Câu chuyện cây bút Thần – Từ lịch sử đến sân khấu Shen Yun
Bút lông có xuất xứ từ Thần Châu. Trong văn phòng tứ bảo (bút, mực, giấy, nghiên), nó được xếp đứng đầu. Vậy ai đã phát minh ra loại công cụ viết và vẽ quan trọng này?
Theo một số sách cổ ghi chép, đại tướng quân Mông Điềm thời Tần là người đầu tiên tạo ra bút lông. Vì vậy ông được xưng là “Tổ bút”. Ví dụ, trong tác phẩm “Cổ Kim Chú” của đại thần Thôi Báo thời Tây Tấn có ghi lại: “Do Mông Điềm tạo ra, chính là bút Tần. Dùng gỗ khô làm thân, lông nai làm trụ, lông dê bao bên ngoài.”
Song, cũng có chứng cứ cho thấy, Mông Điềm không phải là người phát minh ra bút, ông là người có công cải tiến bút lông. Trong mục “Mông Điềm không phải người đầu tiên tạo ra bút” thuộc “Cai Dư Tùng Khảo” của đại học gia Triệu Dực triều Thanh, đã viết: “Người phát minh ra bút không phải là Mông Điềm. Có thể bút mà ông tạo ra tinh mỹ hơn so với bút do người đi trước tạo ra, nên ông đã độc chiếm danh tiếng ấy.” Ngoài ra, cũng có các văn vật được khai quật cho thấy, trước thời Mông Điềm triều Tần, người ta đã sử dụng bút lông rồi.
Mấy ngàn năm qua, cây bút lông đã ghi chép lại biết bao thăng trầm biến đổi của lịch sử, sáng tác thơ từ ca phú, họa núi sông, vẽ hoa lá chim muông, gửi gắm tình cảm, thể hiện khát vọng chí hướng. Trong mây khói của lịch sử, chính bút lông cũng lưu giữ rất nhiều câu chuyện thần kỳ về cây bút.
Trong “Khai Nguyên Thiên Bảo Di Sự” của Vương Nhân Dụ viết rằng: “Khi Lý Thái Bạch còn trẻ, mộng thấy trên cây bút ông thường dùng nở ra đóa hoa. Sau này, tài năng của ông càng thêm xuất sắc, vang danh thiên hạ.” Đây cũng là xuất xứ của câu “Mộng bút sinh hoa.”
Văn sĩ Vương Tuần thời Đông Tấn tài năng mẫn tiệp, dũng cảm hơn người. Một đêm nọ, Vương Tuần nằm mộng thấy có người đưa cho mình một cây bút lớn giống như thanh xà nhà. Sau khi tỉnh dậy, ông kể cho mọi người về giấc mộng này, rồi nói rằng: “Xem ra có đại sự cần tôi đi làm rồi.” Không lâu sau, Hiếu Vũ Đế qua đời, Vương Tuần phụ trách soạn thảo “ai sách thụy nghị” (văn truy điệu và sách đánh giá nghị luận về đức hạnh của người mất). Điều này chính là ứng nghiệm với giấc mộng được tặng bút. Từ đó, các câu như “như chuyên chi bút” (bút như xà nhà), “đại thủ bút” được dùng cho tới ngày nay, dùng để tán dương văn phong bất phàm.
Văn học gia Giang Yêm thời Nam Triều cũng có câu chuyện kỳ lạ về mộng bút. Theo sách “Nam Sử” ghi chép, thời còn trẻ, Giang Yêm từng có một giấc mộng, mộng thấy một vị Thần trao cho ông cây bút ngũ sắc. Từ đó, tài năng “văn chương hoa mỹ ngày một mới,” thơ văn của ông được lưu truyền rộng rãi. Đến khi về già, ông lại có một giấc mộng khác, trong mộng thấy một người tự xưng là Quách Phác (văn học gia, nhà giải nghĩa sách cổ thời Đông Tấn) yêu cầu ông trả lại cây bút ngũ sắc. Giang Yêm móc từ trong ngực áo ra một cây bút, trả lại cho người ấy. Từ đó về sau, Giang Yêm lại viết văn làm thơ, nhưng “tuyệt không có câu hay.” Thời bấy giờ mọi người đánh giá ông là “Giang Lang tài tận” (Ghi chú: Còn có một câu chuyện khác nói rằng: ở trong mộng, trong ngực của Giang Yêm có một tấm lụa, đã bị người tự xưng là Trương Cảnh Dương đến đòi lấy về).
Năm tháng cứ trôi, cho đến ngày nay, bút lông không còn là công cụ viết lách chính nữa. Những giá trị truyền thống quý báu cũng bị hầu hết mọi người lãng quên.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại đang thay đổi theo từng ngày, biến đổi khôn lường, khiến cho mọi thứ trở nên lóa mắt hỗn độn. Ngay tại thời điểm này, Công ty Nghệ thuật Biểu Diễn Shen Yun được thành lập và phát triển, tổ chức các chuyến lưu diễn trên khắp thế giới. Shen Yun dùng nghệ thuật vũ đạo và âm nhạc để giới thiệu và làm sống lại nền văn hóa truyền thống Trung Hoa 5,000 năm, gây tiếng vang trên khắp thế giới. Trong các chương trình biểu diễn vào năm 2009 và năm 2015, Đoàn Nghệ Thuật Biểu diễn Shen Yun đã lần lượt trình diễn hai vở vũ kịch với chủ đề cây bút lông, vừa đẹp mắt vừa mang ý nghĩa sâu sắc.
Trong vở vũ kịch biểu diễn năm 2009, âm nhạc mang âm hưởng cổ xưa trầm lắng đưa khán giả trở về thời cổ đại, thời còn khắc chữ lên thẻ tre. Các thư sinh đang khắc chữ đổ mồ hôi, chợt thấy một vị Tiên nhân giáng hạ, ban cho nhân thế một cây bút lông. Mọi người vui mừng nhảy múa vì có được tặng vật do Thần ban truyền này. Từ đó, bút lông được dùng để viết Hán tự, truyền bá văn hóa lịch sử của Trung Hoa qua hàng ngàn năm.
Tác phẩm vũ kịch biểu diễn vào năm 2015 kể về một chàng thiếu niên lương thiện yêu thích hội họa. Chàng được Long Nữ tặng một cây bút Thần. Những sự vật do cây bút Thần này vẽ ra ngay lập tức biến thành hiện thực. Chẳng ngờ, cây bút Thần lại bị một tên ác bá cướp đi. Tên này dùng cây bút Thần vẽ mỹ nữ, vẽ vàng bạc châu báu. Hắn còn ép buộc chàng trai ra sức làm việc cho hắn. Cuối cùng, kết cục sẽ ra sao?
Từ bút lông đến bút vẽ, chủ đề các vở vũ kịch của Shen Yun đều đề cập đến “Thần,” đây chính là chủ thể căn bản của nền văn minh Trung Hoa 5,000 năm. “Vùng đất Thần Châu” là danh xưng chung mà tổ tiên người Hán từ xưa đến nay nói về Trung Quốc cổ đại. Trên thực tế, đằng sau những phát minh, sáng tạo trong thời Trung Quốc cổ đại đều được Thần ban tặng và điểm hóa. Vì vậy, khi chúng ta nói đến việc bảo vệ truyền thống, truyền thừa văn hóa, cần phải nghiêm túc nhìn nhận sự tồn tại và chỉ dẫn của “Thần.” Đây cũng chính là điều nổi bật đặc biệt của các tác phẩm Shen Yun, khiến cho khán giả cảm nhận sâu sắc và bừng tỉnh ngộ.
Mời quý vị thưởng thức trọn hai vở vũ kịch
“Truyền thuyết cây bút Thần (sản xuất năm 2009)”
và “Truyền thuyết cây bút Thần (sản xuất năm 2015)”.
Chào mừng quý vị tìm hiểu thêm: