Tin Covid-19 ngày 26/7
Theo thống kê của Reuters, số ca mới tăng mạnh không chỉ ở những vùng quen thuộc như Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ mà đã lan sang nhiều khu vực khác như Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hồng Kông, Bolivia, Xu đăng, Bỉ và nhiều nước khác nữa. Ước tính tổng số ca mới tuần qua tăng cao gấp đôi so với một tuần trước đó, đánh dấu một sự quay trở của virus corona ở quy mô toàn cầu.
Tại Úc, bang Victoria – bang đông dân thứ 2 của Úc ghi nhận 459 ca nhiễm mới, tức mức tăng trong ngày cao thứ hai trong tuần, và cao hơn so với 357 ca của ngày trước đó.
Lãnh đạo bang Victoria, ông Daniel Andrews cho biết thêm trong cuộc họp báo sáng 26/7 /đã xác nhận 10 ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua, mức tăng mạnh trong một ngày, khiến nhiều người xem đây là một ngày “chết chóc” ở đất nước chuột túi này.
Theo ông Andrew, làn sóng dịch Covid-19 thứ hai của bang này đang lan rộng tại những nơi làm việc, bao gồm các cơ sở chăm sóc sức khỏe và chăm sóc người già, trung tâm phân phối lớn, lò giết mổ, kho lạnh và kho hàng hóa.
Nhiều nước đã dỡ bỏ các quy định giãn cách xã hội sau làn sóng dịch thứ nhất, nhưng nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát hiện tại là rất lớn.
Ví như tại Peru, nước này chính thức kết thúc giai đoạn cách ly bắt buộc trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1/7 và bước vào một giai đoạn nới lỏng từng bước nhằm khôi phục các hoạt động xã hội và tái khởi động nền kinh tế. Tuy nhiên, thì dịch bệnh ở đây vẫn không ngừng gia tăng.
Ngày 25/7, Bộ Y tế Peru thông báo số ca tử vong do Covid-19 ở nước này đã lên đến 18.030 người, tăng 187 ca trong vòng 24 giờ qua, và số ca mắc mới là 3.923 người, nâng tổng số ca bệnh lên chóng mặt với con số 379.884 người.
Triều Tiên ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia
Đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong Un sau khi đi thị sát một trang trại gà, đã triệu họp gấp Bộ chính trị đảng Lao động, và ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do dịch virus corona.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA vào ngày hôm nay ( ngày 26/7) cho biết, trong cuộc họp ngày 25/7, ông Kim tuyên bố thực hiện “biện pháp phòng ngừa phủ đầu để phong tỏa hoàn toàn Kaesong” – thành phố sát biên giới với Hàn Quốc. Động thái này diễn ra sau khi một “người đào tẩu” vượt biên trái phép quay trở lại thành phố biên giới vào ngày 19/7 và người này có mang các dấu hiệu nghi nhiễm virus corona.
Cho đến nay, Triều Tiên cho biết họ chưa ghi nhận ca nhiễm nào. Tuy nhiên, ngoại giới tỏ ra nghi ngờ về vấn đề này, nhất là khi Triều Tiên nằm sát ngay cạnh Trung Quốc, là đất nước khởi phát dịch bệnh từ cuối năm 2019, và hiện vẫn đang phải đối phó với làn sóng dịch thứ 2.