì tự nhiên cũng không còn tội phạm nữa!” người dùng Twitter Herbert gợi ý, cho rằng có lẽ nên chống buôn bán vũ khí bất hợp pháp bằng cách cho phép mọi người mua súng.
‘Các vị đang bảo vệ giới trẻ đó ư?’
Vấn đề về giới trẻ đang được đưa ra tranh luận sôi nổi. Làm thế nào việc bảo vệ thanh thiếu niên và cuộc chiến chống lại tội phạm có thể phù hợp với việc hợp pháp hóa cần sa? Một người dùng Twitter có tên “Hansdampf in allen Gassen” cho biết: “Bằng cách phi tội phạm hóa, quý vị sẽ bảo vệ những người tiêu dùng, những người đã và đang phải chịu đựng sự bất công và đau khổ một cách không cần thiết.” “Những chất có hại (như cần sa) không phải là cứ thế tự trở nên không nguy hiểm và tự biến mất như thể là có phép màu xảy ra đâu.”
Theo một người dùng Twitter khác có tên Dr. King Schultz thì những câu hỏi quan trọng vẫn chưa được trả lời. Người dùng này liên hệ vấn đề cần sa tới những biện pháp phòng dịch Corona của chính phủ liên bang. Nhiều người dường như cũng cảm thấy như vậy, bởi vì chủ đề Corona liên tục xuất hiện và có liên quan đến tuyên bố của Giáo sư Lauterbach về việc hợp pháp hóa cần sa.
“Tất cả những gì tôi đọc được là việc hợp pháp hóa sẽ bảo vệ giới trẻ. Tôi vẫn đang thấy thiếu là BẰNG CÁCH NÀO mà làm như thế lại giúp cho việc đó,” người dùng Twitter này hỏi. Anh này còn chỉ ra rằng, Giáo sư Lauterbach đã tuyên bố “nhiều lần” về việc vaccine không có tác dụng phụ. “Giờ thì quý vị nên nhận ra rằng, việc lặp đi lặp lại một câu nói không biến câu nói đó thành sự thật,” theo Dr. King Schultz.
‘Hợp pháp hóa ma túy nhưng lại cấm đồ ngọt’
Những người khác nhìn thấy những mâu thuẫn trong chính sách y tế của chính phủ liên minh đèn giao thông: “Hợp pháp hóa ma túy, nhưng lại cấm đồ ngọt cho trẻ em, trong đầu các vị nghĩ gì vậy?” ông Ralf Meschede đã hỏi trên Twitter như thế.
Ông đang đề cập đến các kế hoạch của Bộ trưởng Nông nghiệp Cem Özdemir của Đảng Xanh nhằm hạn chế nghiêm ngặt việc quảng cáo thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Lệnh cấm theo kế hoạch sẽ áp dụng cho tất cả các quảng cáo từ 6 giờ sáng đến 11 giờ tối mà “về bản chất là đặc biệt thích hợp để lôi kéo hoặc khuyến khích trẻ em dùng đồ ngọt,” tờ Bild trích dẫn từ một bản dự thảo. Rõ ràng chocolate, đồ ngọt ngũ cốc, bánh quy và bánh ngọt sẽ bị ảnh hưởng; nước tăng lực và kem, sữa và nước trái cây có thêm đường hoặc chất làm ngọt bổ sung cũng sẽ như vậy.
Cảnh sát lại có thể giải quyết các vụ phạm pháp lớn hơn
Theo ý kiến của người dùng Twitter ababurg thì thông qua hợp pháp hóa cần sa, cảnh sát “cuối cùng có thể có nhiều thời gian hơn đối với các vụ trộm cắp hay an ninh nội địa.” Người dùng Holger Ohlwein nói thêm: “Đồng thời cảnh sát có thể quan tâm đến những vụ phạm pháp lớn hơn.”
Một số khác, trong đó có người dùng Twitter leadner tán thành thông báo của Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Lauternach, về bảo vệ trẻ vị thành niên và tội phạm: “Chính xác là như vậy! Tuyệt vời, ngài Lauterbach.” Mặt khác, một số người dùng Twitter đang kêu gọi ông từ chức: “Cuối cùng, hãy từ chức đi,” người dùng Twitter tên Dunkelfluegel Ente đã viết và đây không phải là người duy nhất lên tiếng kêu gọi ông Lauterbach từ chức.
Cũng có những tiếng nói thể hiện quan điểm khi nhìn thấy lợi nhuận của các tập đoàn lớn phía sau: “Trong số các công ty triệu đô tại Mỹ thì hãng Pfizer đứng sau hoạt động kinh doanh cần sa,” tài khoản Twitter KingKongsErben giải thích mà không đưa ra chứng minh nào cho tuyên bố của mình.
Một người dùng Twitter thậm chí còn lên tiếng khi thấy nhiều lợi ích thương mại hơn: “Bốn tháng trước, tôi đã bị bắt với một số loại cây. Nếu các tiểu bang có các câu lạc bộ xã hội cần sa như thế thì tôi sẽ không trồng chúng.” Và người này bổ sung: Cần sa ở Đức đang trở nên không còn phù hợp. “Việc hợp pháp hóa đến từ Hoa Kỳ, với hàm lượng THC gấp đôi và do đó giá gấp đôi.”
Đối với người dùng Twitter Julius Fischer thì vấn đề dường như rất đơn giản: “Ai đầu óc bình thường sẽ không dùng cần sa.”
Do Erik Rusch thực hiện
Mộc Miên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Tiếng Đức