Trình Hiểu Nông: Tính hai mặt trong chính sách Trung Quốc của TT Biden
Chính sách Trung Quốc của TT Biden mang đầy tính hai mặt, khi thì ông thể hiện sự ủng hộ của mình đối với Trung Quốc và khi thì tuyên bố chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc. TT Biden không phải đang diễn kịch, mà vướng vào sự đối lập cơ bản giữa các giá trị của “phe đúng đắn chính trị” và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Chính phủ Biden hạ thấp giọng điệu và coi Trung Quốc là “Đối thủ cạnh tranh chính.” Nhưng trên thực tế, Trung Quốc không phải là “Đối thủ cạnh tranh” mà là kẻ thù chiến lược.
Trung Quốc đã chuẩn bị tính toán trước và từng bước châm ngòi cho chiến tranh lạnh Trung Quốc-Hoa Kỳ và ngạo mạn nghĩ rằng nó [Trung Quốc] sẽ trở thành người chiến thắng. Trước mắt thì sức mạnh kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ hiện đủ để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Việc Trung Quốc có thể tiếp tục hung hăng hay không, đều tùy thuộc vào cách chính phủ Biden phản ứng như thế nào đối với mối đe dọa từ Trung Quốc.
1. Sự chuyên quyền của Trung Cộng có phải là một loại “Chuẩn mực văn hóa” bình thường không?
Khi ông Biden xuất hiện trong một chương trình truyền hình của CNN ở Milwaukee, Wisconsin hôm 16/02, ông đã nói lại những gì ông nói với ông Tập Cận Bình khi hai người điện đàm vào ngày 10/02. Ông giải thích, “Nếu bạn biết điều gì đó về lịch sử Trung Quốc … Nguyên tắc trọng tâm của ông Tập Cận Bình chính là phải có một Trung Quốc thống nhất và được kiểm soát chặt chẽ. Trên cơ sở này, ông ấy đã thực hiện một số hành động và sẽ hợp lý hóa nó. Về mặt văn hóa, các quốc gia khác nhau có những chuẩn mực khác nhau, mỗi quốc gia và các nhà lãnh đạo của họ đều kỳ vọng tuân thủ. Tôi không phản đối những gì ông Tập Cận Bình đã làm ở Hồng Kông, cũng không có ý định phản đối những gì ông ấy làm ở miền tây Trung Quốc và Đài Loan.” Đây chính là những phát ngôn từ đáy lòng của ông Biden, cũng là lời phát ngôn theo giá trị quan của ông ta và “Phái ôm gấu trúc” (gấu trúc là biểu tượng của Trung Quốc).Các giá trị quan của ông Biden thể hiện đầy đủ quan điểm của “Phe đúng đắn chính trị” ở Hoa Kỳ, họ từ chối công nhận rằng chính quyền cộng sản do chủ nghĩa Mác tạo ra là chế độ tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Để xoa dịu cho chính họ, họ sử dụng “thuyết văn hóa tương đối” du nhập từ Châu Âu. “Thuyết văn hóa tương đối” nhấn mạnh rằng “Trong chủ nghĩa đa nguyên văn hóa không có đúng hay sai.” Đây là quan điểm trọng yếu của chủ nghĩa Mác-xít mới ra đời ở châu Âu. Bản chất của nó là “thuyết phủ định đạo đức,” cho rằng quan niệm đạo đức về phải trái, đúng sai dựa trên nền cơ sở văn minh Cơ đốc giáo là cần thiết phải loại bỏ, nên được thay thế bằng các khái niệm khác nhau như hỗn loạn giới tính, cổ súy cho sự đối kháng giai cấp và sắc tộc, chống chủ nghĩa tư bản, và chống tôn giáo phương Tây.
Ông Biden đã coi chế độ chuyên quyền đỏ là một “Chuẩn mực văn hóa,” chắc chắn đây là tô vẽ cho nền văn hóa chuyên quyền của Trung Cộng một màu sắc có tính chính đáng. Đây chính là một kiểu ngụy biện, vì không khó để phân biệt giữa độc tài và tự do, đúng hay sai phải là một khái niệm giá trị cơ bản trong một hệ thống dân chủ. Nhưng điều mà chủ nghĩa Mác mới chủ trương cổ vũ là lật đổ trật tự xã hội hiện có của các nước dân chủ và đưa vào các giá trị quan đỏ của chủ nghĩa Mác cũ và mới nhằm cải biến các xã hội dân chủ. Cho nên nó phải nhấn mạnh “Lý luận văn hóa tương đối,” mang văn hóa chuyên chế và văn hóa truyền thống của chế độ dân chủ xếp ngang hàng với nhau, dùng lý luận “trong đa nguyên văn hóa không phân biệt đúng sai” tức là cấp cho văn hóa chuyên chế mà họ yêu thích một vòng nguyệt quế hợp pháp. Ông Biden là một sinh viên kém cỏi của chủ nghĩa Mác mới, chỉ biết nói như vẹt chứ không biết làm thế nào đem bộ thuyết ngụy biện kia mà nhào nặn cho trở nên hùng hồn mê hoặc lòng người, kết quả nói ra liền thành thuyết khoan dung chuyên chế trần trụi. Trên thực tế, “Phe đúng đắn chính trị” cực kỳ dối trá, đối với những giá trị truyền thống của phương Tây mà bản thân muốn trấn áp một cách không thương tiếc, thì hoàn toàn không dùng lý luận “đa nguyên văn hóa không có đúng hay sai” nữa.
Ở Hoa Kỳ, chúng tôi thấy rằng các giá trị của “Phe đúng đắn chính trị” không phải là một loại tư duy chuyên chế theo chủ nghĩa hậu hiện đại của phương Tây. Nó và giá trị quan của chuyên chế đỏ là cùng một nguồn gốc. Đó chính là lý do tại sao nó luôn luôn gắn bó thân thiết với chế độ chuyên chế đỏ về giá trị quan. Nó áp đặt tư tưởng của mình lên xã hội Hoa Kỳ, sử dụng “đúng đắn chính trị” như một cái cớ. “Phe đúng đắn chính trị” và Đảng cộng sản giống nhau, đều muốn dùng tư duy chuyên chế của mình khống chế toàn xã hội. “Phe đúng đắn chính trị” cũng chỉ trích tình hình nhân quyền dưới chế độ chuyên quyền của Trung Cộng, nhưng đó chỉ là một hình thức giả vờ nhằm rửa sạch mối liên kết chặt chẽ của nó với các giá trị chuyên chế đỏ, nó không chân thành và cũng không nghiêm túc.
Trong thế hệ lớn tuổi của “Phe đúng đắn chính trị” của Hoa Kỳ, nhiều người yêu thích “Trước tác của Mao Chủ tịch” trong phong trào phản chiến năm đó. Sau đó không ít người bước vào cổng trường đại học, từ thế hệ này tới thế hệ khác, bồi dưỡng nên những giáo viên chủ nghĩa Mác mới (thân chủ nghĩa Mác) chiếm vị trí áp đảo trong các trường đại học và trung học, họ luôn có ấn tượng tốt với Trung Cộng.
2. Sự chia rẽ của ba phe phái trong nền chính trị Hoa Kỳ
Chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ trong thời kỳ cuối của ông Trump là rất rõ ràng minh bạch, trong khi chính sách Trung Quốc của ông Biden có vẻ hơi hỗn loạn. Tuy nhiên, nếu đơn thuần dùng sự đối lập giữa “Phe đúng đắn chính trị” và các giá trị truyền thống để phân tích sự hình thành chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, hoặc giả dùng sự đối lập giữa “Phe thân thiện gấu trúc” và “Phe ngăn chặn gấu trúc” để đánh giá chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, thì đều quá đơn giản. Bởi vì, tại thời điểm này trong giới chính trị và kinh doanh ở Hoa Kỳ không phải chỉ có hai phe, thực tế là có ba phe phái tồn tại.
Trong một thời gian dài, ở Hoa Kỳ luôn tồn tại “Phe thân thiện gấu trúc” và “Phe ngăn chặn gấu trúc,” phe thân thiện gấu trúc có nhiều người trong giới chính trị, tài chính, kinh doanh và học thuật, trong khi một số thành viên của quân đội và Đảng Cộng hòa thuộc phe kia. Nhưng không phải tất cả các nghị sĩ đều có thể được chia thành hai phe này, cũng như không thể phân biệt hai phái theo hai đảng được.
Trong việc tách ra ba phe mà người viết đã đề cập, thì đầu tiên là nói đến “Phe vệ quốc” cũng là “Phe ngăn chặn gấu trúc,” nhưng một số người trong “Phe thân thiện gấu trúc” cũng có thể tỉnh ngộ mà tham gia; Thứ hai là một số người trong “Phe bán nước” cũng là “Phe thân thiện gấu trúc” vì lợi ích của bản thân, mà thà rằng tăng cường sức mạnh cho kẻ thù và làm suy yếu mình; Phe thứ ba là “Phe hại nước,” những người yêu thích những ý tưởng đúng đắn chính trị, chưa chắc đã giống “Phe thân thiện gấu trúc” có các mối liên hệ lợi ích chằng chịt với Trung Cộng, nhưng họ vì để phe nhóm của họ thiết lập sự chuyên chế thống nhất thiên hạ, họ không ngần ngại sử dụng tất cả các cách nói “đúng đắn chính trị” để thúc đẩy đủ các loại chính sách khác nhau làm để làm tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ.
Chính sách quốc gia của Hoa Kỳ trong tương lai sẽ được tạo ra trong cuộc tranh giành của ba phe phái này. Trong cả hai đảng đều có 3 phe, nhưng tỷ lệ khác nhau. “Phe vệ quốc” thường thuộc Đảng Cộng hòa có nhiều người hơn, nhưng cũng có “Phe bán nước,” còn có người vì lợi ích cá nhân mà hòa trộn vào “Phe hại nước”; “Phe hại nước” trong Đảng Dân chủ chiếm một tỷ lệ đáng kể, và còn có rất nhiều người trong “Phe bán nước,” và cũng có một số người thuộc “Phe vệ quốc.” Rốt cuộc chính sách nào của phe nào có ưu thế phụ thuộc vào nội dung của chính sách. Ví dụ, về vấn đề quốc phòng thì “Phe vệ quốc” chiếm thế thượng phong; còn đối với các chính sách kinh tế, thương mại đối với Trung Quốc và chính sách tài chính thì “Phe bán nước” có sức ảnh hưởng đáng kể. Việc dùng phe bảo thủ hoặc phe tự do để phân biệt một cách đơn giản hướng đi tổng thể của chính sách đối với Trung Quốc, có thể không giải thích đầy đủ vấn đề.
Mối bang giao Hoa Kỳ-Trung Quốc trong tương lai sẽ là một cục diện rắc rối phức tạp, đối đầu ở cấp độ quân sự là điều hiển nhiên, nhưng các cấp độ khác sẽ đòi hỏi những phân tích thường xuyên và chi tiết. Ông Biden không muốn giống như ông Trump là áp dụng một chính sách nhất quán ở mọi tầng diện của chiến tranh lạnh. Ngược lại, ông Biden sẽ đưa ra những quyết định mâu thuẫn lẫn nhau ở một mức độ nhất định về quân sự, gián điệp, kinh tế và chính trị. Đối với yêu cầu tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia của “Phe vệ quốc,” những người ở “Phe bán nước” và “Phe hại nước” không thể mở miệng nói lời phản đối được, nhưng trong hành động họ có thể thường xuyên đưa ra chủ trương chính sách làm yếu mình, mạnh địch. Khi quân đội nhận định rằng nền an ninh quốc gia của Hoa Kỳ ngày càng bị Trung Cộng đe dọa, thì những lời kêu gọi và yêu cầu củng cố quốc phòng của họ sẽ được một nhóm nhân sĩ “Phe vệ quốc” trong quốc hội và chính phủ ủng hộ. Trên phương diện chính sách đối với Trung Quốc thì quân đội sẽ trở thành người thúc đẩy chủ yếu. Mặc dù nhiều công ty trong cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ phản đối chính sách kiềm chế kinh tế của ông Trump đối với Trung Quốc, nhưng lập trường cứng rắn của quân đội sẽ đặt ra những ước thúc nhất định đối với “Phe bán nước.” Quân đội đang gấp rút khai triển bố trí dựa theo tiết tấu của cuộc đối đầu quân sự Hoa Kỳ-Trung Quốc, và sự khai triển chuẩn bị cho chiến tranh của quân đội Hoa Kỳ chắc chắn sẽ hạn chế trao đổi kinh tế giữa hai nước. Mối liên kết kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc trong tương lai sẽ diễn ra trong bối cảnh của đối đầu quân sự giữa hai nước.
3. Trung Cộng mài đao xoèn xoẹt, chuẩn bị điều động chiến tranh
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện đang đối mặt với thập kỷ nguy hiểm nhất, mà gốc rễ của nó nằm ở tham vọng quốc tế và các mối đe dọa quân sự của Trung Cộng. Mối đe dọa quân sự của Trung Cộng đối với Hoa Kỳ không phải là lời nói suông mà thực sự họ đã chuẩn bị về mặt pháp lý cho việc huy động chiến tranh. Vào ngày 22/10 năm ngoái (2020), hãng thông tấn đối ngoại của Trung Cộng “Tin tức đa chiều,” trong một báo cáo có tiêu đề “Tình trạng bất ổn an ninh quốc tế có tính đột xuất, Luật Quốc phòng của Trung Quốc dự định tăng cường ‘điều kiện khai chiến,” Trung Cộng trong luật quốc phòng đã mở rộng “Điều kiện khai chiến,” liệt kê các nhu cầu kinh tế như một lý do quan trọng để “huy động chiến tranh.” Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của Trung Cộng đã họp vào ngày 13/10 năm ngoái để thảo luận về dự thảo sửa đổi Luật Quốc phòng do Quốc vụ viện và Quân ủy Trung ương đề nghị. Luật Quốc phòng trước khi sửa đổi có 12 chương, 70 điều, trong đó lần này dự kiến sửa đổi 50 điều, bổ sung 6 điều, xóa 3 điều, đặc biệt quy định rõ “khi lợi ích phát triển của quốc gia bị đe dọa,” phải tổng động viên toàn quốc hoặc động viên cục bộ.
Trung Cộng có ý định gì khi sửa đổi luật quốc phòng theo cách này? Đây là một tín hiệu rất nguy hiểm, và mục đích là chuẩn bị về mặt pháp lý cho cuộc tổng động viên chiến tranh. Trên thực tế, khi lãnh đạo cao cấp và quân đội quyết định phát động chiến tranh, họ không cần thực hiện các trình tự pháp lý. Trước đây Trung Cộng đã phát động chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam và trận chiến trên đảo Trân Bảo (nằm ở biên giới Nga-Trung). Tất cả đều giữ bí mật với người dân Trung Quốc, và sau khi sự việc đã xảy ra thì để các phương tiện truyền thông chính thức theo bản tuyên truyền đã chuẩn bị trước để động viên trong xã hội.
Trung Cộng sửa đổi Luật Quốc phòng lần này, đã tránh hai từ “chiến tranh” rất nhạy cảm, không dám đặt cạnh từ “tổng động viên.” Trên thực tế, chỉ có một loại “tổng động viên” liên quan đến luật quốc phòng, đó là tổng động viên chiến tranh. Các phương pháp tổng động viên chiến tranh thường bao gồm các hình thức sau: Thứ nhất, mở rộng nguồn quân, tuyển mộ cựu binh trở lại phục vụ quân đội; Thứ hai, chuyển bộ phận kinh tế dân dụng sang quân dụng, kéo dài thời gian phục vụ quân đội; Thứ ba, theo nhu cầu của chiến tranh, hạn chế cung ứng hàng tiêu dùng dân dụng và các sản phẩm công nghiệp dân dụng.
Khi Trung Cộng sửa đổi Luật Quốc phòng, đã đem cái mà được giới truyền thông nhà nước gọi là “lợi ích phát triển” làm lý do cho cuộc tổng động viên chiến tranh. Hàm ý là, ngay cả khi không gặp phải các mối đe dọa quân sự thực sự của nước ngoài, miễn là sự phát triển kinh tế gặp khó khăn, nó có thể phát động chiến tranh. Nói cách khác, Trung Cộng đã sửa đổi Luật quốc phòng để mở rộng “điều kiện khai chiến” đến vô cùng tận cho các cuộc chiến tranh đối với nước ngoài, với bất kể cách nói nào cũng đều có thể dễ dàng gắn mác vì “lợi ích kinh tế” và sau đó chúng có thể được Trung Cộng sử dụng làm lý do cho chiến tranh.
Phạm vi bao hàm của tổng động viên chiến tranh này tất nhiên không chỉ là xung đột ở eo biển Đài Loan, bởi vì “lợi ích phát triển” với Trung Cộng liên quan nhiều nhất đến thương mại với nước ngoài, đánh cắp công nghệ và dòng vốn đầu tư từ nước ngoài, mà những lợi ích này chủ yếu liên quan đến Hoa Kỳ. Trong chiến lược của Trung Cộng, Hoa Kỳ là quốc gia chủ yếu có thể cản trở lợi ích kinh tế toàn cầu của Trung Cộng. Và ý nghĩa chính của việc sửa đổi luật quốc phòng, và sự đe dọa chiến tranh của Trung Cộng chủ yếu nhằm vào Hoa Kỳ.
4. Tại sao Trung Cộng không muốn cạnh tranh hòa bình?
Theo lẽ thường, sự phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào cũng chỉ có thể diễn ra thuận lợi trong trạng thái hòa bình. Mọi quốc gia đều có thể gặp phải những rắc rối trong quá trình phát triển kinh tế của mình, và những rắc rối đó phải dựa theo các quy định quốc tế và hiệp thương giữa các quốc gia để giải quyết. Lẽ nào có thể dùng thủ đoạn chiến tranh để thực hiện được những lợi ích cần thiết cho sự phát triển kinh tế? Những lợi ích kinh tế không thể có được trong cạnh tranh bình thường, thì có thể giành được bằng chiến tranh?
Suy nghĩ của Trung Cộng dường như vi phạm lẽ thường và có vẻ không hợp lý, nhưng trên thực tế còn có những lý do thầm kín khác. Sự “trỗi dậy” của Trung Cộng là do đã thúc đẩy phá vỡ các quy tắc quốc tế và luật pháp của các nước khác. Ví dụ, hành vi đánh cắp quy mô lớn quyền sở hữu trí tuệ và bí mật công nghệ từ Hoa Kỳ và các quốc gia khác, đồng thời sử dụng các công nghệ độc quyền đánh cắp được để sản xuất các sản phẩm và đem ra chèn ép các doanh nghiệp của Hoa Kỳ và các nước khác, vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế để duy trì xuất siêu cao với Hoa Kỳ trong một thời gian dài v.v. Nếu trở lại cạnh tranh bình thường theo các quy tắc và luật pháp quốc tế, Trung Cộng sẽ không thể dùng những thủ đoạn quan trọng này để hỗ trợ nền kinh tế của mình. Do đó, ngay khi các cuộc đàm phán kinh tế và thương mại Trung-Mỹ do ông Trump khởi xướng liên quan đến việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, Trung Cộng đã trở mặt không nhận sai. Đồng thời, Trung Cộng ra sức gây áp lực với Hoa kỳ, và vì nó vẫn dựa vào Hoa Kỳ về mặt kinh tế, nên nó bắt đầu ra tay trong các hoạt động quân sự, nhằm buộc Hoa Kỳ phải nhượng bộ.
Phương hướng chính trị của Hoa Kỳ sau vụ gian lận bầu cử đã tạo cơ hội cho Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc hiện cảm thấy rằng họ có thể thách thức Hoa Kỳ. Tờ “Tin tức đa chiều” vào ngày 06/03 đã sử dụng một tiêu đề “Kỳ họp lưỡng hội của Trung Quốc năm 2021 vững chắc và đầy tham vọng.” Bốn chữ “tràn đầy tham vọng” là tâm thái của lãnh đạo cấp cao Trung Cộng vào lúc này. Tham vọng của nó là gì? Gần đây, ông Tập Cận Bình đã nói một vài câu: “thế hệ sinh sau 70, 80, 90, 00, trước khi họ bước ra khám phá thế giới, Trung Quốc đã có thể nhìn bình đẳng ra thế giới, và không còn “quê” như chúng ta hồi đó nữa… Ý ở trong lời, trong con mắt của ông Tập, Trung Quốc hiện nhìn ra thế giới thì không có gì phải ngưỡng mộ ngước nhìn nữa, mà là một loại cảm giác “các vị chẳng có gì mà ghê gớm cả, chúng tôi có thể đè bẹp các vị.” Điều mà ông Tập không nói ra là làm thế nào để biến thế giới này thành thiên hạ của Trung Cộng. Phải nói một điều rằng, “thế giới” theo cách nói của ông Tập không phải là những quốc gia vừa và nhỏ, mà là Hoa Kỳ. Ông ấy từng nói là “nhìn bình đẳng,” tất nhiên, không phải là thành tựu đột xuất mà chỉ trong vài tháng ngắn ngủi Trung Quốc có được, mà là Hoa Kỳ đang thể hiện một tư thế đi xuống nguy hiểm, đặc biệt là sự đi xuống trong các chính sách kinh tế và chính trị trong nước.
Một bài báo đăng ngày 12/02 trên tờ “Tin tức đa chiều” nêu rõ, “Đánh giá từ các quan điểm chính thức của Trung Quốc và Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã cố gắng hết sức để tránh bị dán nhãn là ‘thách thức Hoa Kỳ.’ Trên thực tế, về cụm từ ‘Trung quốc thách thức Hoa kỳ’ Bắc Kinh khó tránh khỏi ‘phạm húy.’ Về kinh tế, từ năm 2011 Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Hoa Kỳ. Nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng Trung Quốc sẽ vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2027 hoặc 2028. Trên tầng diện kinh tế chính trị địa lý trong phạm vi toàn cầu, sáng kiến “Một Vành đai Một Con đường” sẽ ngày càng bộc lộ tác động của nó đối với cấu trúc địa chính trị toàn cầu. Ở phương diện quân sự, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là những nước sở hữu vũ khí hạt nhân. Trong những năm gần đây Trung Quốc đã tăng cường rõ rệt cho quân sự ở Nam Hải và Đài Loan, gia tăng sức mạnh trấn áp cho Quân Giải phóng (PLA), ưu thế tuyệt đối của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành một ưu thế tương đối.” Những lời này là ngôn ngữ tuyên truyền đối ngoại của Trung Cộng, nội dung tự khoe của nó là đáng nghi vấn, nhưng tâm thái “tràn đầy tham vọng” của nó được thể hiện rất đầy đủ qua những lời này, Trung Cộng không né tránh thách thức Hoa Kỳ.
5. Có mối liên hệ cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không?
Ông Biden coi Trung Quốc là một “đối thủ cạnh tranh chủ yếu” và ở góc độ ngôn ngữ ngoại giao đã hạ thấp nhận thức của chính phủ Trump về Trung Cộng, và chính sách của ông Biden đã ôn hòa hơn nhiều so với chính phủ Trump. Trung Quốc có phải là một đối thủ cạnh tranh bình thường không? Trong lịch sử, Hoa Kỳ từng có nhiều đối thủ cạnh tranh chính trị quốc tế giữa các nền dân chủ, chẳng hạn như thời Charles de Gaulle ở Pháp, nước này luôn theo đuổi đường lối ngoại giao độc lập và chống lại Hoa Kỳ. Một ví dụ nữa, về mặt kinh tế thì thế giới cũng đã có những kẻ khiêu chiến Hoa Kỳ trong thế kỷ trước. Vào những năm 1980, Nhật Bản từng tuyên bố có thể mua cả Manhattan. Liệu thách thức của Trung Quốc ngày nay chỉ ngang với thách thức của Pháp và thách thức của Nhật Bản? Đương nhiên là không phải.
Một bài báo đăng trên tờ “Tin tức đa chiều” vào tháng Hai với tiêu đề “Hai thực tế quyết định sự tương tác giữa Bắc Kinh và chính phủ Biden” đã chỉ ra rằng hiện tại có hai thực tế trong mối bang giao Trung Quốc-Hoa Kỳ. Thứ nhất, sự xấu đi nhanh chóng trong quan hệ hai nước trong 4 năm qua, đặc biệt là vào năm 2020, cho thấy xu hướng tiến tới một cuộc chiến tranh lạnh mới. Thứ hai, cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Trung Quốc-Hoa Kỳ có thể rơi vào bẫy Thucydides. Bẫy Thucydides có nghĩa là gì, và rốt cuộc mức độ nguy hiểm của nó như thế nào? Ông Graham Allison của Đại học Harvard đã có một bài báo trên “Thời báo tài chính” (Financial Times) ngay từ năm 2012 bàn luận về cuộc xung đột tiềm tàng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và sau đó đã chỉ ra trong cuốn sách “Định mệnh chiến tranh” (Doomed to War) của ông, rằng “Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện đang trong quá trình xung đột chiến tranh.” Ông đã mượn lời của vị tướng Athen cổ đại là Thucydides để đưa ra khái niệm “Bẫy Thucydides.” Hàm ý là khi một nước lớn bị đe dọa bởi một cường quốc mới nổi, thì giữa hai nước rất có thể sẽ nổ ra chiến tranh. Diễn biến trong mối bang giao giữa Trung Quốc-Hoa Kỳ trong vài năm qua chứng tỏ lịch sử dường như đang từng bước bị Trung Quốc đẩy vào bẫy Thucydides, phù hợp với giả thuyết của Allison. Bởi vì Trung Quốc và Hoa Kỳ đã bước vào tình trạng chiến tranh lạnh. Thuật ngữ “Bẫy Thucydides” hiện nay rất phổ biến, ám chỉ nguy cơ chiến tranh và xung đột trong chiến tranh lạnh.
Chiến tranh lạnh Trung-Mỹ do Trung Cộng khiêu khích và ông Trump đã ứng phó kịp thời. Mặc dù chính phủ Biden đã hạ thấp giọng điệu và sử dụng nhóm từ “Trung Quốc khiêu chiến” để mô tả mối bang giao Trung Quốc-Hoa Kỳ hiện tại, nhưng trên thực tế, Hoa Kỳ giờ đây không chỉ đối mặt với những thách thức hay cạnh tranh hòa bình, mà còn đối mặt với những mối đe dọa từ mọi khía cạnh của Trung Cộng, đặc biệt là sự uy hiếp về quân sự. Trung Cộng từ lâu đã gây ra mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ trên bốn cấp độ chính: quân sự, kinh tế, gián điệp và xâm nhập chính trị. Đối với Hoa Kỳ mà nói, mối đe dọa kiểu này chưa từng thấy kể từ khi chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô kết thúc. Trung Cộng không phải là vô tình châm ngòi cho chiến tranh lạnh Trung-Mỹ, mà là có tính toán trước và từng bước châm ngòi. Cho dù thế giới có nhìn nhận như thế nào đi nữa, thì họ cũng nghĩ rằng họ sẽ là người chiến thắng.
Sức mạnh kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ hiện nay là đủ để đối phó với mối đe dọa từ Trung Cộng. Việc Trung Cộng có thể tiếp tục hung hăng hay không, đều tùy thuộc vào cách chính phủ Biden phản ứng như thế nào đối với mối đe dọa từ Trung Cộng. Điều này liên quan đến tương lai của Hoa Kỳ, đến tương lai của các nước Đông Nam Á, và tương lai của thế giới.
Epoch Times đầu tiên đưa tin
Do Zhu Ying thực hiện
Sương Sương biên dịch
Xem thêm: