Trung Quốc không đạt được cam kết thỏa thuận thương mại ‘giai đoạn 1’
Phó Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Sarah Bianchi đã nêu những quan ngại tại một hội nghị thương mại ở Hoa Thịnh Đốn về việc chính phủ Trung Quốc không thực hiện các cam kết của mình trong thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” được ký kết vào tháng 01/2020.
Theo thỏa thuận hết hiệu lực vào cuối năm 2021 này, Trung Quốc hứa sẽ tăng cường mua các sản phẩm và dịch vụ năng lượng, nông nghiệp và sản xuất của Hoa Kỳ, vượt 200 tỷ USD so với những gì Trung Quốc đã nhập cảng vào năm 2017.
Theo báo cáo của Reuters, tại Hội nghị Thương mại Quốc tế Hoa Thịnh Đốn năm 2022, bà Bianchi cho biết Bắc Kinh đã “thực sự rõ ràng” rằng không thực hiện các cam kết trong thỏa thuận. Số liệu từ Viện Kinh tế Quốc tế Peterson cho thấy đến tháng 11/2021, Trung Quốc chỉ nhập cảng 221.9 tỷ USD trong số mục tiêu 380.5 tỷ USD trong 2 năm.
Theo Reuters, bà Bianchi đã ngừng việc đề nghị các bước cụ thể mà Hoa Kỳ và các đồng minh có thể thực hiện để khắc phục việc Bắc Kinh không đáp ứng các cam kết của mình, đồng thời nói rằng các cuộc đối thoại cấp cao giữa hai cường quốc về vấn đề này là “rất khó khăn.”
Theo Reuters, bà Bianchi nói mà không cung cấp chi tiết: “mục tiêu của chúng tôi không phải là leo thang ở đây. Nhưng chắc chắn chúng tôi đang xem xét tất cả các công cụ mà chúng tôi có trong bộ công cụ của mình để bảo đảm rằng họ phải chịu trách nhiệm.”
Trong khi một số người có thể muốn bỏ qua cho Bắc Kinh vì họ không đáp ứng các cam kết trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với lý do đại dịch và sự gián đoạn chuỗi cung ứng, một số nhà quan sát tin rằng sự lãnh đạo thiếu nỗ lực của Hoa Kỳ ít nhất cũng phải chịu một phần trách nhiệm.
Ông Shaomin Li, giáo sư kinh doanh quốc tế tại Đại học Old Dominion ở Norfolk, Virginia, cho biết: “Mục tiêu chính của Giai đoạn 1 là trừng phạt hành vi thương mại không công bằng của chính quyền Trung Quốc và thúc đẩy họ thực hiện những thay đổi cấu trúc có ý nghĩa. Nhưng hiện tại, chính phủ của ông Biden đã từ bỏ việc thúc đẩy chính quyền Trung Quốc thực hiện các thay đổi. Vì vậy, dưới thời ông Biden, Giai đoạn 1 đã mất đi mục tiêu ban đầu.”
Trong trường hợp không có chính sách tính toán rõ ràng và lập trường cứng rắn của chính phủ của ông Biden, Bắc Kinh có thể không cảm thấy áp lực về thương mại cần thiết để khuyến khích hoặc buộc phải thay đổi hiệu quả và tôn trọng các cam kết.
Ông Li nói: “Tôi nghĩ rất có thể giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ quay lại với lối chơi cũ của mình, đó là chơi Thái Cực Quyền: hứa hẹn, chèo kéo, và không bao giờ thực hiện. Và chính phủ của ông Biden có khả năng sẽ thoái lui với cách làm của thời ông Clinton, ông Bush, và ông Obama khi không ngừng phàn nàn về các cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc không có hậu quả hoặc kết quả thực sự nào.”
Ông nói thêm: “Biết được điều này, giới lãnh đạo Trung Quốc có thể đã kết luận rằng họ không cần phải thoát khỏi hoặc thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, chỉ cần lôi kéo và đổ lỗi cho Mỹ về ‘tâm lý chiến tranh lạnh’ và ‘chủ nghĩa bảo hộ.’’’
Nhưng sự thay đổi vẫn hoàn toàn có thể xảy ra với lập trường cứng rắn hơn và thay đổi thái độ ở cả cấp độ ngoại giao và thương mại. Ông Li hình dung ra một tương lai có thể xảy ra khi Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và nơi các công ty Hoa Kỳ nắm bắt rủi ro tốt hơn — liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, hạn ngạch và cam kết nhập cảng, cùng các vấn đề khác — của thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc .
Ông Li nói: “Điều này sẽ khiến Trung Quốc bị cô lập hơn nữa, và sự cô lập ngày càng tăng có thể khiến giới lãnh đạo Trung Quốc thực hiện một số thay đổi có ý nghĩa.”
Việc chính quyền Trung Quốc không đáp ứng các cam kết giai đoạn một là một phần của mẫu hình rộng hơn về việc không tuân thủ các cam kết và lời hứa với các đối tác thương mại trên toàn thế giới. Theo một báo cáo gần đây của Tổ chức Sáng tạo và Công nghệ Thông tin có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, kể từ khi chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm 11/12/2001, Bắc Kinh thường xuyên không tuân thủ hoặc phớt lờ các quy tắc và hướng dẫn của WTO, đáng chú ý là bằng cách phụ thuộc nhiều vào và duy trì sự giám sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp nhà nước và do nhà nước kiểm soát, với số lượng khoảng 150,000 doanh nghiệp ở cấp địa phương và trung ương trên khắp Trung Quốc và sử dụng khoảng 30 triệu lao động,
Hơn nữa, Bắc Kinh đang tham gia vào một chương trình mở rộng về đánh cắp tài sản trí tuệ theo lệnh của nhà nước, tham gia vào việc cưỡng bức chuyển giao công nghệ và cấm nhập cảng từ các quốc gia như Lithuania và Úc trong một chiến dịch được mô tả là “cưỡng bức kinh tế.”
Ông Michael Washburn là một ký giả tự do tại New York chuyên viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Ông có nền tảng về báo chí pháp lý và tài chính, đồng thời cũng viết về nghệ thuật và văn hóa. Ngoài ra, ông còn là người dẫn chương trình podcast hàng tuần Reading the Globe. Sách của ông bao gồm “Những câu chuyện mất gốc và những câu chuyện khác,” “Khi chúng ta trưởng thành” và “Người lạ, người lạ.”
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: