Trung Cộng tự tuyên bố kinh tế tăng trưởng 18.3%, truyền thông nước ngoài đánh giá: Trung Cộng chỉ nói một nửa
Hôm 16/04, Cục Thống kê Trung Cộng tuyên bố kinh tế quý I tăng trưởng 18.3% so với cùng kỳ năm ngoái (2020). Chuyên gia nước ngoài phân tích, thực tế nền kinh tế của Trung Quốc đại lục đang chậm lại, đằng sau những số liệu khoa trương là ẩn giấu một nền kinh tế mong manh và mất cân đối kéo dài. Các chuyên gia cho rằng: “So với quý trước, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm xuống trầm trọng.”
Năm ngoái, các quốc gia Tây phương đã trải qua sự suy giảm kinh tế ở mức hai con số, mà Trung Cộng lại tự tuyên bố năm 2020 đạt mức tăng trưởng 2.3%. Hôm 16/04/2021, Trung Cộng tuyên bố trong quý I tăng trưởng đã lập kỷ lục lịch sử so với cùng kỳ năm trước, cho thấy một sự “phát triển mạnh mẽ” và “phát triển không ngừng.” Các phương tiện truyền thông trong nước đã đưa tin về việc này một cách say sưa.
Tờ Nhật báo “The Times” của Anh quốc đưa tin rằng, số liệu của Trung Quốc chỉ “nói ra một nửa vấn đề.” Các nhà kinh tế học Tây phương cảnh báo, số liệu che giấu sự mong manh của nền kinh tế Trung Quốc đại lục. Hơn nữa, hiện nay Trung Quốc cũng chưa thoát ra khỏi hiểm họa đại dịch.
Bài báo phân tích, cái gọi là tỷ lệ tăng trưởng 18.3% cũng không nói lên được nền kinh tế Trung Quốc “mạnh mẽ” cỡ nào trong quý đầu tiên năm nay, mà hầu như hoàn toàn có thể quy kết cho quý I năm 2020 kinh tế quá suy sụp. Vào lúc đó kinh tế đã suy giảm xuống 6.8%, cho nên làm cho số liệu tăng trưởng cùng thời kỳ của năm nay mới có vẻ “đáng kinh ngạc” như vậy.
Trên thực tế, con số này còn thấp hơn mức tăng trưởng 19% mà các nhà kinh tế học đã kỳ vọng trong các cuộc thăm dò của Reuters và Bloomberg, điều này khiến mọi người nghi ngờ về tình hình khôi phục kinh tế trong ba quý còn lại của năm nay.
Hơn nữa, nếu như dựa theo “so sánh hiệu suất” giữa quý và quý, theo Cục Thống kê quốc gia công bố, tổng giá trị sản phẩm sản xuất ở đại lục (GDP) ở quý I chỉ tăng 0.6% so với quý trước. Thấp hơn mức tăng trưởng 3.2% đã được điều chỉnh của ba tháng trước đó, cũng không thực hiện được mục tiêu dự trù tăng trưởng 1.5%.
Nếu phân tích kỹ hoạt động kinh tế trong quý I, sẽ phát hiện các ngành chủ chốt hoạt động yếu kém. Theo số liệu của Capital Economics cho thấy, tăng trưởng của hoạt động công nghiệp và xây dựng của Đại lục từ 2.3% ở quý IV năm 2020, đã giảm xuống còn 1.3% ở quý I năm nay; đồng thời ngành dịch vụ suy thoái xuống còn 2.3%.
Tờ Nhật báo “The Times” dẫn lời của ông Louis Kuijs, Trưởng bộ phận kinh tế Á châu thuộc Khoa Kinh tế Đại học Oxford nói rằng: “Quý I thể hiện bình thường.” “Đầu năm mở đầu hoàn toàn yếu kém, bị “những con số so sánh với cùng thời kỳ năm trước” đáng kinh ngạc này che đậy hết.”
Bắc Kinh đã đặt định mức tăng trưởng cho năm nay vào khoảng “6%,” nhưng hiện nay Trung Quốc vẫn đang đối mặt với rất nhiều nguy cơ kinh tế. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên lâm vào đại dịch, nhưng không phải là quốc gia đầu tiên thoát khỏi đại dịch. Mặc dù Trung Cộng đã thực hiện các biện pháp giám sát nghiêm ngặt, nhưng về mặt kế hoạch chích ngừa vaccine lại chậm hơn các nước Tây phương. Bắc Kinh đã đặt ra mục tiêu đến cuối tháng 6 năm nay sẽ chích ngừa vaccine cho 560 triệu người (chiếm khoảng 40% dân số), nhưng đến nay chỉ chích ngừa có 179 triệu liều. Thế nhưng, Anh quốc và Hoa Kỳ đã cung cấp vaccine chích ngừa cho gần 60% dân số của họ.
Tờ Nhật báo “The Times” đưa tin, mặt khác, sau khi Trung Cộng bơm 738 tỷ USD vào nền kinh tế, đang hủy bỏ các biện pháp kích thích, nhóm ông Tập Cận Bình và ông Lưu Hạc, Phó Thủ tướng, hiện đang thắt chặt các khoản cho vay, để ngăn ngừa rủi ro tài chính đồng thời áp chế bong bóng tiền vốn. Trong khi đó ở các xã hội Tây phương lại đang áp dụng chính sách nới lỏng, điều này có thể phá vỡ hy vọng của Trung Cộng vào ý đồ bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Đài truyền hình Al Jazeera đưa tin, ông Julian Evans Pritchard, nhà kinh tế cao cấp về Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết, số liệu mới nhất “che giấu sự suy thoái nhanh chóng và mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc,” bởi vì tính kích thích tiêu dùng và nới rộng tín dụng hiện đang giảm bớt.
“Khi ngành dịch vụ có xu thế khôi phục hoạt động, khoảng cách để theo kịp tăng trưởng sẽ giảm lại. Khi hình thức tiêu dùng toàn cầu được khôi phục lại bình thường, làn sóng xuất cảng hiện nay có thể sẽ yếu đi trong vài quý tới. Cuối cùng, chính sách tài chính và sự quản lý chặt chẽ đối với các nhà đầu tư bất động sản sẽ mang đến áp lực to lớn cho ngành xây dựng.” Ông Julian Evans Pritchard phân tích rằng, “Lấy [quý này so với quý trước] để tính toán, tăng trưởng giảm xuống trầm trọng,” “[trừ so với quý I năm ngoái ra] tốc độ tăng trưởng đều chậm hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong 10 năm qua.”
Do Lin Yan thực hiện
Tiểu Minh biên dịch
Xem thêm: