Trung Hoa 24 tiết khí: Nhịp điệu của Trời, Đất và vạn vật
Bốn mùa cho biết chúng ta đang ở thời điểm nào trong một năm, nhưng bạn có biết rằng mỗi mùa lại có sáu tiết khí, mỗi tiết kéo dài 15 ngày không? Vào khoảng năm 139 TCN, các nhà hiền triết Trung Hoa đã nhận thấy sự thay đổi theo mùa mỗi năm bắt đầu vào khoảng ngày 4 tháng Hai, gọi là tiết Lập Xuân. Tiếp đó là Vũ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh và Cốc Vũ. Hạ, Thu, Đông cũng chuyển mình với những thay đổi phức tạp như vậy, và chúng ta sẽ khám phá tổng cộng 24 tiết khí trong bài viết này. Mỗi tiết được chia thành ba giai đoạn đáng chú ý còn gọi là ngũ bội (1), do đó có 72 ngũ bội.
Cách tính cổ xưa rất tinh vi về chu kỳ Trái Đất này thông tuệ đến mức những người Á Châu dù đã rời xa lối sống nông nghiệp từ lâu, nhưng vẫn sử dụng nó để tối ưu hóa chế độ ăn uống, giữ gìn sức khỏe và đánh dấu các mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời. Sự hiểu biết về nhịp điệu các mùa của người Trung Quốc cổ đại được ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO. Cho dù hiện đại hóa đến mức nào, cơ thể của chúng ta vẫn luôn bắt nhịp trong tiềm thức (hoặc đau khổ khi lạc nhịp) với giai điệu thường hằng của năm tháng. Biết đến 24 tiết khí cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về những gì sẽ xảy ra tiếp theo và những lựa chọn đơn giản nào có thể giúp chúng ta đồng điệu với thiên nhiên.
Bốn mùa mà chúng ta vẫn thường nhắc đến chỉ là sự khởi đầu. Các tiết khí lần đầu tiên được ghi lại trong cuốn sách “Hoài Nam Tử”, và chúng được đánh dấu đồng đều trên đường hoàng đạo theo các phân đoạn 15 độ. Dưới đây là mô tả về bốn mùa qua “Diễn dịch chung về 72 ngũ bội” (A Collective Interpretation of the 72 Pentads) của Ngô Trừng, một tác phẩm có từ thời nhà Nguyên (1271–1368 SCN).
Xuân Khởi Đầu
“Lập Xuân” (Spring Commences) là tiết khí đầu tiên trong năm. Ba ngũ bội trong giai đoạn này miêu tả tinh tế sự thức tỉnh của thiên nhiên: Làn gió nhẹ làm tan lớp băng trên sông, cá bơi lên mặt nước và côn trùng chui ra sau giấc ngủ đông. “Vũ Thủy” (Spring Showers) xảy ra sau đó; băng tan, không khí trở nên ẩm ướt khi những giọt mưa rơi xuống. Rái cá bắt những chú cá bơi ngược dòng, ngỗng trời di cư về phương Bắc, và hạt giống bắt đầu nảy mầm.
Lễ hội Đèn lồng diễn ra trong thời gian này. Đêm rằm đầu năm đánh dấu mùa xuân về. “Kinh Trập” (Insects Awaken) là tiết khí thứ ba; đào bắt đầu trổ hoa, chim vàng anh hót, và sâu thoát kén thành bướm. Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, mùa xuân là thời điểm Trái Đất thể hiện lòng nhân từ đối với vạn vật.
“Xuân Phân” (Spring Equinox) là khoảng thời gian ngày và đêm dài bằng nhau trên cả hai bán cầu. Trong những ngày tiếp theo, Bắc Bán cầu có ngày dài hơn và độ ẩm lớn hơn. Trong suốt ba ngũ bội, én đến phương Bắc và làm tổ, trời thường có mưa dông và sấm sét.
Tiết khí “Thanh Minh” có nghĩa là “sáng và trong”, để chỉ bầu trời quang đãng, không khí trong lành và có gió thoảng qua trong những ngày này. Đó là thời điểm tuyệt vời cho một chuyến du xuân. Hoa đang nở và cầu vồng xuất hiện. Lễ Tảo mộ diễn ra; đó là khi mọi người đến nghĩa trang dâng lễ vật để bày tỏ lòng thành kính với những người thân đã khuất.
“Cốc Vũ” (Grain Rain) rơi vào cuối mùa xuân. Nó bắt nguồn từ câu tục ngữ “Mưa nuôi dưỡng tất cả các loại ngũ cốc.” Người nông dân tất tả bận rộn với nào là bèo tấm, cu cu bay, lúa mạ và lá chè xuân.
Hạ Sôi Động
Trong tiết “Lập Hạ” (Summer Commences), dế và cào cào rúc rích liên hồi, giun đất chui ra và những cây bầu chín quả. Chợ nông sản với đủ loại dưa. Vào tiết “Tiểu Mãn” (Grain Buds), cây trồng bắt đầu tươi tốt nhưng chưa hoàn toàn trưởng thành, vài loại cỏ khô héo dưới nắng gắt.
“Mang Chủng” (Grain on the Ear) là thời điểm bận rộn nhất để gieo hạt kê và thu hoạch lúa mạch, lúa mì. Cảm giác được sự ẩm ướt, bọ ngựa bay ra, chim bách thanh kêu chói tai, chim nhại bặt tiếng. Đó là ngày để nói lời tạm biệt với những nàng tiên hoa, vì những bông hoa đã bắt đầu tàn rụng. Lễ hội Thuyền Rồng sắp đến. Đây cũng là ngày để tưởng nhớ Khuất Nguyên, một người trí thức lưu vong nổi tiếng đã chiến đấu chống lại sự suy đồi trong thời Chiến Quốc (475–221 TCN).
Vào tiết “Hạ Chí” (Summer Solstice), Bắc Bán cầu có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất, mùa màng tốt tươi. “Tiểu Thử” (Lesser Heat) là giai đoạn có thời tiết nóng nhưng không đến mức cháy da. Đom đóm và dế rộn rạo trong làn gió êm đềm, đại bàng tung cánh trên trời cao. Nếu để so sánh thì “Đại Thử” (Great Heat) nóng hơn nhiều. Đây là lúc mọi người đi leo núi và bơi lội, hoặc thưởng thức những lát dưa hấu ngọt ngào giải nhiệt. Theo dân gian, cỏ chết có thể biến thành đom đóm trong ngày hè ẩm ướt, hàm ý về chu kỳ tuần hoàn của cuộc sống.
Thu Thanh Bình
“Lập Thu” (Autumn Commences) là lúc âm thịnh dương suy. Báo hiệu tiết trời mát mẻ, mùa màng đến vụ thu hoạch và ve kêu râm ran. “Xử Thử” (End of Heat) đánh dấu sự kết thúc của mùa hè. Nhiệt độ giảm xuống sau những cơn mưa thu, đại bàng săn chim chóc và kê chín trĩu hạt.
Từ ngày đầu tiên của “Bạch Lộ” (White Dew), âm cực thịnh. Qua một đêm, hơi nước đọng thành những giọt sương li ti tỏa sáng như pha lê dưới ánh nắng ban mai. Các loài chim trữ thức ăn cho mùa đông lạnh giá, ngỗng trời và chim én di cư về phương Nam.
Vào tiết “Thu Phân” (Autumnal Equinox), mặt trời chiếu ngay trên đường xích đạo, do đó cả hai bán cầu đều nhận được lượng ánh sáng ban ngày bằng nhau. Kể từ đó, Bắc Bán cầu có đêm dài hơn và ngày ngắn hơn. Tiếng sấm không còn đanh thép, nước đóng băng, côn trùng về tổ, cả hệ động thực vật dần tàn úa và khô héo. Tiết khí này trùng với Tết Trung Thu, khi các gia đình cùng nhau ngắm trăng và thưởng bánh trung thu.
“Hàn Lộ” (Cold Dew) là khi sương lạnh như sắp đóng băng. Đây là thời điểm đẹp nhất để ngắm hoa cúc khoe sắc trong nhiều hình dạng và màu sắc. Tiết khí “Song Giang” (Frost’s Descent), sương trở nên giá lạnh. Khi dương suy, cây cỏ lá rụng héo khô, côn trùng ngủ đông, và bầy sói bắt đầu săn mồi.
Đông Uy Nghiêm
Trong tiết “Lập Đông” (Winter Commences), nước bắt đầu đóng băng, đất cứng lại và gà lôi đi tìm những con trai trong hồ. Các món ăn ấm nóng và thuốc bổ hợp cho mùa đông lạnh giá là canh gà, canh vịt gừng, lẩu thịt cừu và những món tương tự. “Tiểu Hàn” (Minor Snow) bao trùm một giấc ngủ đông, và tuyết bắt đầu rơi. “Đại Hàn” (Great Snow) dự báo những trận tuyết lớn nhất sẽ đến và “những con chim khóc đông” bỗng lặng thinh.
Vào ngày “Đông Chí” (Winter Solstice), âm dần suy và dương dần thịnh, băng tan suối chảy. Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, những con Nai sừng xám gắn liền với tính âm sẽ rụng sừng trong giai đoạn này. Người xưa tin rằng xuân sẽ đến trong 81 ngày tới khi nai sừng xám rụng đôi sừng.
“Tiểu Hàn” (Minor Cold) là giai đoạn lạnh giá của mùa đông, khi ngỗng trời bắt đầu bay về phương Bắc, én làm tổ chuẩn bị cho năm mới và tiếng gáy của gà lôi vang vọng từ những cánh đồng xa xôi. “Đại Hàn” (Great Cold) là tiết khí cuối cùng trong năm. Nhưng cái lạnh giá không ngăn được mọi người đón Tết Nguyên Đán: Họ dán những câu đối Tết trên cửa nhà và sắm sửa đồ mới. Dù sông vẫn đóng băng, nhưng gà mái bắt đầu ấp trứng và đề phòng những cuộc tấn công từ đại bàng.
Việc hiểu biết 24 tiết khí giúp cho chúng ta có cái nhìn sơ lược về đặc trưng và vẻ đẹp luân chuyển không ngừng của các mùa trong năm.
Bài báo này do Cora Wang viết và được Anne Chan và Brett Chudá dịch sang tiếng Anh. Được tái bản với sự cho phép của Tạp chí Elite.
Chú thích của người dịch:
(1) Ngũ bội (pentad): nhóm bội số của 5. Một năm có 24 tiết khí; mỗi tiết khí gồm 3 ngũ bội, tương ứng 15 ngày.
Cora Wang
Phương Du biên dịch
Xem thêm: