Tin độc quyền: Ủy ban kỷ luật Trung ương nhúng tay vào Quốc Vụ viện, Tập Cận Bình luôn để mắt tới Lý Khắc Cường
Trong vài năm qua, ít nhất năm phó bí thư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảm nhiệm chức vụ “đứng đầu” trong các bộ ngành của Quốc Vụ viện. Bình luận: Những rạn nứt giữa Tập và Lý rất rõ ràng
Từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo đến nay, ông ta luôn nhấn mạnh “tăng cường sự lãnh đạo của đảng,” đồng thời củng cố quyền lực của mình. Gần đây, Epoch Times có được một số tài liệu nội bộ, tiết lộ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nhúng tay vào sự vụ của chính phủ, trực tiếp yêu cầu các chính quyền địa phương “trở lại làm việc.” Từ nhiều dấu hiệu cho thấy, ông Tập không ngừng cắt giảm quyền lực và áp chế thế lực của ông Lý. Những bài diễn văn ở lưỡng hội năm ngoái (2020) của ông Lý Khắc Cường bị xem là tạt thẳng gáo nước lạnh vào cái gọi là “xóa đói giảm nghèo” của ông Tập.
Tin độc quyền: Tài liệu tiết lộ, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nhúng tay vào các sự vụ của chính phủ, chỉ thị địa phương “trở lại làm việc”
Gần đây, Epoch Times có được “văn bản về việc truyền đạt ý kiến liên quan đến tổ điều tra nghiên cứu của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương” ngày 25/5/2020 từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật thành phố Thạch Gia Trang. Thep tài liệu đề cập vào ngày 09/5/2020, tổ điều tra nghiên cứu của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát “Thúc đẩy công tác phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội” tại thành phố Thạch Gia Trang.
Tài liệu trước hết đưa ra yêu cầu đối với đảng ủy các cấp: “Các cấp đảng uỷ phải đồng thời nắm chắc các xí nghiệp quy mô lớn, cần quan tâm nhiều hơn đến các xí nghiệp nhỏ,” “áp dụng mức độ càng lớn, biện pháp giúp đỡ càng có tính nhắm thẳng.”
Sau đó, văn bản đặt ra yêu cầu đối với tất cả các địa phương, ban ngành các cấp: “Các cấp, ban ngành phải tăng cường thúc đẩy các chính sách liên quan đến việc phục hồi công tác và sản xuất,” “đẩy mạnh thực hiện để các chính sách thực sự có hiệu lực,” “các nơi trong khi đồng thời làm tốt việc phục hồi công tác và sản xuất, thì đặc biệt phải làm tốt công tác về phương diện an toàn sản xuất và chất lượng sản phẩm.”
Nhà bình luận chính trị đương thời, ông Lý Lâm Nhất nói rằng, tài liệu này là yêu cầu của tổ điều tra từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra tình hình “Phục hồi công tác và sản xuất” của địa phương Thạch Gia Trang, thậm chí còn đề nghị yêu cầu đối với “an toàn sản xuất và chất lượng sản phẩm.” Nội dung này vốn không thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, mà thuộc chức trách của Quốc Vụ viện, chính quyền địa phương. Đây là Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đang nhúng tay vào công việc của chính phủ.
Hôm 22/01, tại Phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Cộng lần thứ 19, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh “bảo đảm các mục tiêu và nhiệm vụ trong thời kỳ 5 năm lần thứ 14 được thực hiện.”
Hôm 25/01, ông Lý Khắc Cường khi chủ trì hội nghị chi bộ đảng Quốc Vụ viện, đã học tập bài diễn văn của ông Tập tại hội nghị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, yêu cầu đồng thời “tăng cường toàn diện hệ thống chính phủ nghiêm chỉnh chấp hành đường lối chính trị của Đảng” và “thúc đẩy kinh tế xã hội tiếp tục phát triển lành mạnh.”
Ông Lý Lâm Nhất cho rằng, cái gọi là “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14” của Trung Cộng, chủ yếu tập trung vào phát triển kinh tế, bây giờ trở thành một trong những nội dung quan trọng do Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương sẽ giám sát từ nay về sau. Nói cách khác, trong vài năm tới, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương sẽ giám sát chặt chẽ các quan chức làm trong ngành kinh tế, thậm chí là với cả quan chức của Quốc Vụ viện để đạt mục tiêu “kế hoạch 5 năm lần thứ 14” của ông Tập.
Ông Lý Lâm Nhất nói rằng, ông Lý Khắc Cường mở hội nghị Quốc Vụ viện, theo một ý nghĩa nào đó, là tỏ thái độ với ông Tập: chấp nhận giám sát, đồng thời còn nhất định phải đưa kinh tế đi lên.
Nhiều phó bí thư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương trở thành Bộ trưởng – thế lực của ông Lý Khắc Cường bị áp chế
Trước đây đã có những biểu hiện thế lực Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nhắm vào Quốc Vụ viện. Trong vài năm qua, ít nhất 5 Phó bí thư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đảm nhiệm “chức vụ cao nhất” trong các bộ ngành của Quốc Vụ viện.
Từ tháng 11/2016 đến tháng 01/2017, 4 Phó bí thư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương được điều chuyển nhận chức Bộ trưởng trong Quốc Vụ viện: Trần Văn Thanh được điều nhận chức Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia; Hoàng Thụ Hiền được điều nhận chức Bộ trưởng Bộ Dân chính; Dương Hiểu Độ được điều nhận chức Bộ trưởng Bộ Giám sát; Trương Quân nhận chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Sau “đại hội đảng toàn quốc Trung Cộng lần thứ 19” thì Dương Hiểu Độ thăng lên chức Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát quốc gia, Trương Quân nhận chức Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao.
Ngày 26/12/2020, hai Phó bí thư của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nhận chức vụ mới, và một người trong đó lại được điều chuyển đến Quốc Vụ viện: Trần Tiểu Giang, bổ nhiệm làm Phó bộ trưởng Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban sự vụ Dân tộc Quốc gia.
Bên trong cao tầng của Quốc Vụ viện có ông Lưu Hạc, giữ chức Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện, kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương, và ông Hà Lập Phong, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia. Cả hai người này đều là thân tín của ông Tập; ông Hàn Chính, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện là thành viên của phe phái Giang. Những bổ nhiệm nhân sự này đều bị cho là hành động áp chế đối với ông Lý Khắc Cường của ông Tập.
Cuốn sách “Superpower Showdown” (Cuốn sách do hai phóng viên “Wall Street Journal” biên soạn, có tựa đề tiếng Trung tạm dịch là “Cuộc quyết đấu siêu cấp quyền lực”) đề cập đến cuộc trò chuyện của ông Tập Cận Bình với ông Mã Khải, Phó Thủ tướng Trung Cộng vào năm 2013.
Trong cuộc nói chuyện lần này, ông Tập Cận Bình hỏi ông Mã Khải rằng, Trung ương đảng và Quốc Vụ viện thì bên nào về phương diện vận hành nền kinh tế hiệu quả hơn?
Mã Khải trả lời: “Bắc viện.”
Bắc viện của Trung Nam Hải là trụ sở của Quốc vụ viện, Nam viện là trụ sở của Ủy ban Trung ương Trung Cộng.
Tập Cận Bình nói: “Tôi thấy chưa hẳn.”
Một số phương tiện truyền thông nước ngoài đã dựa vào nội dung nói chuyện này mà cho rằng, lời của ông Mã Khải đã hủy hoại ông Lý Khắc Cường.
Ông Tập liên tiếp cắt giảm quyền lực của ông Lý Khắc Cường, những phát biểu của ông Lý trong lưỡng hội bị cho là tạt gáo nước lạnh vào mục tiêu “Xóa đói giảm nghèo” của ông Tập.
Trong thời gian qua, không ngừng truyền ra việc ông Tập và ông Lý bất hòa với nhau. Ông Tập trong nhiều trường hợp đã cắt giảm quyền lực của ông Lý Khắc Cường.
Theo thông lệ của “lưỡng hội” Trung Cộng, Tổng bí thư ngày đầu tiên đến tham dự hội nghị của giới ngành nào, sẽ căn cứ vào tình thế năm đó mà quyết định. Còn Thủ tướng ngày đầu tiên sẽ tham dự hội nghị tiểu ban hiệp thương chính trị, và nhất định là hội nghị về lĩnh vực kinh tế. Mà bài diễn văn của Thủ tướng bị dư luận ngoại giới cho là kim chỉ nam cho chính sách vỹ mô của chính quyền Trung Cộng vào năm đó, có trọng lượng hơn bài diễn văn của Tổng Bí thư lúc ấy.
“Lưỡng hội” vào cuối tháng 05/2020 đã phá vỡ thông lệ trước đó.
Ngày 23/05/2020, ngày đầu tiên ông Tập Cận Bình đến nói chuyện là về lĩnh vực kinh tế. Cùng ngày, ông Lý Khắc Cường lại tham dự cuộc họp chung Hiệp hội ngành khoa học, khoa học kỹ thuật. Có bình luận cho rằng, điều này thể hiện rõ nguyên tắc “đảng quản lý kinh tế” của ông Tập.
Tại “lưỡng hội” vào ngày 04/03/2019, ngày đầu tiên ông Tập Cận Bình đến nói chuyện là về lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật, Khoa học xã hội, cũng tham gia hội nghị liên ngành. Ông Lý Khắc Cường thì đến hội nghị liên ngành về kinh tế của ủy viên Hội liên hiệp công thương và xây dựng dân dụng.
Một ví dụ khác là Hội nghị trực tuyến các nhà lãnh đạo Trung Cộng, các nước Trung và Đông Âu “17+1” hôm 09/02/2021. Vốn nên là do ông Lý Khắc Cường tham dự và hội ngộ trong hội nghị lãnh đạo Trung cộng – các nước Trung và Đông Âu, nhưng lại thành ông Tập chủ trì hội nghị.
Theo tư liệu công khai, tất cả các Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Trung Cộng – các nước Trung và Đông Âu từ năm 2013 đến nay đều do ông Lý Khắc Cường tham dự.
Mặc dù ông Lý Khắc Cường đang mất dần quyền lực, nhưng một số lời phát biểu của ông Lý được coi là đang nhắm thẳng vào Tập Cận Bình.
Vào cuối tháng 05/2020, ông Lý Khắc Cường tuyên bố trong một cuộc họp báo sau khi kết thúc “lưỡng hội” của Trung Cộng rằng, Trung Quốc “có 600 triệu người có thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 1,000 nhân dân tệ.”
Tài khoản Twitter có tên “@caijinglengyan” bình luận rằng, từ năm 2013 sau khi “nhà kinh tế học Khắc Cường” bị Tập Cận Bình chèn ép, xem như quyền hạn Thủ tướng của ông Lý Khắc Cường liền không ngừng thu hẹp. Lần này ông Lý công khai 600 triệu người có thu nhập trung bình hàng tháng không đủ 1,000 nhân dân tệ, có thể nói cũng là một cách phản kháng. Lời phát biểu của ông Lý như tạt thẳng nước lạnh vào cái gọi là “giấc mộng Trung Hoa, cộng đồng vì vận mệnh của nhân loại, đến năm 2020 thực hiện xã hội khá giả” của ông Tập Cận Bình.
Sau đó, trang mạng “Caixin”, có liên hệ mật thiết với Vương Kỳ Sơn, đã đăng tải nhiều bài viết ủng hộ ông Lý Khắc Cường như: “600 triệu người có thu nhập trung bình hàng tháng dưới 1,000 nhân dân tệ này đều ở đâu?” “Cục thống kê trả lời 600 triệu người có thu nhập hàng tháng 1,000 nhân dân tệ: có số liệu xác thực.”
Tại “lưỡng hội” năm đó (2020), ông Lý Khắc Cường cũng công khai đề nghị “kinh tế hàng rong,” từng làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi. Mấy ngày sau đó, chủ đề “kinh tế hàng rong” đột nhiên hạ nhiệt. Ông Thái Kỳ, Bí thư thành ủy thành phố Bắc Kinh, là người thân tín của ông Tập, lại càng bày tỏ thái độ tiếp tục dẹp bỏ các quầy bày hàng rong, bị ngoại giới hiểu là “ông Tập và ông Lý bất đồng với nhau.”
Đoàn giám sát phê bình Cục Năng lượng – Lý Khắc Cường mất mặt
Gần đây, đoàn Giám sát Bảo vệ Môi trường Sinh thái thứ sáu của Trung Cộng (sau đây gọi là Đoàn giám sát) hiếm khi phê bình Cục Năng lượng Quốc gia (sau đây gọi là Cục Năng lượng) thuộc Quốc vụ viện.
Hôm 29/01, Đoàn giám sát phản hồi cho Cục Năng lượng về tình hình giám sát môi trường sinh thái. Đoàn giám sát phê bình Cục Năng lượng còn tồn tại nhiều vấn đề với những từ ngữ đặc biệt sắc bén. Ví như, công tác của Cục Năng lượng “tồn tại chênh lệch” với yêu cầu của ông Tập Cận Bình; môi trường chính trị của Cục Năng lượng trở nên trầm trọng, cũng chắc chắn tạo thành ảnh hưởng nghiêm trọng đối với những yêu cầu liên quan đến việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Đoàn giám sát còn phê bình Cục Năng lượng “cái nên xây thì không xây, cái không nên xây lại xây”: sắp xếp nhiều nhiệm vụ xây dựng phát triển hạng mục, công trình nguồn năng lượng trọng đại, thiếu yêu cầu phương pháp bảo vệ môi trường sinh thái đồng bộ, yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái không đủ v.v.
Mặc dù lãnh đạo Trung Cộng tuyên bố rằng, giám sát bảo vệ môi trường sinh thái Trung ương là hành động được Trung ương đảng, Quốc vụ viện Trung Cộng chấp thuận. Nhưng ông Lý Lâm Nhất cho rằng, có nói thế nào đi nữa, gậy đánh đến Cục Năng lượng Quốc gia là thuộc hạ của ông Lý Khắc Cường, thì ông Lý mất mặt. Những rạn nứt giữa ông Tập và ông Lý rất rõ ràng. Đồng thời, động tác này của phe ông Tập cũng có ý tứ tiếp tục đả kích phe phái của Giang vì Cục Năng lượng luôn là do phe phái Giang nắm giữ. Hai vị Cục trưởng Cục Năng lượng trước đây bị ngã ngựa là Lưu Thiết Nam và Nur Bekri được cho là có gốc gác thuộc phe phái của Giang.
Do Ye Ziming thực hiện
Tiểu Minh biên dịch
Xem thêm: