Ủy ban Hạ viện thông qua dự luật nhắm vào hoạt động kiểm duyệt phim của ĐCSTQ
Hôm 26/07, Ủy ban Ngoại vụ Hạ viện đã thông qua một dự luật cấm Bộ Ngoại giao giúp các hãng phim kiểm duyệt phim thay mặt cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ủy ban này đã thông qua Đạo luật Ngăn chặn các Chế độ Cộng sản Tham gia Chỉnh sửa Ngay bây giờ (Đạo luật SCREEN), với tỷ lệ 26 phiếu thuận và 23 phiếu chống. Dự luật do Dân biểu Mark Green (Cộng Hòa-Tennessee) giới thiệu, hiện được đưa ra Hạ viện để bỏ phiếu chính thức.
Đạo luật SCREEN sẽ trao quyền cho Ngoại trưởng để cho phép Bộ Ngoại giao trợ giúp kỹ thuật cho một công ty Hoa Kỳ sản xuất phim miễn là công ty đó cung cấp cho Ngoại trưởng danh sách các bộ phim mà công ty này đã sản xuất trong thập niên qua, cụ thể là những bộ phim đã và đang được đệ trình lên ĐCSTQ để thẩm định trước khi công chiếu cho khán giả ở Trung Quốc. Bộ Ngoại giao sẽ cấm trợ giúp kỹ thuật cho những công ty nào đã làm việc với ĐCSTQ trong lĩnh vực điện ảnh.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc không có quyền quyết định nội dung phim của Hoa Kỳ. Các nhà làm phim ở Mỹ quốc đáng lẽ phải cảm thấy thoải mái khi thể hiện tinh thần ái quốc theo cách mà họ muốn mà không sợ ông Tập Cận Bình yêu cầu họ gỡ bỏ các hình ảnh về quốc kỳ của Mỹ quốc hay Tượng Nữ thần Tự do,” ông Green nói.
Năm ngoái, Sony đã từ chối đề nghị của ĐCSTQ về việc xóa một cảnh có Tượng Nữ thần Tự do trong bộ phim “Spiderman: Now Way Home” (Người nhện: Không còn nhà).
Phim “Top Gun: Maverick” (Phi Công Siêu Đẳng Maverick) đã kiểm duyệt biểu tượng quốc kỳ của Đài Loan trên áo khoác của nam diễn viên chính, vì Trung Quốc đã tuyên bố rằng Đài Loan là của họ. Họ đã rút lại hành động kiểm duyệt này.
“Việc cho phép Bắc Kinh quyền phê duyệt đối với các kịch bản phim của chúng ta là hoàn toàn tương phản với phong cách của người Mỹ và tạo ra một tiền lệ nguy hiểm,” ông Green nói tiếp. “Phim ảnh của chúng ta là để thể hiện văn hóa Mỹ quốc và điều đó không nên bị ảnh hưởng bởi một nhà độc tài cách bờ biển của chúng ta 7,000 dặm.”
Ông nói: “Đạo luật SCREEN của tôi cho thấy rằng Hoa Kỳ sẽ không bị hiếp đáp, không phải trên trường quốc tế hay trên sân khấu Oscar.”
Ông nói với The Epoch Times rằng bước tiến này là một “chiến thắng quan trọng đối với nền điện ảnh Mỹ quốc và tinh thần ái quốc – chưa kể đây sẽ một thất bại nhục nhã đối với ĐCSTQ.”
Sau khi dự luật được ban hành, luật yêu cầu Ngoại trưởng trong vòng 180 ngày và sau đó là mỗi năm một lần, phải nộp một báo cáo cho Ủy ban Ngoại giao của Thượng viện và Ủy ban Ngoại vụ của Hạ viện về các tổ chức nhận trợ giúp của Bộ Ngoại giao nhưng lại đệ trình phim cho ĐCSTQ thẩm định “trong khoảng thời gian ngắn hơn khoảng thời gian 10 năm trước đó hoặc khoảng thời gian bắt đầu vào ngày ban hành” dự luật. Luật cũng yêu cầu Ngoại trưởng đưa ra các mô tả về những bộ phim đó.
Gần đây, Bộ Quốc phòng đưa ra chính sách không làm việc với các tổ chức gửi phim của họ cho ĐCSTQ thẩm định.
Bản tin có sự đóng góp của Eva Fu
Hồng Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times