Văn phòng ngân sách quốc hội: Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ chạm trần nợ trước tháng 11/2021
Hôm 21/07, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) cho biết Bộ Tài chính Hoa Kỳ dự kiến sẽ cạn kiệt giới hạn nợ trước tháng 10/2021 hoặc tháng 11/2021, khi Đảng Dân Chủ tìm cách nâng giới hạn đó [nhằm phục vụ] cho hàng ngàn tỷ dollar tài trợ. Đảng Cộng Hòa nói rằng họ phản đối hành động này.
Tính đến ngày 30/06, thêm một khoản 6.5 ngàn tỷ USD đã được vay, nâng tổng số nợ liên bang lên 28.5 ngàn tỷ USD. Hạn mức nợ mới sẽ được quyết định vào tháng 08/2021.
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống (TT) Joe Biden đã ký gói cứu trợ COVID trị giá 1.9 ngàn tỷ USD và Đảng Dân Chủ đang chuẩn bị thúc đẩy một gói 3.5 đến 6 ngàn tỷ USD khác dành cho cơ sở hạ tầng, hành động biến đổi khí hậu, và các sáng kiến khác do Đảng Dân Chủ hậu thuẫn thông qua tới bàn của TT Biden, với hoặc không có sự ủng hộ của Đảng Cộng Hòa.
Các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa đã phản đối các đề nghị cho gói 1.9 ngàn tỷ USD và hiện đang phản đối đạo luật cơ sở hạ tầng trị giá 3.5 ngàn tỷ USD, coi đó là chi tiêu lãng phí sẽ chỉ làm tăng lạm phát và thuế.
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào sáng ngày 21/07, lãnh đạo Đảng Cộng Hòa tại Thượng viện Mitch McConnell nói với Punchbowl News rằng,“Tôi không thể tưởng tượng sẽ có một cuộc bỏ phiếu nào của Đảng Cộng Hòa để nâng trần nợ sau những gì chúng ta đã trải qua.” Ông nói: “Tôi không thể tưởng tượng được một đảng viên Đảng Cộng Hòa nào trong môi trường mà chúng ta đang hiện hữu này – chính sách thuế và chi tiêu theo kiểu miễn phí cho tất cả – lại bỏ phiếu để nâng giới hạn nợ.”
Giới hạn nợ – còn được gọi là trần nợ – là số nợ tối đa mà Bộ Tài chính có thể phát hành cho công chúng hoặc cho các tổ chức khác của liên bang. Con số này do Quốc hội ấn định thông qua quy trình lập pháp và đã tăng lên trong những năm qua để tài trợ cho hoạt động của chính phủ.
Văn phòng ngân sách [Quốc hội] ước tính rằng, nếu giới hạn nợ không thay đổi, khả năng vay nợ thông qua các gói dự luật [chi tiêu] sẽ cạn kiệt và Bộ Tài chính có thể sẽ cạn tiền mặt vào tháng 11/2021.
Văn phòng này cho biết trong báo cáo của mình rằng, “Thời điểm và quy mô của các nguồn thu [ngân sách] và chi tiêu trong những tháng tới có thể khác biệt đáng kể so với các dự đoán của CBO. Do đó, các gói dự luật [chi tiêu] bất thường [không nằm trong kế hoạch] có thể bị cạn kiệt, và Bộ Tài chính có thể hết tiền mặt, hoặc sớm hoặc muộn hơn so với các dự đoán của CBO.”
Thượng nghị sĩ Joni Ernst (Cộng Hòa-Iowa), một người thẳng thắn phản đối tình trạng bội chi liên bang, gần đây đã ủng hộ dự luật của Thượng nghị sĩ Rick Scott (Cộng Hòa-Florida), Đạo luật Kiểm soát Nợ Khẩn cấp Liên bang, nhằm kiềm chế một số khoản vay của chính phủ.
Bà Ernst nói trong một tuyên bố họp báo hồi tháng 06/2021 rằng, “Bất chấp khoản nợ gần 30 ngàn tỷ USD, TT Biden và các đảng viên Dân Chủ tại Quốc hội vẫn tiếp tục đề nghị chi bổ sung thêm hàng ngàn tỷ dollar cho người nộp thuế. Nếu người dân Iowan phải sống trong phạm vi khả năng của họ và cân đối ngân sách của họ, [thì] chính phủ liên bang của chúng ta cũng nên làm như vậy. Dự luật này thực hiện các bước thông thường để buộc các chính trị gia Hoa Thịnh Đốn phải chịu trách nhiệm và cung cấp một lộ trình để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của quốc gia chúng ta.”
Dự luật sẽ yêu cầu Văn phòng Quản lý và Ngân sách tuyên bố “Tình trạng khẩn cấp về Nợ Liên bang” trong bất kỳ năm tài chính nào mà khoản nợ vượt quá 100% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của năm đó, điều này sau đó sẽ kích hoạt một số điều khoản để giúp kiểm soát và giảm nợ liên bang về các mức dưới 100% GDP.
Giám đốc Chính sách Liên bang của Liên minh Người nộp thuế Quốc gia (NTU), ông Andrew Lautz, ca ngợi đạo luật này, nói rằng những người đại diện của quốc gia được bầu trong Quốc hội cần phải kiểm soát được mức thâm hụt.
Ông Lautz nói, “Quốc hội cần phải xem xét nghiêm túc về mức nợ và các mức thâm hụt kỷ lục, đồng thời cũng cần làm việc để tránh việc tăng thuế ngược trở lại vào tầng lớp trung lưu và các doanh nghiệp nhỏ. Đạo luật Kiểm soát Khẩn cấp Nợ Liên bang của Thượng nghị sĩ Scott sẽ cung cấp cho Quốc hội những công cụ cần thiết để giải quyết nợ một cách có ý nghĩa khi nó phát triển lớn hơn quy mô của nền kinh tế. NTU hoan nghênh Thượng nghị sĩ Scott đã dẫn đầu nỗ lực có trách nhiệm về mặt tài chính này,”
Trong khi đó, trong một cuộc điều trần trước Quốc hội vào tháng 06/2021, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã khẩn cầu các nhà lập pháp nâng mức trần nợ hoặc nếu không sẽ phải đối mặt với những kết quả thảm khốc đối với các chính sách phúc lợi xã hội dành cho người Mỹ vốn có nhiều người phụ thuộc vào.
Bà Yellen đã nói rằng, “Nếu không tăng giới hạn nợ sẽ gây ra những hậu quả kinh tế hoàn toàn thảm khốc. Việc chính phủ Hoa Kỳ mất khả năng thanh toán cho các nghĩa vụ pháp lý của mình sẽ là một điều chưa từng xảy ra một cách trật tự trong lịch sử Hoa Kỳ. Tôi tin rằng việc này sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính, việc này sẽ đe dọa công ăn việc làm và tiền tiết kiệm của người Mỹ. Và vào thời điểm khi chúng ta vẫn đang phục hồi sau đại dịch COVID, tôi khẩn cầu Quốc hội, đơn giản là hãy bảo vệ niềm tin và tín nhiệm đầy đủ của Hoa Kỳ bằng cách hành động để tăng hoặc đình chỉ giới hạn nợ càng sớm càng tốt.”
Do Masooma Haq thực hiện
Kim Liên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: