Viên minh châu đã mất: Nền văn minh Khoa học Kỹ thuật của Trung Quốc cổ đại (P.4)
Xem thêm Phần 1, phần 2, Phần 3.
Người Trung Quốc cổ đại có thể nắm giữ khoa học kỹ thuật phi thường đều hiểu Thiên mệnh, họ biết rằng có một số kỹ thuật cũng không thể tiếp tục được lưu truyền. Ví dụ, tại sao những con chim máy do Lỗ Ban chế tạo không được lưu truyền lại?
Chúng ta có thể tưởng tượng rằng, nếu trong thời đại của Lỗ Ban, những người bình thường có thể đi du lịch khắp nơi bằng phi cơ hoặc sử dụng phi cơ không người lái để chiến đấu, thì quá trình phát triển của lịch sử nhân loại do Thần sắp đặt có thể sẽ bị thay đổi. Lỗ Ban đã có thể chế tạo ra một cỗ máy tiên tiến như vậy, nên ông cũng có thể hiểu được sự thật này. Do đó, Lỗ Ban chỉ chế tạo phi cơ cho riêng mình sử dụng, không phổ biến kỹ thuật này vào thời điểm đó. Khi lịch sử nhân loại phát triển đến thời cận đại và phi cơ xuất hiện, thì loại kỹ thuật kia của Lỗ Ban cũng không cần đến nữa.
Gia Cát Lượng cũng như vậy, ông kỳ thực không phải là người bình thường. Khi đề xuất “Long Trung đối sách”, ông đã biết rằng thiên hạ sẽ được chia thành ba, và ông phải hỗ trợ Lưu Bị để hoàn thành Thiên mệnh. Gia Cát Lượng cũng biết Thiên mệnh sẽ không cho phép Thục Hán hoàn thành việc thống nhất, nhưng ông vẫn cần phải “Lục xuất Kỳ Sơn” (6 lần xuất quân ra Kỳ Sơn), tận trung với di mệnh của Lưu Bị.
Cả đời Gia Cát Lượng đã có rất nhiều phát minh, trong đó Mộc ngưu Lưu mã (trâu gỗ ngựa máy) là kỳ diệu nhất, kỹ thuật này cũng không được lưu truyền. Một khả năng rất cao là Gia Cát Lượng biết rằng ông có thể sử dụng cỗ máy tự động này để vận chuyển lương thực và cỏ để hoàn thành Thiên mệnh “Lục xuất Kỳ sơn” của mình, nhưng ông không thể đem thứ tiên tiến này lưu truyền lại.
Theo vũ trụ quan “Thiên nhân hợp nhất”, người cổ đại hiểu rằng tất cả trí tuệ của con người, nguồn cảm hứng cho các phát minh và tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đều đến từ sự khải thị của Thần. Con người ở thời đại nào, sử dụng công nghệ gì và phát minh, sáng tạo ra loại đồ dùng gì, thì cũng phải tuân theo Thiên ý, mà không thể tùy ý quấy nhiễu hoặc thay đổi hình thức và tiến trình phát triển của xã hội nhân loại do Thần an bài. Ngoài ra, người xưa cũng biết vạn vật trên đời đều có linh tính, vậy nên cũng không dùng sức mạnh của khoa học kỹ thuật để phá hủy môi trường tự nhiên, sẽ không cho phép sức mạnh của khoa học kỹ thuật cải biến lối sống do Thần đặt định cho con người để duy trì trình độ đạo đức.
Người Trung Quốc cổ đại không chỉ có thể lĩnh hội Thiên Đạo và nhận biết Thiên cơ, mà còn có thể từ trong Thiên cơ đắc được nguồn cảm hứng và khải thị cho những phát minh sáng tạo. Phương thức kế thừa những kỹ thuật này cũng là thuận theo Thiên Đạo, vậy nên khoa học kỹ thuật được phát triển theo cách này quả là phù hợp với từ hai từ “văn minh”. Vậy nên khoa học kỹ thuật thời Trung Quốc cổ đại có lẽ mới là nền “văn minh khoa học kỹ thuật” thực sự.
Con đường cụt của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại
Kỳ thực, nền văn minh của nhân loại không chỉ có một lần. Nền văn minh nhân loại mà chúng ta đang sinh sống bắt đầu cách đây khoảng 5,000 năm, nhưng khảo cổ học đã phát hiện ra rằng hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, hàng triệu năm hoặc thậm chí hàng trăm triệu năm trước, trên Trái Đất đã có những nền văn minh nhân loại rất phát triển, những nền văn minh này được giới học thuật gọi là “văn minh tiền sử”.
Chúng ta lấy một ví dụ nổi tiếng nhất. Vào năm 1972, một nhà máy hạt nhân của Pháp đã phát hiện trong quặng uranium nhập khẩu từ nước Cộng hòa Gabon ở Phi Châu, có một số uranium 235 đã được sử dụng. Sau đó, các khoa học gia đã đi khảo sát và xác nhận có 15 lò phản ứng hạt nhân vào thời tiền sử ở các khu vực khai thác uranium của Gabon. Các lò phản ứng hạt nhân này được xây dựng cách đây khoảng 2 tỷ năm, được chôn sâu hàng chục km dưới lòng đất, và đã hoạt động trong khoảng 500,000 năm. Khám phá này đã lần ra dấu vết lịch sử của một nền văn minh nhân loại từ 2 tỷ năm trước.
Ở Pakistan có một thành phố cổ được gọi là Mohenjo-daro, được phát hiện vào năm 1922. Các nhà khảo cổ học suy đoán, thành phố cổ này đã tồn tại cách đây khoảng 4,500 năm và là một phần của nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Dưới góc độ kiến trúc đô thị, nền văn minh ở đây lúc bấy giờ vô cùng phát triển. Các nhà khảo cổ học sau đó phát hiện ra rằng, thành phố cổ đại này đã bị phá hủy trong một vụ nổ lớn. Các nghiên cứu sâu hơn đã phát hiện ra rằng, có một thi thể thủy tinh xuất hiện sau một vụ nổ hạt nhân tại địa điểm này, xương của thi thể này chứa bức xạ hạt nhân bất thường. Ông Oppenheimer, cha đẻ của bom nguyên tử, sau khi đọc hồ sơ của Mohenjo-daro đã nói rằng, “Nó không khác gì một cuộc tấn công hạt nhân”.
Ngoài ra, tàn tích của các cuộc chiến tranh hạt nhân thời tiền sử cũng được tìm thấy ở Babylon, sa mạc Sahara và sa mạc Gobi ở Mông Cổ. Những viên đá thủy tinh trong các khu di tích này giống hệt với những viên đá ở bãi thử vụ nổ hạt nhân ngày nay. Những phát hiện này cho thấy nhân loại đã có nhiều nền văn minh thời tiền sử, và chiến tranh hạt nhân bùng nổ có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của các nền văn minh này.
Hiện nay, đã có 9 quốc gia trên Trái Đất được trang bị vũ khí hạt nhân, đủ để phá hủy nền văn minh hiện có của chúng ta hàng chục lần. Có một câu chuyện rằng, một phóng viên đã từng hỏi Einstein là nhân loại sẽ sử dụng loại vũ khí gì trong chiến tranh thế giới thứ ba? Einstein trả lời rằng ông không biết vũ khí trong Thế chiến thứ 3 là gì, nhưng ông biết vũ khí của nhân loại trong Thế chiến thứ 4 là gậy và đá. Khi con người từ bỏ những lời dạy bảo của Thần, rời xa đạo đức, tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân và những vũ khí tối tân hơn có khả năng hủy diệt toàn bộ nền văn minh, thì nền văn minh này sẽ đi về đâu?
Trên thực tế, nền văn minh phương Tây ban đầu cũng có yếu tố “Thiên nhân hợp nhất”, bởi vì kính ngưỡng Thần linh là một truyền thống văn hóa chung của nhân loại, nói cách khác văn hóa chính thống của nhân loại là một hệ thống văn hóa được Thần truyền. Ở phương Tây, những công trình kiến trúc đẹp nhất luôn là đền thờ hoặc giáo đường. Văn học, âm nhạc và hội họa của phương Tây thời kỳ đầu đều lấy việc ca ngợi Thần làm nội dung cơ bản, các loại hình nghệ thuật này ở phương Tây cũng là phát triển từ hệ thống nghệ thuật của tôn giáo. Triết học phương Tây sơ khai cũng là một hệ thống nhận thức cao cấp mang theo các nhân tố tu luyện, nhưng có lẽ bắt đầu từ thời Aristotle, triết học phương Tây ngày càng có nhiều yếu tố suy đoán hơn, nhân tố tu luyện càng ngày càng ít. Cuối cùng, nhân tố tu luyện cũng chỉ được giữ lại trong tôn giáo, trong khi cuộc sống thế tục được chỉ đạo bởi một hệ thống triết học suy đoán thế tục hóa. Không giống như văn hóa Trung Quốc, các nhân tố tu luyện và “thiên nhân hợp nhất” tràn ngập khắp mọi lĩnh vực từ trong tôn giáo đến cuộc sống.
Nếu xem xét toàn diện lịch sử nhân loại từ góc độ “Thiên nhân hợp nhất” và nền Văn hóa Thần truyền, chúng ta sẽ thấy rằng sự phát triển của xã hội nhân loại có cả yếu tố Thiên mệnh và yếu tố Con người. Trong quá trình lịch sử nhân loại, nếu yếu tố Con người luôn thuận theo Thiên ý và tuân theo mô hình phát triển của nền văn minh với lý niệm “Thiên nhân hợp nhất”, thì xã hội nhân loại sẽ phát triển lành mạnh, sự phát triển của văn minh vật chất và văn minh khoa học kỹ thuật sẽ không mang tai họa đến cho con người. Ngược lại, nếu yếu tố Con người đi chệch hướng Thiên mệnh, để văn minh vật chất và khoa học kỹ thuật phát triển nhưng không chịu sự ước thúc của Thiên ý và Đạo đức, thì sức mạnh khoa học kỹ thuật của nhân loại sẽ ngày càng phát triển theo chiều hướng hủy diệt.
Thật không may, kể từ khi bắt đầu nền văn minh công nghiệp hiện đại, với sự truyền bá của Chủ nghĩa vô Thần và sự phá hoại một cách hệ thống văn hóa phương Đông và phương Tây của Đảng Cộng sản, đạo đức đang ngày càng trượt xuống. Nền văn minh nhân loại đã hoàn toàn đi chệch khỏi con đường phát triển do Thần sắp đặt, và khoa học kỹ thuật hiện đại đang dẫn nhân loại đến con đường tự diệt vong.
Khoa học kỹ thuật là phương tiện quan trọng để con người cải thiện điều kiện sống, tuy nhiên, sự phát triển của khoa học kỹ thuật từ thời cận đại đến nay rõ ràng đã xảy ra vấn đề. Nhân loại đã sản xuất một số lượng lớn vũ khí hạt nhân và vẫn đang phát triển trí tuệ nhân tạo, kết thúc của con đường phát triển khoa học kỹ thuật này là gì? Cẩn thận suy nghĩ kỹ một chút là phi thường đáng sợ.
Như vậy, giữa sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự thịnh vượng của nền văn minh nhân loại có tồn tại xung đột nào không? Rõ ràng là không. Nền văn minh khoa học kỹ thuật cổ đại của Trung Quốc được trình bày trong loạt bài viết này đã thực sự chỉ ra một hướng khác cho sự phát triển khoa học kỹ thuật. Nền văn minh khoa học kỹ thuật thời Trung Quốc cổ đại không chỉ có kỹ thuật tiên tiến, mà còn tôn trọng lý niệm “Thiên nhân hợp nhất”, làm cho nền văn minh khoa học kỹ thuật này rất bền vững.
Có sự khác biệt cơ bản giữa nền văn minh khoa học kỹ thuật cổ đại và nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại. Nền văn minh khoa học kỹ thuật cổ đại là dựa trên tiền đề tôn kính các vị Thần, lấy “Thiên nhân hợp nhất” làm mục đích cuối cùng cho sự phát triển; còn cái khung cơ bản của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại là được xây dựng trên nền tảng Thuyết vô thần, thiếu sự ước thúc của đạo đức và sự chỉ dẫn của Thiên ý, vì vậy càng phát triển càng chệch hướng.
(Hết)
Tác giả: Huệ Hổ Vũ
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ