Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết. Sao nói rằng không ai biết?
Trong “Hậu Hán Thư” có ghi lại câu chuyện về vị thanh quan Dương Chấn, kể rằng:
Dương Chấn, tự Bạch Khởi, người thời Đông Hán, trú tại huyện Hoa Dương quận Hoằng Nông. Ông là người công chính liêm khiết, không vì tư lợi, là vị quan thanh liêm hiếm có. Từ nhỏ Dương Chấn đã thông minh và ham học, thông hiểu nhiều lĩnh vực.
Trước khi ra làm quan, ông đã mở trường dạy học tại quê nhà, học trò tới từ khắp nơi. Ông dạy học kiên trì theo nguyên tắc thu nhận tất cả, không phân biệt giàu nghèo, vì thế mà danh tiếng lẫy lừng. Thời đó nhiều người ca ngợi ông là “Khổng Tử Dương Bạch Khởi”. Dương Chấn dạy học nhiều năm, bồi dưỡng được vô số hiền tài cho quốc gia.
Khi là thống đốc Kinh Châu, ông phát hiện ra tài năng của học giả Vương Mật và đề bạt ông vào vị trí thống đốc của Xương Ấp (nay thuộc Duy Phường ở tỉnh Sơn Đông).
Sau đó, khi Dương Chấn đi ngang qua Xương Ấp, Vương Mật đã đến yết kiến ông Dương và biếu ông 10 cân bạc để bày tỏ lòng biết ơn của ông đối với sự đề bạt này.
– Trước kia biết ông là người khá, tôi mới tiến cử ông. Thế mà ông vẫn chưa rõ bụng, còn đem vàng cho tôi?
Vương Mật cố nài ép, thưa:
– Xin Ngài nhận cho. Đêm khuya không ai biết.
Dương Chấn đáp:
– Trời biết; đất biết; ông biết; tôi biết. Sao nói rằng không ai biết?
Vương Mật nghe nói xấu hổ bèn bưng vàng lui ra.
Dương Chấn trải qua nhiều chức vị, từ Tương thành lệnh, quan Thích sử Kinh Châu, sau làm quan Thái thú vài nơi, rồi lại lên đến chức Thái bộc, Thái thường, rồi lên đến tận chức quan Tư đồ, Thái úy. Ông làm quan thanh liêm, không bao giờ nhận tiếp kiến riêng tư với ai, chỉ chăm việc dân việc nước, không tham nhũng, không làm giàu cho mình. Con cháu của ông cũng sống như dân thường, ăn uống đạm bạc, sống giản dị. Ông thường nói: “Làm quan mà để được cái tiếng thanh bạch cho con cháu, chẳng quý hơn là để tiền của, ruộng nương lại cho chúng ư?”
Bốn thế hệ tiếp theo của ông Dương đều nhận các chức vị quan trọng trong triều đình và rất tự hào duy trì được chữ Đạo của tổ tiên.
Cố nhân giảng rằng: “Nhân gian thầm thì, Trời nghe như sấm,” và “Phòng tối làm việc trái lương tâm, mắt Thần nhìn rõ như chớp điện.” Ý nghĩa là Thần Phật xem xét từng suy nghĩ, từng lời nói, từng hành vi của con người. Người quân tử chân thành, cẩn trọng cả khi ở một mình, bởi có lòng kính sợ Thần Phật, nên làm gì cũng công nhiên minh bạch, không trái đạo lý. Kẻ vô Thần thì không có tâm kính sợ nên điều xấu ác nào cũng dám làm.
Từ thuở khai thiên lập địa, nhân loại cổ xưa đều tín Thần kính Thần, tin rằng, con người là do Thần sáng tạo ra, trời đất vạn vật là do Thần sáng tạo ra, vũ trụ thiên thể cũng là do Thần sáng tạo ra. Con người có ‘sinh, lão, bệnh, tử’, vũ trụ có ‘thành, trụ, hoại, diệt’ cũng đều vận hành theo ý của Thần. Các Thánh hiền cổ đại đều tin rằng, chỉ có tín Thần kính Thần thì mới được Thần trợ giúp.
Chu Văn Vương kính Thần, diễn dịch Chu Dịch, dùng đức giáo hóa muôn dân, khiến xã hội an định, người dân ra đường không nhặt của rơi, đêm ngủ không cần đóng cửa, cao niên có phúc con đàn cháu đống, thọ gần trăm tuổi.
Đường Thái Tông tôn Phật sùng Đạo, khai sáng nền thịnh trị “Trinh Quán chi trị”, được tôn là Thiên Khả Hãn (Trời chí tôn), kiến tạo sự nghiệp vĩ đại “Thiên cổ nhất đế”.
Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận kính Phật sùng Đạo, giương văn ức võ, không sát hại các chí sĩ đại phu, đã sáng tạo ra công tích vĩ nghiệp.
Đại đế Khang Hy đời Thanh kính Trời sợ Thần, trí tuệ uy dũng, bắt sống Ngao Bái, dẹp yên Tam Phiên, thống nhất Đài Loan, đánh đuổi Nga Sa Hoàng, chinh phục miền Bắc sa mạc Gobi, văn trị võ đức cái thế, đặt nền móng cho thời thái bình thịnh trị “Khang Càn thịnh thế”.
Trong lịch sử, bài học về những bậc quân vương không tôn kính Thần Phật dẫn đến thảm cảnh muôn dân cực khổ, cơ đồ lụn bại, nước mất nhà tan cũng rất nhiều:
Trụ Vương bất kính Thần linh, hoang dâm vô độ, ham việc binh mã, trọng hình phạt, vét tiền tài, hại can gián, cuối cùng thần dân phản lại, thân nhân rời bỏ, vua thiệt mạng và nước mất.
Bắc Ngụy Thái Võ Đế Thác Bạt Đào hủy diệt Phật giáo, kết quả bị hoạn quan sát hại khi tuổi mới 44.
Bắc Chu Võ Đế Vũ Văn Ung lớn giọng nói: không sợ địa ngục, Phật, Đạo đều diệt, kết quả mắc bạo bệnh mà chết ở tuổi 35.
Đường Võ Tông Lý Viêm diệt Phật, cũng mắc bạo bệnh mà chết khi tuổi mới 32.
Trong tâm có Thần Phật, khi gặp việc trọng đại thì đều có thể như lời Lão Tử nói, “E dè cẩn trọng, như đi trên miệng vực sâu, như đi trên lớp băng mỏng,” thì có thể giữ được chính đạo, trung hòa, cuối cùng lợi quốc, lợi dân, lợi thiên hạ. Trái lại, không sợ Trời, không sợ Đất thì những việc trái đạo lý nào cũng dám làm, là trái với lẽ Trời ngược với đạo lý, cuối cùng sẽ hại người, hại mình, hại cháu con.
Đan Thanh
Xem thêm: