Trung Quốc dọa dùng chiến thuật ‘ngoại giao con tin’, uy hiếp sẽ bắt giữ người Mỹ ở Đại Lục
Mới đây tờ Wall Street có bài báo độc quyền liên quan đến việc Trung Quốc uy hiếp rằng sẽ bắt giữ những người Mỹ ở Trung Quốc, để đáp trả việc Hoa Kỳ không ngừng khởi tố những học giả của quân đội Trung Quốc vì ăn cắp kỹ thuật và tình báo.
Tin này được đưa ra vào thứ Bảy (17/10), các sỹ quan Trung Quốc thông qua nhiều kênh khác nhau mà gửi lời cảnh báo tới chính phủ Mỹ, nói rằng phía Trung Quốc có thể sẽ có hành động báo thù vì Bộ Tư pháp Mỹ không ngừng khởi tố các học giả thuộc quân đội Trung Quốc, mà phương thức của loại báo thù này chủ yếu nhất chính là bắt giữ các công dân Hoa Kỳ ở Trung Quốc.
Người trong cuộc này cho biết, sự uy hiếp của Trung Quốc là rất trắng trợn, hết sức trực tiếp. Họ yêu cầu Hoa Kỳ lập tức dừng việc tòa án tố tụng với các học giả thuộc quân đội Trung Quốc, nếu không “người dân Hoa Kỳ ở Trung Quốc có thể sẽ phát hiện ra rằng mình vi phạm pháp luật Trung Quốc.”
Bài báo này nói, trên thực tế, lời cảnh cáo hay nói cách khác là uy hiếp của Trung Quốc, là bắt đầu từ mùa hè năm nay, vì lúc đó Hoa Kỳ bắt giữ và khởi tố một loạt các học giả của quân đội Trung Quốc đang làm nghiên cứu dạng viếng thăm ở các trường đại học Hoa Kỳ. Trong đó vụ án Đường Quyên từng một dạo nổi đình nổi đám là có tính đại biểu nhất.
Từ bề mặt mà nhìn, bản tin này tựa như không có gì đặc biệt, bởi vì việc ngoại giao con tin của Trung Quốc đã “thối nát” đến mức ai cũng biết. Ví dụ điển hình nhất là việc trước đây bắt giữ hai công dân Canada làm con tin, để không ngừng gây áp lực cho chính phủ Canada đang giam giữ Mạnh Vãn Châu.
Nhưng có thể có quý vị cũng đã chú ý đến một việc, trước đây Trung Quốc đều đã từng sử dụng chính sách ngoại giao con tin với các nước khác, như Canada, Thụy Điển và Úc v.v., nhưng đây là lần đầu tiên chĩa mũi giáo uy hiếp đến Hoa Kỳ một cách không che đậy gì. Tôi nhớ trong sự kiện Mạnh Vãn Châu, khi Trung Quốc bắt giữ hai công dân Canada, trên mạng có nhiều người vẫn còn đang thảo luận, nói Trung Quốc bắt nạt kẻ yếu, sợ kẻ mạnh, rõ ràng bên muốn bắt Mạnh Vãn Châu là Hoa Kỳ, nhưng Trung Quốc lại không dám xuống tay với công dân Hoa Kỳ, lại chuyển sang nắn “quả hồng mềm” là thủ tướng Trudeau của Canada.
Kết quả hiện giờ trong khi Trung Quốc vẫn còn chưa nắn xong quả hồng mềm, thì lại bất ngờ chuyển sang muốn nắn cái mũi khoan kim cương là Hoa Kỳ, điều này hiển nhiên có chút không bình thường.
Vì sao Trung Quốc đột nhiên lại trở nên cứng rắn
Vì việc này trực tiếp dẫn đến một vấn đề: nguyên nhân gì khiến Trung Quốc đột nhiên trở nên cứng rắn vậy? Có đủ lực lượng rồi?
Từ bề mặt mà nhìn, bởi vì Hoa Kỳ bắt giữ không ít các học giả của Trung Quốc, thì việc Trung Quốc dùng cách báo thù tương ứng là điều hẳn sẽ diễn ra. Nhưng vấn đề là, những nhân viên của quân đội ngụy trang thành học giả bình thường như Đường Quyên, thì ở Hoa Kỳ có ít nhất vài trăm. Đến hiện nay, chúng ta thấy những trường hợp như Đường Quyên mà Hoa Kỳ công khai đưa tin thì chỉ có 5 người. Điều này đối với Trung Quốc mà nói, thì khẳng định là tổn thất không nhỏ, nhưng giá trị của mấy người này, so với Mạnh Vãn Châu mà Trung Quốc dùng sức của cả nước để ứng cứu thì rõ ràng là không so được.
Nghĩa là, cho dù để cứu Mạnh Vãn Châu, Trung Quốc cũng không dám trực tiếp bắt giữ người Mỹ để gây áp lực, nhưng hiện giờ vì một số học giả ăn trộm trông có vẻ như là món hàng thông thường, mà họ lại dám trực tiếp hạ thủ với người dân Hoa Kỳ, thì điều này xem ra không hợp logic lắm. Do vậy, đằng sau hẳn là có nguyên nhân lớn hơn.
Tháng 3 năm ngoái, đặc vụ Từ Yên Quân của phòng An ninh Quốc gia Giang Tô trở thành gián điệp đầu tiên mà Hoa Kỳ dẫn độ từ một nước thứ 3 về lãnh thổ Hoa Kỳ để xét xử, có thể không ít quý vị vẫn còn nhớ việc này. Thái độ của chính quyền Trung Quốc là phủ nhận việc này, về cơ bản là để mặc cho Từ Yến Quân sống chết ra sao cũng được.
Thái độ của Trung Quốc đối với những gián điệp bị phát hiện rồi bị bắt và trở nên không còn giá trị lợi dụng, thì vẫn luôn là cắt đuôi để giữ mạng, một ví dụ cũ hơn nữa là vụ án “Kim Vô Đãi”. Kim Vô Đãi là vụ án gián điệp Trung Quốc nghiêm trọng nhất trong lịch sử chống gián điệp của Hoa Kỳ. Thân phận công khai của ông ta là quan chức tình báo của CIA, nhưng trên thực tế là trong suốt 33 năm ông ta đã cung cấp cho Trung Quốc một lượng lớn thông tin tình báo cơ mật mà không hề bị phát giác. Mãi cho đến khi trưởng ty Bắc Mỹ của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc là Du Cường Sinh chạy sang Hoa Kỳ thì mới vạch trần ông ta với phía Hoa Kỳ. Mà Du Cường Sinh, chính là anh trai của Du Chính Thanh, một thành viên trong thường ủy Bộ chính trị Trung Quốc trong thời đại Hồ Cẩm Đào.
Sau khi Kim Vô Đãi bị bắt, Trung Quốc vẫn luôn phủ nhận và nói là không có bất kỳ quan hệ nào với ông ta, từ chối ứng cứu. Thậm chí vợ ông ta có lần đến Bắc Kinh gặp Đặng Tiểu Bình để cầu cứu, nhưng cuối cùng vẫn bị cự tuyệt. Cuối cùng Kim Vô Đãi tuyệt vọng trong tù đã dùng túi nhựa trùm kín đầu để tự sát.
Vừa rồi nói một vòng thì mục đích là muốn nói rằng, Trung Quốc trước kia vẫn luôn nhất quán máu lạnh vô tình, đột nhiên lại biến thành có tình có nghĩa như hiện nay, mới chỉ có vài học giả dạng viếng thăm bị bắt mà đã muốn gây chiến với Hoa Kỳ, thì đó là một sự tương phản lớn.
Trung Quốc chơi bài ngoại giao con tin, Hoa Kỳ liệu có nhượng bộ?
Đương nhiên, tôi nghĩ ai cũng sẽ không tin Trung Quốc lại đột nhiên có lương tâm. Do vậy, cách giải thích khá hợp lý là việc Trung Quốc trực tiếp chơi trò ngoại giao con tin với Hoa Kỳ có thể là vì một mục tiêu hết sức có giá trị nào đó đã rơi vào thế khó, hoặc sắp phải đối mặt với rủi ro bị moi ra. Do vậy, Trung Quốc nhất định phải dùng phương án cứng rắn khẩn cấp để “cầm máu”, ngăn cản Hoa Kỳ tiếp tục lần ra được manh mối.
Cũng là nói, ý đồ thực sự của Trung Quốc không nằm ở việc ứng cứu những người đã bị bắt mà là để bảo vệ một hoặc một vài người nào đó vẫn còn chưa bị lộ, mà những người này có giá trị thậm chí còn hơn cả Mạnh Vãn Châu.
Đương nhiên, hành động này cũng đồng thời phát đi một thông điệp rõ ràng là trấn an đối với những người vẫn còn đang tạm thời an toàn: các vị không phải hoảng sợ, mẹ đảng đã tìm cách bảo vệ các vị, vì bảo vệ các vị mà có thể tùy ý bắt giữ những người mà chính phủ Hoa Kỳ quan tâm.
Vậy thì, một vấn đề khác có liên quan nhất định phải nhắc đến là: Trung Quốc đã cứng rắn như vậy, thì liệu Hoa Kỳ có nhượng bộ không?
Tôi cho rằng khó có thể như vậy.
Đây là phán đoán dựa trên hai nguyên nhân. Trước hết, trước đây các con tin người Hoa Kỳ bị các loại tổ chức khủng bố bắt cóc, sát hại, thậm chí tàn nhẫn chặt đầu, nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ thỏa hiệp nhượng bộ. “Không đàm phán với phần tử khủng bố” là chính sách triệt để và kiên quyết nhất mà Hoa Kỳ thực hiện trong mấy chục năm qua.
Vì đạo lý rất đơn giản, Hoa Kỳ với vai trò là cảnh sát thế giới thì rất dễ dàng gặp phải các loại tổ chức khủng bố, tổ chức phạm tội dùng con tin để uy hiếp. Nếu Hoa Kỳ thỏa hiệp cho dù chỉ một lần, thì nhất định sẽ dẫn khởi việc thế lực phản Hoa Kỳ trên toàn thế giới bắt chước theo một cách điên cuồng, vậy thì chỉ có thể dẫn tới nhiều vụ bắt cóc và đe dọa hơn. Do vậy, chính sách của Hoa Kỳ vẫn luôn là thà thực hiện báo thù nghiêm khắc đối với kẻ sát hại con tin, chứ không thỏa hiệp với kẻ bắt cóc.
Thứ hai, trong vụ án của Đường Quyên, khi Đường Quyên trốn trong lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco, Trung Quốc cũng từng uy hiếp, nói rằng nếu Hoa Kỳ không để cho Đường Quyên ra khỏi lãnh sự quán để trở về Trung Quốc đại lục, thì Trung Quốc sẽ bắt một người Mỹ làm con tin. Nhưng chúng ta thấy phía Hoa Kỳ hoàn toàn không bị ảnh hưởng, khi Đường Quyên rời khỏi lãnh sự quán thì lập tức bị bắt. Còn Trung Quốc thì không thực hiện lời uy hiếp mà nó nói trước đây.
Đương nhiên, Trung Quốc không báo thù nhắm vào vụ Đường Quyên, không có nghĩa là không báo thù cho người khác. Nhưng ít nhất vụ này cho thấy rõ, quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc tấn công Trung Quốc hiện tại rất lớn, không thể nào dễ dàng khuất phục trước chiêu ngoại giao con tin của Trung Quốc. Đây cũng tương đương với gửi đi một thông điệp tới Trung Quốc: Ngươi bắt con tin cũng không tác dụng gì, do vậy tốt nhất là rút cái bàn tay dơ dáy của ngươi lại, đừng khuấy động chiến tranh.