Từ tiết mục ‘Hoa Mộc Lan’, nhìn lại Đạo hiếu trong đạo đức truyền thống
Ông Văn Chiêu (Wen Zhao), nhà nghiên cứu về các vấn đề Trung Quốc, cũng là khán giả khách mời của Dạ tiệc Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu năm 2007 của Công ty Nghệ thuật Biểu diễn ShenYun ở Toronto. Trong buổi biểu diễn kéo dài hơn hai tiếng, màn vũ kịch “Hoa Mộc Lan” để lại ấn tượng sâu sắc nhất và khơi gợi rất nhiều suy tư trong lòng tác giả.
Dưới đây là những chia sẻ của tác giả Văn Chiêu sau khi thưởng tức vở vũ kịch “Hoa Mộc Lan”:
Mộc Lan thay cha tòng quân, đến ngày công thành danh toại lại cáo biệt hồi hương, câu chuyện này bắt nguồn từ bài dân ca “Mộc Lan Từ” thời Bắc triều. Thời ấy, những đứa trẻ tầm 7-8 tuổi đều thuộc làu mấy câu thơ “Than thở lại thở than, Mộc Lan dệt bên cửa.” Câu chuyện về Hoa Mộc Lan nổi tiếng đến mức còn thu hút sự quan tâm của “gã khổng lồ” giải trí Walt Disney. Có thể nói, rất nhiều trẻ em Trung Quốc sinh ra ở Bắc Mỹ lần đầu biết đến câu chuyện Hoa Mộc Lan là nhờ có bộ phim hoạt hình “Mulan” của Disney.
Tuy nhiên, một điều đáng tiếc của bộ phim là, khi Disney tiếp cận câu chuyện này đã thêm góc nhìn từ phương Tây và thị hiếu của khán giả hiện đại. Ví dụ: trong bộ phim mang đậm tinh thần chủ nghĩa cá nhân – Mộc Lan muốn chứng tỏ giá trị của bản thân, hay tư tưởng về nữ quyền, và nhiều quan điểm về tình yêu của xã hội hiện đại. Điều này khiến hình tượng Mộc Lan trên màn ảnh và Mộc Lan nguyên bản trong các bài dân ca Bắc Triều có sự khác biệt rõ rệt.
Disney là nhà sản xuất phim thương mại, công việc của họ là theo đuổi sự nổi tiếng, đáp ứng thị hiếu của công chúng và tạo ra lợi nhuận. Dù vậy, rõ ràng Disney không cách nào trả lời được cho chúng ta một câu hỏi: Tại sao câu chuyện về Mộc Lan vẫn được yêu thích suốt mấy ngàn năm nay?
Tất nhiên, câu chuyện của Mộc Lan trước tiên phản ánh truyền thống hiếu đạo trong văn hóa Trung Hoa, tức là khi cha mẹ có việc, “làm con cái cần tận hiếu” (Nguyên văn: đệ tử phục kỳ lao). Tuy nhiên, có rất nhiều câu chuyện về lòng hiếu đạo trong lịch sử, đơn cử cuốn “Nhị thập tứ hiếu” có những câu chuyện như thế, ví dụ “Vác gạo nuôi cha mẹ”, “Vương Tường nằm băng”, “Mẫn Tổn thuận mẫu”, v.v. Thử hỏi chúng ta có thể nhớ được mấy tấm gương về lòng hiếu thảo trong đó? Ngược lại, câu chuyện Mộc Lan tòng quân tại sao được cả thế hệ già trẻ đều biết đến?
Một số người cho rằng, vì Mộc Lan “nữ phẫn nam trang” khiến câu chuyện trở nên thú vị. Hơn nữa, phụ nữ cổ đại chỉ loanh quanh trong nhà, còn Mộc Lan thân là nữ tử chân yếu tay mềm, lại có thể xông ra nơi chiến trường, làm những điều chỉ nam tử mới làm được, nên nàng nghiễm nhiên trở nên vô cùng nổi bật.
Tất nhiên, tác giả cũng thừa nhận quan điểm này có phần đúng, nhưng Mộc Lan không phải là nữ anh hùng kiệt xuất duy nhất trong thời cổ đại, đơn cử tác phẩm “Thuỷ Hử” có ba nữ kiệt: Mẫu dạ xoa Tôn Nhị Nương, Nhất trượng thanh Hổ Tam Nương, Mẫu đại trùng Cổ Đại Tẩu. Trong các tiểu thuyết và bút ký của nhiều triều đại trước cũng không thiếu các nữ anh hùng, nhưng tại sao họ không nổi danh như Mộc Lan? Phải chăng còn có những nguyên do sâu xa hơn đằng sau câu chuyện về nàng?
Chúng ta hãy cùng quay trở lại chủ đề “Đạo hiếu” thì sẽ hiểu được vì sao hình tượng Mộc Lan lại có thể rung động lòng người đến thế. Từ màn vũ kịch của Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, tác giả cảm thấy rằng, chỉ có tâm tư trong sáng thuần tịnh mới có thể thực sự chạm đến trái tim con người, và tạo sức ảnh hưởng lâu bền. Lòng hiếu thảo của Mộc Lan thực rất đơn thuần, thuần đến mức không xen lẫn bất kỳ một tạp niệm nào khác.
Chúng ta hãy cùng hồi tưởng lại câu chuyện Hoa Mộc Lan, sau khi lập được công lao nơi chiến trường, nàng đã không tiếp nhận phong thưởng quan cao chức trọng, bổng lộc hậu hĩnh, mà lặng lẽ trút bỏ quân phục, trở về bên cha.
“Quy lai kiến thiên tử,
Thiên tử tọa minh đường,
Sách huân thập nhị chuyển,
Thưởng tứ bách thiên cường.
Khả hãn vấn sở dục,
Mộc Lan bất dụng thượng thư lang,
Nguyện tá minh đà thiên lý túc,
Tống nhi hoàn cố hương.”
Tạm dịch:
Về bái yết Thiên tử,
Thiên tử ngồi minh đường.
Xét thưởng hai mươi bậc,
Ban cho trăm ngàn vàng.
Vua dò hỏi ý muốn
Mộc Lan không nhận chức quan sang,
Chỉ xin thiên lý mã,
Đưa về với cố hương”.
Nếu là trong xã hội ngày nay, hành động ấy có thể khiến người ta thực sự khó hiểu. Cớ gì không nhận phong thưởng? Làm quan thì sẽ có nhà cao cửa rộng, thưởng thụ cuộc sống tốt hơn, như thế chẳng phải càng dễ chăm sóc tốt cho cha mẹ sao? Xuất sắc hơn người chẳng phải sẽ càng khiến cha mẹ nở mày nở mặt hay sao?
Đến đây, chúng ta hãy cùng nhau trải nghiệm hành trình tinh thần của Mộc Lan. Ban đầu nàng thay cha tòng quân, vì cha tuổi tác đã cao nhưng một lòng tận trung với nước, khổ nỗi con trai còn thơ dại không thể thay cha san sẻ nỗi niềm. Mộc Lan thương cha hết lòng, không nỡ nhìn cha sống trong gian khổ hiểm nguy, nên hành động thay cha tòng quân của nàng thực chất là một sự quan tâm dành cho cha.
Sau này, nếu nàng ra làm quan, rời xa quê hương, sẽ không thể hết lòng phụng dưỡng cha già, đây chẳng phải sẽ trái ngược với ý nguyện ban đầu của nàng sao? Ngay cả khi nàng có thể đón cha mẹ về ở cùng, nhưng làm quan công việc bộn bề chưa chắc đã có thời gian dành cho cha mẹ, đó có phải là điều nàng thực sự mong muốn không? Câu chuyện của Mộc Lan, từ đầu đến cuối, Mộc Lan làm chuyện gì cũng đều xoay quanh động cơ ban đầu, và “lòng đạo hiếu” là nền tảng cho mọi sự lựa chọn của nàng. Nàng thậm chí không để bất kỳ một yếu tố nào khác xen vào suy nghĩ, ảnh hưởng đến sự lựa chọn của mình.
Một số người có thể chế giễu nàng quá cứng nhắc, không thức thời, không tận dụng cơ hội trước mắt để lựa chọn phương án có lợi nhất, nhưng Mộc Lan đúng là một cô nương đơn thuần, “ngốc nghếch”! Cũng chính điểm này mà tác giả vô cùng ngưỡng mộ nàng, và cảm động trước sự hy sinh của nàng.
Từ câu chuyện Mộc Lan, tác giả đã nghĩ ngay đến câu chuyện của Vua Thuấn. Lòng hiếu thảo của Đế Thuấn cũng nổi tiếng khắp thiên hạ.
“Đạo hiếu” là động cơ căn bản của Mộc Lan và Đế Thuấn, thứ mà họ lựa chọn và từ bỏ đều xuất phát từ động cơ này. Sự đơn thuần không chút tạp lẫn của họ đã khắc sâu trong tâm trí của chúng ta và lưu truyền trong hậu thế.
Trong các tiết mục của Công ty Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun đều thể hiện tinh thần “thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ”. Tinh thần ấy xứng đáng nhận được tán dương, nó thực sự đã chạm đến trái tim của khán giả, khiến chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động khi thưởng thức từng tác phẩm. Chỉ có những tâm tư thuần tịnh mới đem lại sức mạnh, mới có thể lay động trái tim, mới có thể lưu truyền trường cửu…
Video này là một phần trong bộ sưu tập gói cao cấp của Tác Phẩm Shen Yun.
Nhận quyền truy cập để xem video đầy đủ bằng cách đăng ký ngay hôm nay!
✓ Truy cập không giới hạn tất cả video nguyên tác của Shen Yun
✓ Thưởng thức trên tất cả thiết bị, mọi lúc, mọi nơi
✓ Bắt đầu 7 ngày dùng thử miễn phí
✓ Đăng ký tại: https://www.shenyuncreations.com/vi-VN/subscription
The Epoch Times tự hào là một nhà tài trợ của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Chúng tôi đã đưa tin về phản hồi của khán giả từ những ngày đầu thành lập Shen Yun vào năm 2006.
Chào mừng quý vị tìm hiểu thêm:
Ganjing World: https://www.ganjingworld.com/zh-TW/channel/uKDuVZFTkSNei
IG: https://www.instagram.com/shenyunworks/
Facebook: https://www.facebook.com/ShenYunZuoPin
Twitter: https://twitter.com/sycreations_ch
(Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm của tác giả)
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ