Các công ty đồ ăn nhanh góp phần làm tình trạng COVID-19 tồi tệ hơn
Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và nước ngọt là thủ phạm chính làm gia tăng các bệnh mãn tính này và có vai trò quan trọng trong các ca tử vong do COVID-19. Tuy nhiên, ngay cả khi đại dịch COVID-19 đang xảy ra, các tập đoàn thực phẩm và đồ uống đa quốc gia vẫn đang can thiệp vào các chính sách công và gây tác động đến việc xây dựng các hướng dẫn về chế độ ăn uống.
Đường, muối và chất béo làm cho thức ăn nhanh ngon hơn nhưng cũng làm suy giảm hệ thống miễn dịch của chúng ta. Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường được xem như những yếu tố chính gây tử vong do vi-rút corona mới, COVID-19. Trong một nghiên cứu, hơn 99% trường hợp tử vong do COVID-19 xảy ra ở những người có bệnh lý nền.
Trong số các trường hợp tử vong, 76,1% mắc bệnh cao huyết áp, 35,5% mắc bệnh tiểu đường và 33% mắc bệnh tim. Hơn nữa, một nghiên cứu khác tiết lộ rằng những người từ 18 đến 49 tuổi nhập viện do COVID-19, béo phì là tình trạng phổ biến nhất, trước cả tăng huyết áp. Các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2, bệnh tim và béo phì có rất nhiều điểm chung, bao gồm thực tế là chúng thường do chế độ ăn uống không lành mạnh.
Theo báo cáo của nhóm Chiến dịch Trách nhiệm Giải trình Doanh nghiệp, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cần phải kiểm soát vấn đề xung đột này. Trong khi đó, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng các loại thực phẩm siêu chế biến là nhân tố chính gây ra tử vong do COVID-19 và kêu gọi có các hướng dẫn y tế cộng đồng để cảnh báo người dân về những nguy cơ của chúng.
Những gã khổng lồ ngành công nghiệp sản xuất đồ ăn nhanh đang thay đổi chính sách dinh dưỡng cộng đồng
Theo báo cáo của Chiến dịch Trách nhiệm Giải trình Doanh nghiệp, hơn một nửa trong số những người được bổ nhiệm vào Ủy ban Tư vấn Hướng dẫn Chế độ ăn uống năm 2020 (DGAC) có quan hệ với Viện Khoa học Đời sống Quốc tế (ILSI), một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi một giám đốc điều hành Coca-Cola cách đây 40 năm.
DGAC được cho là một ủy ban độc lập, chuyên xem xét các bằng chứng khoa học và cung cấp báo cáo để giúp phát triển bộ hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ (2020 đến 2025). Tuy nhiên, mối quan hệ chặt chẽ của nó với ILSI để đảm bảo tầm ảnh hưởng đến ủy ban của các nhà sản xuất thực phẩm không lành mạnh. Ngay cả chiếc ghế chủ tịch DGAC và phó chủ tịch hội Phụ trách Mang thai và Cho con bú cũng có liên kết với ILSI.
ILSI bị coi là cò mồi cho ngành công nghiệp đồ ăn nhanh và các tài liệu nội bộ đã tiết lộ rằng ILSI đã nhúng tay vào các hội đồng y tế công cộng trên khắp Châu Âu và Liên Hợp Quốc trong nỗ lực thúc đẩy chương trình nghị sự tập trung vào ngành sản xuất thức ăn nhanh của mình để tăng lợi nhuận với chi phí sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới.
Báo cáo của nhóm Chiến dịch Trách nhiệm Giải trình Doanh nghiệp đã kiểm tra “các cửa xoay và xung đột lợi ích” của ILSI với các quy trình chính sách quan trọng của chính phủ, không chỉ bao gồm việc xây dựng Hướng dẫn Chế độ ăn uống cho Người Mỹ (DGA) mà còn cập nhật cơ sở dữ liệu thành phần thực phẩm quốc gia. Nó giải thích rằng:
“Báo cáo ghi lại các mối quan hệ sâu sắc của nhóm với ngành công nghiệp, mối quan hệ với các nghiên cứu mà nó đưa ra, ngoài ra cũng có mối quan hệ chặt chẽ với từng cá nhân. Bức tranh mà nó vẽ ra là một trường hợp thuyết phục để Big Food từ bỏ ILSI và các nhóm bình phong tương tự vì lợi ích không chỉ từ sức khỏe cộng đồng mà còn vì mối quan hệ trung thực hơn với các nhà đầu tư của mình. ”
DGA về cơ bản là nơi hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng tại Hoa Kỳ, hướng dẫn hơn 30 triệu học sinh Hoa Kỳ ăn gì ở trường và đưa ra lời khuyên dinh dưỡng cho các bà mẹ mới sinh, người già, cựu chiến binh và những người thụ hưởng từ chính sách dinh dưỡng và các bữa ăn của Chính phủ liên bang.
“Nhưng nhiệm vụ của DGA thậm chí lớn hơn,” Chiến dịch Trách nhiệm Giải trình Doanh nghiệp lưu ý trong báo cáo của họ. “Mục đích của nó là để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh mãn tính, giúp tất cả người dân Hoa Kỳ đạt được và duy trì cân nặng hợp lý.” Tuy nhiên, khi hợp tác với các tập đoàn đồ ăn nhanh, hành động sẽ ngược lại:
“Bảy mươi lăm phần trăm cá nhân tham gia xây dựng các hướng dẫn chính thức về chế độ ăn uống của chính phủ Hoa Kỳ có quan hệ với ngành thực phẩm. Năm mươi lăm phần trăm có quan hệ với ILSI, được thành lập bởi một cựu giám đốc điều hành Coca-Cola và được tài trợ bởi Coca-Cola, PepsiCo, McDonald’s, General Mills, Cargill, Monsanto, National Dairy Council, International Tree Nut Council, và một loạt các nhà cung cấp đồ ăn nhanh và đồ uống khác trên toàn cầu. ”
Các tập đoàn sản xuất đồ ăn nhanh kiểm soát giới học viện và các hướng dẫn về dinh dưỡng
Báo cáo từ Chiến dịch Trách nhiệm Giải trình Doanh nghiệp trình bày một số phát hiện chính nêu bật mối quan hệ của ILSI với ngành công nghiệp và cách họ nghiên cứu, can thiệp của chính phủ và các hoạt động đang ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách y tế công cộng.
Ví dụ, tạp chí của ILSI có tên Đánh giá Dinh dưỡng, không phải lúc nào cũng tiết lộ các chi nhánh của ILSI và xung đột lợi ích của họ. Hơn nữa, gần 40% các ấn phẩm của ILSI Bắc Mỹ từ năm 2013 đến năm 2017 đã nhận được hỗ trợ hoặc tài trợ từ ILSI nhưng không được tiết lộ. Trong số khoảng 60% các ấn phẩm thừa nhận, đôi khi họ vẫn tuyên bố là “không có xung đột lợi ích”.
Ngoài ra, ILSI tuyên bố rằng họ không vận động hành lang nhưng họ đã đưa ra hướng dẫn trực tiếp cho chính phủ Argentina về các cập nhật cho Cơ sở dữ liệu thành phần thực phẩm quốc gia.
ILSI Ấn Độ thậm chí còn thực hiện một nghiên cứu với sự hợp tác của các tổ chức nghiên cứu chính phủ nhằm chỉ trích và trình bày sai lệch về tác dụng đến sức khỏe của thực phẩm truyền thống thay vì tập trung vào tác dụng có hại đối với sức khỏe của soda và thực phẩm chế biến sẵn.
Hơn nữa, hội đồng quản trị của ILSI Bắc Mỹ vi phạm Nguyên tắc 1 trong chính sách xung đột lợi ích, vì hơn 50% hội đồng quản trị của nó có liên kết với tư nhân.
Cuối cùng, có một thực tế là thay vì dỡ bỏ ILSI Mexico sau khi nó vi phạm quy tắc đạo đức của tập đoàn dưới sự lãnh đạo của giám đốc điều hành Coca-Cola thì ILSI Mesoamerica đã tiếp nhận nó vào năm 2019, cũng dưới sự lãnh đạo của một giám đốc điều hành Coca-Cola.
Một ví dụ được đưa ra về việc thiếu công khai trong tạp chí Đánh giá Dinh dưỡng là một đánh giá năm 2017 có tiêu đề “Giới hạn trên thích hợp cho việc tiêu thụ đường là gì?”
Các nhà nghiên cứu đã xem xét “những hạn chế đáng kể với giới hạn trên của việc tiêu thụ đường” do các tổ chức khoa học như Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đưa ra, kết luận rằng phát hiện của họ “nên đưa ra khuyến cáo về các hướng dẫn hạn chế đường” và lưu ý rằng “ cơ sở khoa học cho các hướng dẫn hạn chế là không ổn định. ”
Một trong những đồng tác giả của bài đánh giá đã không tiết lộ một xung đột lợi ích quan trọng. James Rippe có liên kết với ILSI Mexico, dẫn đầu một diễn đàn có tiêu đề “Bằng chứng hiện tại về chất làm ngọt và sức khỏe”, đã nhận được 10 triệu đô-la tài trợ từ Hiệp hội các nhà tinh chế ngô của Hoa Kỳ để khẳng định rằng tiêu thụ đường không ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Một ví dụ rõ ràng khác đã được công bố trong tạp chí Biên niên sử Y học Nội khoa. Nghiên cứu có tên “Cơ sở khoa học của các khuyến nghị hướng dẫn về lượng đường tiêu thụ,” do ILSI tài trợ và kết luận, “Các hướng dẫn về đường ăn kiêng không đáp ứng tiêu chí của khuyến cáo đáng tin cậy và dựa trên bằng chứng có độ tin cậy thấp. Các quan chức y tế công cộng (khi ban hành các khuyến nghị này) và khán giả của họ (khi xem xét hành vi ăn kiêng) nên nhận thức được những hạn chế này ”.
Mặc dù tạp chí đã tiết lộ rằng ILSI là nguồn tài trợ chính cho nghiên cứu, theo Chiến dịch Trách nhiệm Giải trình Doanh nghiệp:
“Những phát hiện đó là tự phục vụ cho lợi ích của họ, việc này đã dẫn đến sự chỉ trích từ nhà sản xuất kẹo Mars (lúc đó là thành viên ILSI). Đồng tác giả và là thành viên DGAC 2010, Joanne Slavin đã không tiết lộ mối quan hệ tài chính của mình với Big Food and Beverage, bao gồm Coca-Cola, PepsiCo và Nestlé. ”
Báo cáo nêu ra rằng các Chính phủ và giới học viện nên ngưng hợp tác với ILSI
ILSI là một công cụ quan trọng cho sự mở rộng toàn cầu của ngành công nghiệp đồ ăn nhanh, giúp ngành này hợp tác với các nhà hoạch định chính sách và các trường đại học danh tiếng dưới chiêu bài thúc đẩy tiến bộ khoa học.
Khi tài trợ cho nghiên cứu khoa học được thiết kế để hỗ trợ chương trình nghị sự của riêng mình, ILSI thường xuyên không tiết lộ các xung đột lợi ích. “Sự thiếu minh bạch này đã cho phép ILSI được cấp giấy phép sản xuất và quảng bá khoa học tạp nham trên toàn thế giới,” báo cáo lưu ý. Trong khi đó, mặc dù họ tuyên bố bản thân là một tổ chức không vận động hành lang, nhưng họ đóng một vai trò trong quá trình hoạch định chính sách liên quan đến dinh dưỡng ở Hoa Kỳ, Ấn Độ, Argentina, Mexico và Đài Loan.
Bây giờ ILSI đang bị phanh phui, ngay cả chính những gã khổng lồ của ngành công nghiệp đồ ăn nhanh, cụ thể là Mars và Nestlé, đã cắt đứt quan hệ với tổ chức này. Chiến dịch Trách nhiệm Giải trình Doanh nghiệp đang kêu gọi các công ty khác cũng làm như vậy và yêu cầu các tổ chức học thuật cắt đứt mọi quan hệ với ILSI, bao gồm Quỹ Nghiên cứu ILSI và tạp chí Đánh giá Dinh dưỡng của ILSI.
Đối với các chính phủ, báo cáo khuyến nghị ngăn cấm những người có quan hệ với ILSI tham gia vào DGAC hay bất kỳ cơ quan nào như USDA, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ báo cáo công khai mọi tương tác trực tiếp với ILSI.
Tuy nhiên, hiện tại, những gã khổng lồ về đồ ăn nhanh luôn gắn bó chặt chẽ với các khuyến nghị sức khỏe cộng đồng liên quan đến thực phẩm và dinh dưỡng – thứ gây hại cho sức khỏe cộng đồng. “Ngay cả trong thời điểm khủng hoảng, chẳng hạn như đại dịch COVID-19 ngày nay, những người ủng hộ ILSI không cảm thấy lo ngại khi vận động hành lang cho lợi nhuận cuối cùng của họ,” Chiến dịch Trách nhiệm Giải trình Doanh nghiệp cho biết thêm:
“Ở Ấn Độ, bất chấp những hậu quả tiềm ẩn đối với sức khỏe và hạnh phúc của người lao động và cộng đồng, các tập đoàn bao gồm Coca-Cola, PepsiCo và Nestlé, đã gửi thư lên chính phủ yêu cầu việc sản xuất thực phẩm và đồ uống được miễn trừ lệnh phong tỏa và được xem xét như một ‘dịch vụ thiết yếu.’
“Việc không cung cấp đồ uống có đường gây ức chế miễn dịch trong thời gian này cũng có thể chứng minh nhiều dịch vụ thiết yếu mà các tập đoàn có thể đưa ra trong thời gian này và tương lai.”
Người Mỹ mê mẩn thực phẩm chế biến sẵn
Theo phóng viên điều tra Michael Moss, phần lớn trách nhiệm của việc khiến người Mỹ tiêu thụ đồ ăn nhanh ngày càng gia tăng là ở ngành công nghiệp thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài việc nhắm mục tiêu đến những đứa trẻ “đặc biệt ưa thích vị ngọt”, đường, muối và chất béo không lành mạnh là ba chất hàng đầu khiến thực phẩm chế biến sẵn dễ gây nghiện.
Cuộc điều tra kéo dài 4 năm của Moss lên đến đỉnh điểm trong cuốn sách “Chất béo đường và muối”, trong đó nêu chi tiết cách các nhà khoa học thực phẩm tạo ra sản phẩm với sự kết hợp phù hợp giữa đường, chất béo và muối để kích thích vị giác vừa đủ mà không làm chúng bị lấn át, do đó tạo cho não cảm giác “đủ.” Ông lấy ví dụ về khoai tây chiên, kết hợp muối và chất béo để tạo cảm giác hài lòng tức thì, cùng với đường trong tinh bột của khoai tây, tạo thành một món ăn gây nghiện hoàn hảo.
Ngoài khả năng gây nghiện là hoạt động tiếp thị, điều này càng dễ khiến người Mỹ mua và tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn hơn. Nó bao gồm những thứ như nơi để đồ ăn vặt ngang tầm mắt trên các cửa hàng tạp hóa. Trong một cuộc phỏng vấn với U.S. News & World Report, Moss tiết lộ người điều hành công nghiệp thực phẩm tránh xa đồ ăn vặt vì sức khỏe của chính họ, nói rằng:
“Một, ở cấp độ cá nhân, nhiều giám đốc điều hành công ty thực phẩm không ăn sản phẩm của chính họ vì lý do sức khỏe. Và thứ hai, bản thân các công ty chú trọng đến muối, đường và chất béo hơn chúng ta nghĩ bởi vì chúng là những thành phần kỳ diệu cho phép họ bảo quản và giữ cho sản phẩm có giá thành thấp nhưng lại cực kỳ ngon. Tôi thực sự ngạc nhiên về của sự phụ thuộc mạnh mẽ vào gia vị của ngành này. “
Đồ ăn nhanh gây tăng tỉ lệ tử vong do COVID-19
Bác sĩ tim mạch tại London, Tiến sĩ Aseem Malhotra là một trong những người cảnh báo rằng chế độ ăn uống kém lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ tử vong do COVID-19. Anh ấy đã đăng trên tweeter, “Chính phủ và y tế cộng đồng nước Anh thiếu hiểu biết và vô cùng cẩu thả khi không nói với người dân rằng họ cần thay đổi chế độ ăn uống ngay bây giờ.”
Anh ấy nói với BBC rằng thực phẩm siêu chế biến chiếm hơn một nửa lượng calo mà người Anh tiêu thụ và nếu bạn bị béo phì, tiểu đường loại 2 và tăng huyết áp — tất cả đều liên quan đến chế độ ăn uống kém lành mạnh — nguy cơ tử vong do COVID-19 tăng gấp mười lần.
Về mặt tích cực hơn, anh ấy cũng nói rằng ăn các thực phẩm bổ dưỡng trong một tháng có thể giúp bạn giảm cân, làm giảm tình trạng tiểu đường loại 2 và cải thiện sức khỏe đáng kể, vì vậy bạn sẽ có cơ hội sống sót cao hơn nếu mắc COVID -19. Malhotra cũng yêu cầu ngành công nghiệp thực phẩm “ngừng tiếp thị hàng loạt và bán thực phẩm siêu chế biến”.
Tiến sĩ Robert Lustig, Giáo sư danh dự ngành nội tiết Nhi khoa tại Đại học California, San Francisco, cho biết thêm:
“Tôi nghe nói rằng COVID-19 như một con quái vật vì nó không phân biệt ai cả. Trên thực tế, nó không phân biệt người lây nhiễm. Nhưng nó phân biệt được nó sẽ giết ai. Ngoài người cao tuổi, thì đó là người Da đen, béo phì và / hoặc có các bệnh nền. Điều gì đã phân biệt ba nhóm nhân khẩu học này?
“Thực phẩm siêu chế biến. Bởi vì thực phẩm siêu chế biến sẽ khiến bạn gia tăng quá trình viêm, điều mà COVID-19 rất sẵn lòng tấn công vào. Chỉ là một cách khác để thực phẩm chế biến sẵn giết bạn. Đã đến lúc nên suy nghĩ lại về thực đơn của bạn ”.
Tiến sĩ Joseph Mercola là người sáng lập Mercola.com. Một bác sĩ chấn thương chỉnh hình, tác giả quyển sách bán chạy nhất và nhận nhiều giải thưởng trong lĩnh vực sức khỏe tự nhiên, tầm nhìn chính của ông là thay đổi mô hình y tế hiện đại bằng cách cung cấp cho mọi người nguồn kiến thức quý giá để giúp họ kiểm soát sức khỏe của mình. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên Mercola.com
Joseph Mercola
Thu Ngân biên dịch
Xem thêm: