Trung Cộng sẽ gặp phải tai họa ngập đầu, lớn hơn cả ‘10 thảm họa’ – P1
Năm 2020 mới quá nửa, ĐCSTQ liên tiếp gặp phải thiên tai nhân họa, sơ qua cũng thấy không chỉ là ‘Mười thảm họa’. Học thuyết Đạo gia của Trung Hoa giảng ‘Âm Dương’, Nho gia giảng ‘Ngũ hành’, Phật gia giảng ‘Địa thủy hỏa phong’, tất cả đều mất cân bằng một cách nghiêm trọng. Điều gì đang xảy ra với ĐCSTQ và nguyên nhân do đâu?
Bài viết của TS. Vương Hữu Quần (Wang Youqun) là cựu phụ tá, người phụ trách tuyển chọn tài liệu cho Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương Úy Kiến Hành sẽ giúp bạn nhìn lại toàn bộ vấn đề. TS. Vương Hữu Quần là một trong những nhà bình luận thời sự nổi tiếng tại hải ngoại về các vấn đề Trung Quốc.
Phần 1
Theo ghi chép trong sách Xuất hành, quyển sách thứ hai trong Cựu Ước, kể lại cuộc rời khỏi Ai Cập (Ê-díp-tô) của dân Israel, vào thế kỷ thứ 13 trước công nguyên. Pharaoh Ai Cập vì không tin vào chính Thần, không đồng ý thả những người dân Israel bị bắt làm nô lệ trong 400 năm, Thượng đế đã giáng xuống 10 tai họa liên tiếp xuống vùng đất này, lần nọ nghiêm trọng hơn lần kia để cứu vớt người dân Israel.
Năm 2020 mới quá nửa, ĐCSTQ liên tiếp gặp phải thiên tai nhân họa, sơ qua cũng thấy không chỉ là ‘Mười thảm họa’. Học thuyết Đạo gia của Trung Hoa giảng ‘Âm Dương’, Nho gia giảng ‘Ngũ hành’, Phật gia giảng ‘Địa thủy hỏa phong’, tất cả đều mất cân bằng một cách nghiêm trọng. Điều gì đang xảy ra với ĐCSTQ và nguyên nhân do đâu?
Tai họa đầu tiên: Đại ôn dịch
Đại dịch khởi phát từ Vũ Hán rồi lan rộng toàn Trung Quốc. Nhiều người bị tử vong mà không được chẩn đoán bệnh. Theo một báo cáo do Đại học Y Washington và Đại học bang Ohio kết hợp phát hành, dựa trên tình trạng hoạt động của các lò hỏa táng và số lượng các hộp tro cốt được công bố trong thời gian dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng tại Trung Quốc có thể thấy, số lượng người tử vong ước tính cao hơn gấp 10 lần dữ liệu chính thức được ĐCSTQ công bố, không dưới 36.000 người. Một số cư dân mạng sau khi đọc bài báo cáo chia sẻ “Không phải chỉ 10 lần, mà có khi còn lên tới 100 lần chưa hết!”. Các chuyên gia Mỹ vẫn còn quá ngây thơ khi đối mặt với sự dối trá của ĐCSTQ. Mức độ tàn khốc thực sự ở Vũ Hán có thể khiến các chuyên gia cảm thấy sợ hãi tới mức run rẩy về đại dịch bệnh chưa từng có trong lịch sử.
Bác sĩ Ngải Phân đến từ bệnh viện Trung ương Vũ Hán bày tỏ: “Trước đây, nếu bạn phạm một sai lầm nhỏ, chẳng hạn không kịp thời tiêm thuốc, bệnh nhân có thể đi khắp nơi làm loạn, kiện tụng. Nay thì không còn người nữa, không còn ai tranh cãi, không còn ai gây náo loạn. Tất cả mọi người đều bị dịch bệnh nghiêm trọng đột ngột đánh gục.
Bệnh nhân tử vong rồi nhưng hiếm thấy người nhà khóc lóc đau buồn, vì họ gặp quá nhiều. Có một số người thân còn không cầu xin bác sĩ hãy cứu người nhà của họ, mà chỉ nói với bác sĩ, hãy nhanh chóng giải thoát cho họ vì đã đến tình trạng này rồi. Nguyên nhân vì lúc đó mọi người đều sợ mình bị lây bệnh”.
Vì số liệu của ĐCSTQ đều là giả, nên trên toàn nước Trung Quốc có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh? Bao nhiêu người bị tử vong? Đây có thể vĩnh viễn là một bí ẩn. Đến nay dịch bệnh vẫn chưa đi đến hồi kết. Ngày 11 tháng 6, Bắc Kinh lại bùng phát dịch trở lại. Ngày 5 tháng 7, Hông Kông bùng phát dịch lần 3, ngày 15 tháng 7 Tân Cương xuất hiện dịch bệnh mới.
Tai họa thứ hai: Lũ lụt
Đập Tam Hiệp được lệnh khởi công xây dựng bởi Giang Trạch Dân, kẻ thủ ác chính trong cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Từ xưa tới nay, Tam Hiệp, Trường Giang vẫn luôn được coi là long mạch lớn nhất thế giới, nó nuôi dưỡng mảnh đất Thần Châu trong hàng ngàn năm. Theo phân tích của những bậc thầy phong thủy, việc xây dựng con đập trên dòng Trường Giang đã cắt đứt long mạch của Trung Hoa, hậu quả sẽ là những tai họa nối tiếp.
Trước khi dự án xây dựng con đập được triển khai, chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Trung Quốc Hoàng Vạn Lý đã nhiều lần viết thư gửi Giang Trạch Dân, kiên quyết phản đối và dự đoán về 12 hậu quả thảm khốc khi thực hiện công trình này. Đến nay, 11 điều dự ngôn của ông đã ứng nghiệm, chỉ còn điều cuối cùng là “bị buộc phải nổ tung” đang đợi thời gian.
Năm 2020, con đập vốn đã bị biến dạng gặp phải dòng nước lũ lớn chưa từng có từ khi xây dựng, chỉ còn cách ngày đêm xả lũ để không bị vỡ. Hồ chứa Tam Hiệp trở thành “quả bom hẹn giờ” treo cao trên đầu của 600 triệu người ở 6 tỉnh và một thành phố ở trung hạ du Trường Giang, nằm phía dưới Tam Hiệp (Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, An Huy, Giang Tô, Thượng Hải).
Mưa lớn tại Vũ Hán vào ngày 5,6 tháng 7, lượng mưa tối đa là 426.6 mm, đây là lượng mưa trong ngày cao nhất trong các ghi chép lịch sử. Đoạn video được chia sẻ trên internet cho thấy, Vũ Hán chưa hết dịch bệnh, lại chìm ngập trong nước lũ giống như một đại dương mênh mông. 4 dòng nước lũ từ thượng nguồn sông Dương Tử, lưu vực hồ Động Đình, nhánh sông dọc theo các con sông ở Hồ Bắc và lưu vực hồ Phàn Dương, đều tấn công hướng vào Vũ Hán. Nơi đây có thể phải trải qua một trận lụt lớn hơn năm 1998.
Cho đến nay, 27 tỉnh thành trên toàn Trung Quốc đều gặp phải lũ lụt lớn, lưu vực sông Dương Tử, lưu vực sông Hoài, Hồ Động Đình, hồ Phàn Dương, Trùng Khánh, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô đều ở mức cảnh báo khẩn cấp. Bộ Thủy Lợi của ĐCSTQ bày tỏ, từ tháng 6 đến nay có 433 con sông trên cả nước nước đã trải qua lũ lụt cảnh báo quá mức, trong đó 33 con sông đã trải qua trận lụt lịch sử và hầu hết Trung Quốc đã bị lũ lụt. Chính quyền Trung Quốc thông báo, có 37,89 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Trên thực tế, hàng trăm triệu người có thể bị ảnh hưởng.
Lượng mưa lớn vẫn đang tiếp tục. Theo Đài quan sát Khí tượng Trung ương, từ ngày 17 đến 26 tháng 7, đã có những cơn mưa xối xả phía đông của khu vực Tây Nam, Hoàng Hoài, Giang Hán, Giang Hoài, vùng Tây Bắc của Giang Nam và các sông nhánh ở trung hạ du Trường Giang có mưa lớn, một số bộ phận có mưa rất lớn, hoặc vô cùng lớn.
Tai họa thứ ba: Sấm sét
Vào lúc 3 giờ chiều ngày 21 tháng 5, khi cuộc họp của Ủy ban Quốc gia CPPCC khai mạc, bầu trời ở Bắc Kinh đột nhiên chuyển sang màu đen, giống như màn đêm, kèm theo mưa lớn, sét đánh sáng lóe, tiếng sấm nổ vang trời. Một số cư dân mạng đồn đoán: “Trời có dị tướng, tất có sự kiện lớn xảy ra, thường là thảm họa“. Lại có người khác bày tỏ: “Đây là lời cảnh báo từ Thiên thượng, khi người người đều oán hận”. Một cư dân mạng khác chia sẻ: “Vốn bản thân bị ĐCSTQ tẩy não thành người theo thuyết vô Thần, nhưng hiện giờ không thể không thừa nhận, đây thực sự là tiết tấu dự báo Trời diệt Trung cộng”.
Từ ngày 8h tối ngày 4/5 đến 8h sáng ngày 5/5, nhiều tỉnh như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây lóe lên sấm sét, mưa bão dữ dội, tổng cộng có 140.000 lần sét đánh, không ít người giật mình tỉnh giấc. Từ 4h chiều ngày 4/5 đến 4h chiều ngày 5/5, Hồ Nam cũng có 32.642 lần sét đánh. Tại Cát An, Phận Nghi, tỉnh Giang Tây sáng 5/5 sấm sét đan xen. Có cư dân mạng nói: “Trong 12h mà có 140 nghìn tiếng sét, chứng tỏ vì oan án, oán hận quá nhiều”.
Từ đêm ngày 24/3 đến sáng sớm ngày 25/3, khu vực trung tâm thành phố của Trùng Khánh có cuồng phong kèm theo mưa đá, sấm sét vang trời, tia sét rạch ngang bầu trời, nửa đêm mà sáng như ban ngày. Theo Đài khí tượng Trùng Khánh, thời gian đó có đến 9570 tiếng sét. Có cư dân mạng ở Trùng Khánh bày tỏ: “Lại bị tiếng sét đánh tỉnh giấc, sấm sét ầm ầm, mưa lớn mưa đá hợp lại, cứ như thể là bom nguyên tử đang nổ bên tai”. Còn có người dân thành phố Trùng Khánh cho biết, thời tiết quái dị cực đoan là có liên quan tới cái mà chính phủ gọi là “dịch bệnh gia tăng 0%”, che giấu dịch bệnh, “Nhân loại hiện nay không làm việc đáng làm của một con người, làm quá nhiều điều xấu, những người này đã không còn là người nữa rồi, do vậy ông Trời nổi giận, Trời đánh năm tiếng sét”.
Tai họa thứ tư: Động đất
Ngày 9/1, 5/3, 29/3, 1/4, 9/4, 26/5, Bắc Kinh xảy ra 6 lần động đất với cường độ lần lượt là 3.2 độ, 2.1 độ, 1.7 độ, 1.8 độ, 1.3 độ, 3.6 độ. Bắc Kinh là thủ đô của ‘Đảng Cộng sản Trung Quốc’, mặc dù cường độ không cao, nhưng tần suất cao. Thời Trung Quốc cổ đại, quân vương thường coi động đất là cảnh cáo cho việc “Vi chính thất đức” nghĩa là: Thất bại về chính trị . Theo đó, sáu trận động đất liên tiếp ở Bắc Kinh được lặp đi lặp lại cảnh báo tới các cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ĐCSTQ.
Ngày 3/2, Thành Đô xảy ra động đất cường độ 5.1 độ, ngày 20/3 thành phố Xigazê Tây Tạng xảy ra động đất cường độ 5.9 độ; ngày 1/4 động đất ở huyện Thạch Cừ Tứ Xuyên cường độ 5.6 độ; ngày 23/4 huyện Nghi Tân Tứ Xuyên 4.1 độ; ngày 18/5 Vân Nam 5.0 độ; ngày 2/7 Tỷ Tiết Quý Châu 4.5 độ; ngày 8/7 Côn Minh Vân Nam 4.2 độ; ngày 12/7 huyện Vu Sơn Trùng Khánh 3.0 độ (Khu vực hồ chứa nước Tam Hiệp), khu Hồng Hà – Vân Nam 4.4 độ, khu A Bá – Tứ Xuyên 4.0 độ, Đường Sơn – Hà Bắc 5.1 độ.
Từ đầu năm nay, Tân Cương xảy ra hơn 140 lần động đất cấp 3 trở lên, trong đó 107 lần là từ cấp 3 đến 3.9, 23 lần từ cấp 4 đến 4.9, 8 lần từ cấp 5 đến 5.9 độ, 2 lần từ cấp 6 đến 6.9 độ. Trận động đất lớn nhất là vào ngày 19/1 ở huyện Peyziwat ( một huyện thuộc địa khu Kashgar, Tân Cương) xảy ra động đất 6.4 độ và ngày 26/6 ở Vu Điền trận động đất cấp 6.4 độ.
Tai họa thứ năm: Cuồng phong
Ngày 18/3, Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc gặp phải gió mạnh lớn nhất trong năm nay, tốc độ gió đột ngột lên đến cấp 12, hồ Côn Minh – Di Hòa Viên ở phía Tây Bắc Kinh có xuất hiện thủy triều lớn lần thứ 4. Ngày 19/3, có cư dân mạng phát đi video quay ở hiện trường, kể từ năm 1884 Từ Hy Thái Hậu lui về Di Hòa Viên, đến nay 136 năm hồ Côn Minh xuất hiện 4 lần thủy triều cao: Lần thứ nhất là tháng 11 năm 1908, 10 ngày trước khi Từ Hy mất, lần thứ hai là tháng 6 năm 1916, 3 ngày trước khi Viên Thế Khải chết; lần thứ ba là tháng 8 năm 1976, khoảng nửa tháng trước khi Mao Trạch Đông chết; hôm qua 20/3 nước hồ Côn Minh lại dâng lên, không nhẽ Bắc Kinh quả là sắp có đại sự? Sắp thay đổi triều đại rồi?
Ngày 24/6, tại Xilinhot (một thành phố cấp huyện của địa cấp thị Xilin Gol, khu tự trị Nội Mông Cổ) xuất hiện vòi rồng, cột gió xoáy lớn nối liền trời đất, những nơi vòi rồng đi qua, cát bụi, vật thể bay điên cuồng, dòng khí do gió xoáy hình thành nên cuốn cát bụi lên không trung, che cả trời đất. Cư dân mạng nói: “Ông Trời nổi giận rồi”.
Còn tiếp….
Tác giả: Cao Nghĩa