Trịnh Châu: 91 toa tàu ngập trong lũ, bao nhiêu người tử vong dưới tấm vải đen?
Trên mạng xã hội liên tục đăng tải những video về sự cố lũ ở ga tàu điện Trịnh Châu. Trong đó có video quay cảnh một chiếc xe buýt phủ vải đen được kéo ra từ ga tàu điện ngầm ở Trịnh Châu. Còn một tài khoản Weibo tên là Pork Belly đã đăng tải một bài viết với nội dung: Những người bạn làm bảo hiểm của xxx tại Trịnh Châu nói, có tất cả 91 toa tàu bị ngập, giờ bọn họ phải bồi thường 4 tỷ NDT… (cuối cùng đã biết có nhiêu toa bị ngập rồi). Còn cuộc ghi âm điện thoại giữa một cậu thanh niên là em trai của một dư luận viên (đội quân 5 xu của Trung Cộng) và một người Đài Loan.
Cậu em trai của dư luận viên này vừa xin lỗi người Đài Loan vừa kể sự một sự thật đáng sợ. Công việc của anh trai cậu là làm dư luận viên chuyên đi “xáo trộn lòng người Đài Loan”, anh ta đã quấy rối người Đài Loan này vào tháng trước. Theo tiết lộ của anh, anh trai của anh đã thiệt mạng trong trận lũ lụt này, thi thể được tìm thấy trong toa điện ngầm đoạn BắcKinh – Quảng Châu vào ngày 23/7. Anh còn nhìn thấy nhiều xác chết được phủ khăn đen trong nhà tang lễ 7/2, có diện tích khoảng 330 mẫu. Hàng chục nghìn người dân đến hiện trường để nhận xác. Anh cũng nói với người Đài Loan không nên tin vào những thông tin mà chính quyền Trung Cộng tuyên bố, “Những thứ đó đều không phải sự thật.” Anh nói: “Trong trận lũ lụt này, người dân Trịnh Châu chúng tôi đã hoàn toàn nhìn thấu cái đất nước đầy rẫy lừa lọc này. Trong mắt những lãnh đạo, tính mạng của người dân chắc chắn còn chẳng bằng một cục đờm.”
Trung Cộng chính thức công bố, trong sự cố tích nước trên Tuyến tàu điện ngầm số 5 có 12 hành khách thiệt mạng và 500 hành khách phải sơ tán. Tuy nhiên những video, bài viết và các bản ghi âm cuộc gọi lại một lần nữa cho chúng ta biết rằng Trung Cộng đang lan truyền tin tức giả.
Bất cứ ai có ý thức và lương tâm sẽ đặt ra những câu hỏi: Đằng sau tấm màn đen phủ ngoài toa tàu điện ngầm đang che giấu điều gì? Có bao nhiêu xác chết? Có bao nhiêu khoang tàu trong 91 toa tàu đó? Có bao nhiêu hành khách? Có bao nhiêu người được giải cứu? Thực sự chỉ có 12 người thiệt mạng trong sự cố tàu điện ngầm thôi sao? Có bao nhiều xác chết trong nhà tang lễ? Bao nhiêu người trong số họ đã bị lũ nuốt chửng trong tàu điện ngầm?
Trên thực tế, giống như đường hầm Kinh Quảng, nơi có số người tử vong nghiêm trọng, có thể dễ dàng biết được con số chính xác thông qua hệ thống giám sát. Ga tàu điện ngầm Trịnh Châu cũng có nhiều thiết bị giám sát và Big Data như thế, nên không khó để ước tính số người tử vong. Một bài báo có tiêu đề “Tàu điện ngầm Trịnh Châu được xây dựng trên Big Data” xuất bản ngày 9/2 năm nay. Bài báo tiết lộ rằng kể từ ngày 28/12/2013 chính thức khai chương, hiện tại đã khai thông 7 tuyến đường. Vào năm 2020, ga tàu Trịnh Châu đã phát hành tổng cộng hơn 10 hệ thống thông tin hoá trong module, bao gồm hệ thống tín hiệu, hệ thống giám sát, hệ thống liên lạc, mở rộng lưu trữ, v.v.
Để nắm bắt chính xác tình hình luồng hành khách, mỗi tuyến đường của ga Trịnh Châu đã đưa ra một hệ thống bán vé, cấp cao nhất của hệ thống được thiết kế với bộ não để thanh toán bù trừ. Hành khách có thể được coi là một giao dịch hoàn chỉnh từ khi vào ga đến khi ra khỏi ga, dưới nền tảng Big Data, kết quả có thể được tổng hợp nhanh chóng, thời gian hoàn thành báo cáo đã được rút ngắn từ vài giờ xuống chỉ còn vài phút. Ngoài ra, hệ thống phân tích và dự đoán luồng hành khách thông minh có thể nhìn thấy chính xác hướng luồng khách chính của nhà ga thông qua dữ liệu hệ thống, bao gồm cả điểm đến của luồng khách.
Do đó, ngay cả khi giao dịch không hoàn tất, việc sử dụng Big Data để tính toán số lượng người tại những điểm dừng khi mưa bão cũng không phải là chuyện khó. Và ngay cả khi không có Big Data, thì việc tìm kiếm và cứu hộ thủ công cũng có thể biết được thực sự có bao nhiêu nạn nhân gặp nạn.
Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, vào ngày 20/7, tổng lưu lượng hành khách của tàu điện ngầm Trịnh Châu là 1.2021 triệu lượt, trong đó Tuyến số 5 có lưu lượng hành khách lớn nhất, đạt 374,200 lượt. Nhưng các tuyến khác cũng gặp nguy hiểm, chẳng hạn một số đoạn của Tuyến số 2 cũng bị ngập. Ở góc độ lưu lượng hành khách và khoảng thời gian giữa hai đoàn tàu, có ít nhất 20 đến 30 đoàn tàu trên tuyến số 5 đã đi vào hoạt động, chẳng lẽ chỉ có một đoàn tàu bị nước tràn vào khiến hành khách chết ngạt? Chẳng lẽ chỉ có hơn 500 hành khách đi tàu tại giờ cao điểm buổi tối? Thực ra là có Hàng trăm, hàng nghìn hay hàng chục nghìn người tử vong?
Rõ ràng, để duy trì một chính quyền đang lung lay, Trung Cộng không muốn cũng không dám công bố số người tử vong và dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để che đậy sự thật. Nhưng dù sao thì giấy cũng không thể bọc được lửa, một ngày nào đó sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng.
Vậy ai phải chịu trách nhiệm về những cái chết vô tội này? Chắc chắn rằng Trung Cộng, từ trung ương cho đến địa phương, thậm chí cả những người điều hành ga tàu đều phải trách nhiệm, điều này không có gì phải bàn cãi. Bài báo “Tàu điện ngầm dừng ở vị trí đáng lo ngại” trên Sina.com vào ngày 22 cho biết từ quan điểm của các chuyên gia trong ngành liên quan, xác suất sai sót trong chất lượng của kỹ thuật tàu điện ngầm là tương đối nhỏ. Ngoài lý do thiên tai, nguyên nhân thứ yếu gây ra thương vong có thể là những thiếu sót trong quản lý khẩn cấp. Cụ thể, nếu cảnh báo trước 10 phút, tàu có thể dừng ở sân ga thay vì trong hầm.
Mặc dù không có tiêu chuẩn thống nhất cho thời gian cảnh báo sớm, nhưng lũ lên cũng cần một quá trình. Nếu các trạm giám sát điều kiện nước trong thời gian thực và báo cáo trung thực, trung tâm điều tiết sẽ thu thập và phân tích thông tin kịp thời và đưa ra cảnh báo trước 10 phút, đây không phải là yêu cầu quá cao. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người được phỏng vấn, cảnh báo sớm trước 10 phút là một biện pháp tự vệ cuối cùng để cứu mạng người. “Đã mưa to trong ba ngày và tàu điện ngầm không nên chạy từ lâu. Đây là điều còn căn bản hơn.”
Tuy nhiên, thực tế là: Không có biện pháp cảnh báo thực tế trong ba ngày mưa lớn, không có cảnh báo xả lũ và chỉ che đậy sau khi quá nhiều người tử vong. Các lãnh đạo cao nhất của Ban Chấp hành Trung ương luôn hô hào “giang sơn là của dân”, “vì nhân dân phục vụ” lại không hề lo lắng mà lãnh cảm thờ ơ. Một chính phủ như vậy với những người lãnh đạo như vậy rõ ràng không quan tâm đến việc mất lòng dân. Nếu đã không quan tâm đến việc mất lòng dân, điều chờ đợi họ chính là ngày họ hoàn toàn bị nhân dân vứt bỏ.
Do Phủ Sơn thực hiện
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: