Tu viện Strahov: Thánh tích ẩn mình tại Prague
Tu viện Strahov, một thánh tích ẩn mình tại thành phố Prague, Cộng hòa Séc, là một công trình mang tính lịch sử, phản ánh những giá trị văn hóa và tinh thần của người Séc qua nhiều thời kỳ.
Tu viện Strahov được xây dựng tại Prague, Cộng hòa Séc vào khoảng năm 1143 bởi Giám mục Olomouc Jindrich Zdík sau chuyến hành hương của ngài (đến Thánh địa – khu vực giữa sông Jordan và biển Địa Trung Hải) vào năm 1138. Từ khi có sự xuất hiện của các thành viên thuộc tu hội Premonstratensia từ Đức, cộng đồng tu viện tại đây đã phát triển mạnh mẽ. Sự hiện diện của họ đã mang lại nhiều sự phát triển về mặt kiến trúc cho tu viện. Tất cả bắt đầu với việc xây dựng bổ xung một Thánh đường theo phong cách Romanesque, và cuối cùng dẫn đến việc xây dựng các tu viện bằng đá.
Tu viện đã đứng vững trước thử thách của thời gian cùng với việc hứng chịu những thảm họa và các cuộc tấn công trong suốt nhiều thế kỷ. Mọi hư hại đều nhanh chóng được xử lý qua những lần tái thiết cẩn thận bởi các tu viện trưởng như ngài Jan Lohelius và ngài Kašpar Questenberg. Hai người cũng đã cho xây dựng bổ sung thêm các công trình mới cho tu viện bao gồm những khu vườn, một nhà máy sản xuất bia, và thậm chí họ còn cho xây dựng một số công trình bổ sung cho thị trấn bao gồm Trường Đại học St Norbert ở thị trấn New Prague. Trong suốt thế kỷ 17 và 18, các vị tu viện trưởng khác tiếp tái thiết tu viện sau thời kỳ chiến tranh.
Những điểm đặc sắc của tu viện Strahov
Hội trường Thần học, một phần của thư viện Strahov, được xây dựng theo phong cách Baroque và được hoàn thành vào năm 1679 dưới thời Trụ trì Jeroným. Bổ sung cuối cùng cho khu phức hợp là Sảnh Triết học – The Philosophical Hall. Sảnh Triết học được xây dựng theo phong cách cổ điển dưới thời tu viện trưởng Václav Mayer, người đã hoàn thành tòa nhà vào khoảng năm 1794-1797. Không có sự bổ sung đáng kể nào nữa sau thời kỳ này và các thế hệ tu viện trưởng tiếp theo chỉ chú tâm vào việc sửa chữa và bảo dưỡng những chi tiết nhỏ bên ngoài.
Như mong muốn của ngài tu viện trưởng Mayer, Thư viện Triết học – Philosophical Hall library đã được công chúng đón nhận, công trình này đóng một vai trò to lớn trong công cuộc chấn hưng đất nước của Séc vào thế kỷ 18 và 19. Sau đó là một thời kỳ trỗi dậy mạnh mẽ vô cùng thịnh vượng của quốc gia này cho đến khi chính quyền cộng sản kiểm soát đất nước vào những năm 1950. Trong thời kỳ này, các thành viên của tu hội Premonstratensia đã bị trục xuất. Đồng thời, tu viện và các thư viện được chuyển thành Đài tưởng niệm Văn học Quốc gia, từ đây, toàn bộ công trình trở thành đối tượng nghiên cứu khảo cổ.
Tu viện Strahov đã được trả lại cho các thành viên của tu hội Premonstratensia sau cuộc Cách mạng Nhung vào năm 1989, cuộc cách mạng này do những người biểu tình chống chế độ cộng sản lãnh đạo. Sự kiện trên cũng đã chấm dứt tình trạng độc đảng tại Cộng hòa Séc.
Thánh đường
Thánh đường ba gian được xây theo phong cách Romanesque. Công trình được xây dựng như một phần của Nhà thờ Đức Mẹ Đồng trinh Mary và được coi là một trong những công trình bổ sung đầu tiên cho tu viện vào thế kỷ 12. Sau đó, nơi này được tái dựng lại theo phong cách Gothic sau một trận hỏa hoạn vào năm 1258. Theo thông tin được cung cấp bởi tu viện Strahov, trần phẳng bằng gỗ đã được thay thế bằng cấu trúc mái vòm, đồng thời, một số chi tiết khác cũng đã được thay thế. Trong nhiều thế kỷ sau đó, nhà thờ sẽ trải qua nhiều sự thay đổi về mặt kiến trúc, bao gồm một cuộc chuyển đổi vào thời kỳ Phục hưng, và sau đó là một cuộc đại tu mang phong cách Baroque.
Hiện nay, gian giữa (phần trung tâm của nhà thờ kéo dài từ cổng chính đến cầu thang) có kích thước: dài 63m, rộng 10m và cao 16m. Ở cuối gian này là một bàn thờ lớn bằng đá cẩm thạch. Ngoài ra, có 10 bàn thờ phụ nằm dọc theo chiều dài của vương cung thánh đường. Hầm của nhà thờ có các họa tiết vẽ Đức Mẹ Đồng Trinh Maria do nghệ sĩ Neunhertz thực hiện vào năm 1774, đồng thời có các bức bích đánh dấu những giai đoạn cuộc đời của ngài St Norbert nằm trên các bức tường nằm ở gian giữa.
Hội trường Thần học
Công trình kiến trúc mang phong cách Baroque này được coi là phần lâu đời nhất của thư viện. Tại đây có hơn 18,000 tuyển tập văn học được lưu trữ theo chiều dọc của công trình trên các giá sách bằng gỗ – điều này nhắc chúng ta về khái niệm thư viện Baroque về việc lưu trữ sách theo phương thẳng đứng. Theo tu viện, phía trên mỗi giá sách đều có chạm khắc những họa tiết, và những chiếc hộp gỗ cũng được phủ một lớp sơn vàng mỏng. Những đồ trang trí này trưng bày những bức tranh tương ứng trực tiếp liên quan đối với loại tài liệu được lưu trữ trên các kệ bên dưới. Thư viện còn có các bức bích họa ghi chép các câu châm ngôn trong Thánh kinh.
Thư viện thứ hai của tu viện được xây dựng vào cuối thế kỷ 18 nhằm có thêm không gian để lưu trữ thêm nhiều đầu sách. Được xây dựng theo phong cách cổ điển, thư viện phô bày những giá sách nguyên bản bằng gỗ óc chó được chạm khắc thủ công. Có nhiều bức bích họa được vẽ vào năm 1794 bởi họa sĩ người Vienna Anton Maulbertsch trên trần của thư viện này. Những bức tranh thể hiện sự phát triển của khoa học và tôn giáo cùng với tác động và ảnh hưởng qua lại của chúng. Các họa tiết đó như một lời nhắc nhở rằng nền tảng của trí tuệ thực sự là nằm ở trong tôn giáo. Sự phát triển của nhân loại cũng được thể hiện qua các bức vẽ về các nhân vật quan trọng bao gồm Adam và Eve, Moses, Noah, tiếp đến là sự phát triển của Văn minh Hy Lạp, và sự xuất hiện của các triết gia như Socrates, Diogenes và Democritus.
Thư viện có 42,000 đầu sách từ tôn giáo, y học, toán học, triết học, địa lý, lịch sử, thiên văn học, v.v.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: