Trường Giang cạn dòng, trăm năm mới gặp, nhánh sông lộ đáy trông như hoang mạc
Sau khi lưu vực sông Trường Giang bị trận đại hồng thủy “trăm năm mới gặp”, khu vực này đang trải qua một mùa khô hạn hiếm thấy. Từ khi bước vào mùa Đông đến nay, một số nhánh sông Trường Giang xuất hiện hiện tượng nửa khô cạn hoặc đứt dòng chảy, trong khi đó mực nước của hồ Bà Dương là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc vẫn có xu hướng giảm nhanh. Theo quan trắc của mạng thủy lợi sông Trường Giang, Trường Giang đang trải qua mùa khô hạn trăm năm khó gặp.
Thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc nằm ở trung lưu sông Trường Giang, bãi cát dưới lòng sông đã lộ ra ở [gần] đảo Thiên Hưng Châu của thành phố này. Theo bài viết trên mạng Sohu gần đây, từ trên không trung nhìn xuống thấy đảo Thiên Hưng Châu như một hoang mạc, những vũng nước nằm giữa các gò cát nhấp nhô lên xuống.
Trong video quay từ trên cao của cư dân mạng Vũ Hán là “Zhe tengyuan Deputy”, mùa khô trên sông Trường Giang ở đảo Thiên Hưng Châu, Vũ Hán, xuất hiện một kỳ quan địa hình “trăm năm mới gặp”. Video cho biết, thế kỷ trước, đoạn sông ở đảo Thiên Hưng Châu mùa Đông tàu bè vẫn có thể qua lại, khi đó nước sông chảy xiết, thường xuyên thấy hàng đàn cá heo bơi qua trên mặt nước.
Cư dân mạng này cũng đăng một video khác cho thấy nhánh sông Nhiếp Thủy của Trường Giang đoạn qua quận Hoàng Bi, Vũ Hán, lòng sông trơ đáy, thương tích khắp nơi. Theo video này giới thiệu, vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, sông Nhiếp Thủy bốn mùa tàu bè đều có thể qua lại. Nhưng ở Trung Quốc hiện nay những dòng sông mà tàu bè có thể qua lại càng ngày càng ít, ngày càng nhiều dòng sông ngoại trừ mùa lũ ra còn lại cả năm đều trong tình trạng nửa khô cạn hoặc đứt dòng chảy.
Thành phố Kinh Châu nằm ở phía thượng lưu Trường Giang so với Vũ Hán, Cục hàng hải của thành phố này công bố thông tin nói rằng, thời kỳ gần đây, do ảnh hưởng của nước ở thượng lưu, nên mực nước đoạn Kinh Châu, Trường Giang giảm xuống nhanh chóng, kể từ ngày 25/01, mực nước chuẩn cơ bản để thông tàu ở Thành phố Trường Giang Sa từ mức 2.19m, chỉ trong vòng 1 tuần giảm xuống mức 1.4m.
Một điều đáng để nhắc đến là, theo mạng thủy lợi Trường Giang ngày 08/01/2018, mực nước trong ngày quan sát tại trạm thủy văn Hán Khẩu là 13.98m, là mực nước hiếm thấy kể từ khi có ghi chép về thủy văn 142 năm trước đây. Còn theo thông tin công bố mấy ngày trước của mạng thủy văn Trường Giang, kể từ ngày 29/01/2021, mực nước quan sát được ở trạm thủy văn Hán Khẩu là 14.56m, gần tiếp cận với mực nước năm 2008.
Ngoài ra, bài viết của Chinanews gần đây chủ yếu nói về tình hình gần đây vào mùa khô ở đoạn Nam Xương của nhánh sông Cống Giang của Trường Giang. Do bước vào mùa khô, nên mực nước giảm xuống ở đoạn Nam Xương, Giang Tây của Cống Giang. Theo hình ảnh chụp từ trên cao cho thấy, một vùng lòng sông rộng lớn lộ ra, thậm chí có thể nhìn thấy dưới lòng sông có con đường nhỏ nối hai bờ.
Cống Giang nằm ở bờ Nam trung hạ lưu Trường Giang, dòng sông đầu tiên trong 5 dòng sông dẫn vào lưu vực hồ Bà Dương, là dòng sông lớn nhất tỉnh Giang Tây, dài 766 km. Từ năm 2011 đến nay, lượng mưa liên tục ở mức thấp, mực nước trung hạ lưu Cống Giang đã giảm xuống dưới mức kỷ lục thấp nhất trong lịch sử, đồng thời ảnh hưởng đến việc cung cấp nước cho một số thành phố dọc bên bờ sông.
Hiện nay, mực nước hồ Bà Dương là hồ nước ngọt lớn nhất Trung quốc cũng đang giảm nhanh. Ngày 25/11/2020, mực nước trạm Tinh Tử hồ Bà Dương là 9.99m, thấp hơn mực nước thấp tiêu chuẩn 10m, mực nước hiện nay vẫn đang trong xu hướng giảm xuống. Nhưng 1 năm trước, mực nước trạm Đô Xương hồ Bà Dương từng xuống dưới đường mực nước cực thấp 8m, kéo dài tới 39 ngày, là thời gian nước cạn dài nhất trong 10 năm trở lại đây.
Mấy ngày gần đây, quan chức chính quyền thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang đưa ra cảnh báo trên Weibo rằng, mùa Đông năm nay thành phố Thiệu Hưng sẽ phải đón một mùa khô điển hình, lượng mưa ít hơn nhiều so với những năm trước, sáng sớm ngày 25/01, mực nước nơi gọi là “bể nước” lớn nhất của Thiệu Hưng là hồ chứa Thang Phổ đột nhiên giảm xuống mức 7m.
Theo tin từ chính quyền, từ cuối mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trung bình năm của thành phố Thiệu Hưng là 79.5mm, giảm 60% so với cùng kỳ hàng năm, thấp thứ 2 trong lịch sử của thành phố từ trước tới nay, lượng tích nước ở hồ chứa giảm so với cùng kỳ hàng năm, một số khu vực xuất hiện dấu hiệu cấp nước khó khăn.
Không lâu trước khi lưu vực sông Trường Giang gặp phải mùa khô hạn hiếm thấy này, khu vực này đã từng gặp phải trận lũ lụt “trăm năm mới gặp”.
Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2020, khu vực trung hạ lưu Trường Giang, lưu vực Hoài Hà và khu vực Tây Nam đã bị ngập lụt do mưa lớn liên tục. Mực nước của hơn 700 dòng sông trên cả Trung Quốc vượt mức báo động, nhiều dòng sông đồng thời phát sinh lũ lưu vực, nhiều tỉnh phát sinh lũ quét, ngập úng, gây ra trận lũ lụt nghiêm trọng nhất từ năm 1998 đến nay. Theo giới chức cho biết, năm nay có 63.46 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Chuyên gia thủy lợi Trung Quốc Vương Duy Lạc hiện đang sống ở Đức đã nói với Epoch Times trước đây, từ năm 1949 đến nay, Trung Quốc có ít nhất 120 nghìn hồ chứa nước, tuy xây nhiều hồ chứa nước như vậy, nhưng thiên tai lũ lụt không những không giảm bớt mà ngược lại còn gia tăng, cấp độ thiên tai cũng không nhẹ đi mà lại mạnh hơn lên.
Ông nói, Trung Cộng vốn vẫn tin vào “Nhân định thắng Thiên”, tâm lý đi ngược lại với quy luật của tự nhiên này tất yếu sẽ bị thiên nhiên trừng phạt, mà người dân lại trở thành nạn nhân lớn nhất.
Ye Zi Ming
Tâm An biên dịch
Xem thêm: