Yêu sách vơ đũa cả nắm của Trung Quốc ở Biển Đông ‘rõ ràng là phi pháp’
Theo một chuyên gia, chế độ cộng sản Trung Quốc đang bành trướng bất hợp pháp lãnh thổ của mình ra Biển Đông và cố tình thay đổi diễn giải của lịch sử nhằm bảo trì khối tài sản chiếm đoạt bất chính của mình.
Ông Gregory Poling, thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), một tổ chức tư vấn chính sách có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, cho biết: “Đối với chính quyền Trung Quốc, lịch sử dễ uốn nắn và có thể được biến hóa và nhào nặn khi cần thiết, là chuyện mà bất kỳ ai hiểu rõ về đảng cộng sản đều biết.”
Ông Poling nói thêm rằng giới lãnh đạo hiện tại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho là Hoa Kỳ đang ở trong “giai đoạn suy bại cực điểm” và rằng họ đang ngày càng có khuynh hướng tham gia vào các hành động thù địch kể từ khi ông Tập Cận Bình lên làm Chủ tịch ĐCSTQ vào năm 2012.
Hôm 05/07, ông Poling cho biết trong cuộc thảo luận với CSIS về cuốn sách mới nhất của mình, “Tình Thế Nguy Hiểm: Thế Kỷ Của Mỹ Quốc Ở Biển Đông” (On Dangerous Ground: America’s Century in the South China Sea).
Ông cho biết, cuốn sách này chú trọng nghiên cứu sự tương giao giữa cam kết của Mỹ đối với quyền tự do trên biển và mạng lưới liên minh đang phát triển của nước này trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tranh chấp lãnh thổ
Ông Poling nói, việc liễu giải được lịch sử của các yêu sách chủ quyền khác nhau đối với Biển Đông, và vai trò của Hoa Kỳ trong các yêu sách đó là điều sống còn để có thể lý giải được tình hình hiện tại trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
“Lịch sử của chúng ta về Biển Đông đã bị lệch lạc,” ông Poling tiếp tục. “Các tranh chấp lãnh thổ vào thời điểm này đã diễn ra hơn một thế kỷ và thường bị bỏ sót trong lịch sử như chúng ta thường kể là Hoa Kỳ đã hiện diện ở đó suốt thời gian qua.”
Ông Poling giải thích rằng vai trò của Hoa Kỳ trong việc định hình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là lâu đời hơn vai trò của ĐCSTQ, và động cơ của họ xuất phát từ vị thế của họ trong khu vực này như một “cường quốc thống lãnh” vì họ đã từng chiếm đóng thuộc địa ở Philippines trong thời gian đầu thế kỷ 20.
“Về cốt lõi, lợi ích của Hoa Kỳ vẫn khá ổn định,” ông nói.
Ông cho biết, trong số những lợi ích đó là duy trì các cam kết liên minh và tuân thủ luật hàng hải quốc tế để bảo đảm quyền tiếp cận các tuyến đường biển cho cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, không giống như Hoa Kỳ, ông Poling nói rằng các yêu sách của ĐCSTQ đối với khu vực này phần lớn được dựng lên từ những điều vu vơ vô căn cứ, và giới lãnh đạo của ĐCSTQ đã vạch định các đường phân cách một phần Biển Đông trên tấm bản đồ và tự ý tuyên bố chủ quyền đối với mọi thứ hiện diện bên trong khu vực này, mặc dù họ không hề có sự hiện diện nào trên bất kỳ hòn đảo nào trong khu vực vào thời điểm đó.
“Chưa từng có quan chức Trung Quốc nào đặt chân lên [các Quần đảo đó],” ông Poling nói. “Họ không biết điều họ đang tuyên bố là gì. Họ chỉ vẽ một đường xung quanh khu vực này và nói rằng bất kỳ hòn đá hay hòn đảo nào mà các vị có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trong phạm vi đường phân giới này đều thuộc về Trung Quốc. Và đó là cơ sở cho các yêu sách của Trung Quốc từ những năm 1930 cho đến ít nhất là đầu những năm 1990.”
Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi vào năm 1988, khi mà nhà cầm quyền Trung Quốc tấn công Việt Nam sau khi quân đội Việt Nam tuyên bố chủ quyền với một bãi đá ngầm ở Quần đảo Trường Sa. Sau vụ việc này, Bắc Kinh đã mở rộng yêu sách của mình bao gồm tất cả các vùng nước và vùng trời trên khắp vùng biển này, đồng thời coi yêu sách của họ là “quyền lịch sử.”
Hành động gây hấn của ĐCSTQ
Kể từ đó, chính quyền Trung Quốc đã xây dựng nhiều hòn đảo nhân tạo trên khắp khu vực này, nơi mà họ đã sử dụng để đặt các thiết bị quân sự và thổi phồng các yêu sách của mình. Điều này bảo đảm rằng ĐCSTQ có thể tiếp cận với nguồn dự trữ khí tự nhiên và nguồn đánh bắt phong phú của khu vực này, đồng thời tạo ra rào cản lớn hơn cho cộng động quốc tế trong việc tiếp cận các nguồn tài nguyên đó.
Ông Poling cho biết: “Tất cả những điều này rõ ràng là bất hợp pháp, trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc đã từng giúp đàm phán.”
“Giờ đây, đột nhiên Trung Quốc lại đưa ra những yêu sách này, vốn xâm phạm trực tiếp đến quyền của các tàu Hoa Kỳ, phi cơ Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ, và đang đe dọa phá hoại toàn bộ hệ thống luật hàng hải quốc tế mà Hoa Kỳ đang nỗ lực duy hộ.”
ĐCSTQ vẫn tiếp tục không bị cản trở trong nỗ lực bành trướng khả năng tiếp cận các nguồn lực chiến lược, và phần lớn đã thành công khi nhắm mục tiêu vào các quốc gia nhỏ bé và trung lập để đe dọa, đồng thời chắc chắn sẽ không kéo Hoa Kỳ vào các cuộc tranh chấp khác nhau của họ.
Ông Poling nói, giờ đây, Hoa Kỳ có mọi thứ ngoại trừ khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và họ cần phải tạo ra áp lực kinh tế và ngoại giao to lớn lên Bắc Kinh để tháo gỡ hoàn toàn sự bế tắc ở Biển Đông.
Ông Poling cho biết, với mỗi hòn đảo mới và việc bố trí quân sự, ĐCSTQ đang “thắt chặt dây thòng lọng” đối với khu vực này và đe dọa biến Biển Đông thành một “cái ao làng của Trung Quốc.”
“Trung Quốc hiện đang có sự lấn át đáng kể so với Hoa Kỳ trong khu vực này,” ông Poling nói. “Họ thống trị cả vùng trời, biển cả, và quang phổ điện từ.”
“Thật nguy hiểm, chúng ta đang tiến gần đến mức tự do hàng hải không còn tồn tại ở Biển Đông.”
Ông Andrew Thornebrooke là một phóng viên của The Epoch Times, chuyên đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với trọng tâm là quốc phòng, các vấn đề quân sự, và an ninh quốc gia. Ông có bằng Thạc sĩ lịch sử quân sự tại Đại học Norwich.