Trong khi Bắc Kinh đàn áp Bitcoin, các quốc gia bị tàn phá lại chấp nhận nó
Ở Trung Quốc, bitcoin đã chết; Tuy nhiên, ở các quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh và nghèo đói, vua mã kim vẫn khỏe và thực sự đang sống.
Theo ông Yin Youping, phó giám đốc văn phòng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tài chính của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Bitcoin “không có giá trị thực tế hỗ trợ”. Ông lập luận rằng mã kim không hơn gì tài sản đầu cơ. Để “bảo vệ túi tiền của mình”, công dân Trung Quốc nên tránh thị trường mã kim bằng mọi giá.
Khi Trung Cộng tiếp tục đàn áp bitcoin, một cuộc di cư hoạt động đào coin đang diễn ra. Trên thực tế, cuộc di cư đã diễn ra trong nhiều tháng. Mong muốn tiếp tục hoạt động sinh lợi cao này, các thợ đào Bitcoin Trung Quốc đang chuyển đến các nước như Kazakhstan, Nga, và thậm chí là Hoa Kỳ .
Theo tác giả KL Toth, “Một trong những bi kịch lớn nhất trong cuộc đời là đánh mất ý thức về bản thân và chấp nhận phiên bản mà mọi người mong đợi về quý vị.”
Đối với người dân Afghanistan, việc đánh mất bản thân đã trở thành hiện thực tàn khốc nhất. Với sự kiểm soát của Taliban và những kẻ đánh bom liều chết khủng bố những công dân vô tội, đất nước này đang rơi vào tình cảnh thảm khốc. Với số lượng ngày càng nhiều các doanh nghiệp đóng cửa, hàng chục nghìn người đang tuyệt vọng tìm cách rời khỏi đất nước. Như ký giả MacKenzie Sigalos viết, Afghanistan đang phải đối mặt với hậu quả tài chính ở mức độ sinh tồn. Với tình trạng “thiếu tiền mặt trên toàn quốc”, nhiều ngân hàng của nước này đã buộc phải đóng cửa. Để làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, Western Union đã đình chỉ các dịch vụ của mình. Bà Sigalos viết: “Ngay cả hệ thống “hawala” có tuổi hàng thế kỷ – tạo điều kiện cho các giao dịch xuyên biên giới, cũng không còn là một lựa chọn nữa. Rất may, như ông Turner Wright của Cointelegraph gần đây đã thảo luận, tổ chức phi lợi nhuận Grassroot đang cố gắng hết sức để cung cấp hỗ trợ cho khoảng 20,000 công dân Afghanistan, nhiều người trong số họ đang dựa vào chính phủ Hoa Kỳ “để làm thị thực nhập cư đặc biệt.”
Trong nỗ lực gây quỹ đủ để tái định cư những người này, các tổ chức bất vụ lợi hiện đang chấp nhận bitcoin và ether, hai loại mã kim lớn nhất đang tồn tại. Với siêu lạm phát là một khả năng rất thực tế và đồng afghani của Afghanistan, đồng tiền của đất nước , ở mức thấp nhất mọi thời đại, “một tình huống kiểu Venezuela” có thể đang chờ đợi đất nước này. “Tình hình” này, nếu xảy ra, có thể là cái đinh cuối cùng kết liễu nền kinh tế Afghanistan.
Từ Kabul đến Caracas
Chính phủ Venezuela, không xa lạ với các cuộc khủng hoảng hiện hữu, gần đây đã quyết định loại bỏ 6 chữ số 0 ra khỏi đồng bolivar. Người ta không cần phải là John Maynard Keynes để nhận ra rằng chính phủ Venezuela về cơ bản đang sắp xếp lại các ghế ngồi trên tàu Titanic. Với đất nước Nam Mỹ đang chìm trong khủng hoảng kinh tế, các loại mã kim như bitcoin và ether đã chứng tỏ là vô giá.
Theo báo cáo của Reuters, khi nền kinh tế Venezuela tiếp tục suy thoái, mã kim đã trở thành không thể thiếu. Chúng không chỉ giúp “bảo vệ tiền lương khỏi lạm phát”, bitcoin và những người anh em của bitcoin còn giúp “các doanh nghiệp quản lý dòng tiền bằng một loại tiền tệ mất giá nhanh chóng”. Mã kim rất có thể đóng một vai trò tương tự trong tương lai của Afghanistan.
Xa hơn một chút về phía tây của Kabul, trong khu vực Levant, mã kim cũng đang cung cấp một cứu cánh cho tình trạng không an toàn về tài chính. Ngày càng nhiều công dân Lebanon và Palestine, tất cả đều quá quen thuộc với tình trạng khốn khó về tiền tệ và bất ổn chính trị, đang tìm kiếm niềm an ủi bằng các loại tiền điện toán.
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Lebanon trở nên trầm trọng hơn, LBP tiếp tục mất giá. Trên thực tế, nó về cơ bản là không có giá trị; Trong khoảng thời gian hai năm, đồng tiền quốc gia của Lebanon đã mất 90% giá trị. Ông Marwan Bishara, một tác giả đã viết nhiều về sự sụp đổ của nền kinh tế Lebanon, mô tả một thứ gọi là “nghịch lý shawarma”. Vào năm 2019, như ông Bishara viết, món bánh sandwich được ưa chuộng của quốc gia này có giá 5,000 bảng Lebanon, tương đương khoảng 2 USD; ngày nay, nó có giá 20,000 bảng Lebanon, thấp hơn 1 USD. Bánh mì vừa rẻ lại vừa đắt hơn trước đây. Mặc dù người Lebanon nổi tiếng với sự hài hước giống như một kẻ nghiện rượu, ít người thấy tình huống hiện tại là một vấn đề đùa cợt. Bên cạnh khả năng tìm thấy sự hài hước trong những điều phi lý, người Lebanon còn nổi tiếng về tính kiên cường. Từ Beirut đến Bhamdoun, các doanh nghiệp nhỏ, như cửa hàng tạp hóa và tiệm làm tóc, đang chấp nhận thanh toán bằng bitcoin. Đối với những người này, đó là cách duy nhất để kiếm sống.
Cách đó 136 dặm, ở Palestine, cơ quan quản lý tiền tệ của nhà nước độc lập hiện đang xem xét có nên phát hành một loại tiền kỹ thuật số của riêng mình hay không. Nhiều người Palestine, tuyệt vọng muốn tách mình ra khỏi sự cai trị của Israel, coi tiền điện toán là một hình thức độc lập—cụ thể hơn là sự độc lập tiền tệ.
Khi nhiều nhà bình luận có ảnh hưởng tiếp tục đặt câu hỏi về giá trị của mã kim, người dân ở Afghanistan, Lebanon, và Palestine (chưa kể công dân El Salvador ) sử dụng nó để tồn tại. Điều này đưa chúng ta trở lại Trung Quốc, nơi mã kim đã trở thành một chủ đề cấm kỵ. Trên thực tế, với một loại tiền tệ mạnh, có rất ít nhu cầu về một thứ như bitcoin ở Trung Quốc đại lục. Tuy nhiên, ở những nơi mà tiền tệ pháp định đã mất hết giá trị và mọi người mất hết hy vọng, mã kim đang chứng minh sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse, và các tờ báo danh tiếng khác. Ông cũng là một ký giả chuyên mục tại Cointelegraph.
Do John Mac Ghlionn thực hiện
Bình hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: