Thời kỳ đẹp nhất và thời kỳ tồi tệ nhất ở Hồng Kông – Chế độ đầy mâu thuẫn của Trung Cộng
“Đó là thời kỳ đẹp nhất, đó là thời kỳ tồi tệ nhất; đó là thời đại của sự thông tuệ, đó là thời đại của sự u mê; đó là kỷ nguyên của sự tin tưởng, đó là kỷ nguyên của sự hoài nghi; đó là mùa của Ánh sáng, đó là mùa của Bóng tối; đó là mùa xuân hy vọng, đó là mùa đông tuyệt vọng … Trước mắt chúng ta là hư không, tất cả chúng ta đang thẳng đến Thiên đàng, tất cả chúng ta đang ngược về nẻo khác.”
Đoạn văn mở đầu này nằm trong thiên truyện “Hai Kinh Thành” (A Tale of Two Cities) của nhà văn Charles Dickens. Đây là một trong những đoạn văn nổi tiếng nhất trong nền văn học. Tuy nhiên, chưa bao giờ đoạn văn ấy lại vang vọng trong tôi nhiều như ngày hôm nay. Có vẻ như ông Dickens đang viết về Hồng Kông ngày nay, hơn là viết về cuộc Cách mạng Pháp.
Khi hàng triệu người cùng nhau diễn hành trên đường phố Hồng Kông, thế giới đã chứng kiến những điều tuyệt vời nhất của Hồng Kông. Cùng lúc đó, chúng ta chứng kiến sự chấm dứt của tự do, sự tàn bạo của cảnh sát và sự sụp đổ của các quyền công dân của Hồng Kông – quãng thời gian tồi tệ nhất trong lịch sử Hồng Kông.
Mùa của bóng tối ập xuống những gương mặt đeo khẩu trang và những người biểu tình mặc đồ đen đang trốn chạy cảnh sát trong đêm. Mùa của ánh sáng xuất hiện khi mặt trời mọc sau những đêm biểu tình, những ngọn nến thắp sáng trong sự tưởng niệm, và đèn điện thoại phát sáng cùng với lời bài hát “Vinh quang cho Hồng Kông.” Khi các cuộc biểu tình kết thúc, ánh sáng vẫn ngập tràn trong tâm hồn chúng ta. Với ánh sáng trong tâm mình, chúng ta có mọi thứ chúng ta cần trên thế giới này.
Hồng Kông đã bị đẩy xuống địa ngục, vì vậy chúng ta không còn gì để mất. Chính niềm hy vọng không sợ hãi này đã đặt chúng ta vào thiên đàng.
Tôi viết bài này vào ngày 24/06/2021. Tờ báo ủng hộ dân chủ của Hồng Kông, Apple Daily, đã xuất bản số báo cuối cùng của mình trước khi ngừng hoạt động. Apple Daily không còn là một tờ báo mà là một biểu tượng.
Năm 1975, một thanh niên 28 tuổi tên là Hồ Bình (Hu Ping) đã viết một bài luận trong khi chờ được tái bổ nhiệm công việc mới trong cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Bài luận này đã được lưu hành khắp Trung Quốc trên các bích chương viết tay và xuất bản trên các tạp chí ngầm. Bài luận này được đặt tên là “Luận đàm về Tự do Ngôn luận,” và bài luận này đã trở nên có ảnh hưởng lớn đối với một thế hệ các nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc. Sau đó, ông Hồ Bình trở thành tổng biên tập của tạp chí ủng hộ dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh có trụ sở tại New York.
Trong bài luận của mình, ông ấy viết:
“Trong tất cả các quyền chính trị được hiến pháp trao cho công dân, quyền tự do ngôn luận được đặt lên hàng đầu. Khi một cá nhân mất quyền bày tỏ mong muốn và ý kiến của mình, cá nhân đó nhất định trở thành nô lệ hoặc công cụ.”
“Tất nhiên, có quyền tự do ngôn luận thì không có nghĩa là có tất cả, nhưng việc mất đi quyền tự do ngôn luận chắc chắn sẽ dẫn đến mất tất cả.”
“Mọi người đều biết vai trò quan trọng của nguyên lý điểm tựa trong cơ học: bản thân điểm tựa có thể không làm nên việc gì cả, nhưng chỉ có tác dụng lên nó thì tác động của đòn bẩy mới khả thi. Họ nói rằng Archimedes, người khám phá ra nguyên lý của đòn bẩy, đã từng nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả trái đất này lên.” Trong đời sống chính trị, không phải tự do ngôn luận chỉ là điểm tựa như vậy sao?”
“‘Tự do ngôn luận’ là gì? Đó chính là quyền tự do bày tỏ mọi ý kiến.”
Bốn mươi sáu năm đã trôi qua kể từ năm 1975, năm mà ông Hồ Bình viết bài luận về quyền tự do ngôn luận của công dân Trung Quốc. Ngày nay, công dân Trung Quốc vẫn bị từ chối quyền tự do ngôn luận, và bóng tối của chủ nghĩa độc tài Trung Cộng thậm chí còn lan rộng ra hải ngoại.
Ảo ảnh đáng sợ của bóng tối là màn đêm vô tận. Nhưng bóng tối không thể tồn tại với tia sáng của dù chỉ một ngọn nến nhỏ. Niềm hy vọng về tự do của người dân Trung Quốc là sự khởi đầu của tia sáng như vậy.
Trên Weibo, các giới chức nghiêm cấm người dùng tìm hiểu về nguồn gốc cách mạng của Trung Cộng. Các nhà văn kêu gọi cải cách chính trị và viện trợ cho người nghèo ở nông thôn đã bị ngăn chặn.
Thời báo Hoàn cầu đưa tin rằng giới trẻ Trung Quốc đang trở nên cuồng nhiệt về cuộc cách mạng sau khi xem một bộ phim truyền hình mới nổi tiếng của Trung Cộng có nhan đề “Thời đại thức tỉnh” (Awakening Age). Nhiều sinh viên đã đăng ảnh chụp màn hình tin nhắn của nhóm trên Weibo, nói rằng họ sẽ học hỏi kinh nghiệm của những người tiền nhiệm cách mạng của Trung Cộng và đoàn kết các nhóm sinh viên để gây áp lực lên trường. Nhiều trường đại học ở Hồ Nam đã sử dụng chiến thuật như vậy để yêu cầu [lắp] máy điều hòa không khí.
Mao Trạch Đông đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy giành chính quyền bằng bạo lực đối lập chống lại chính quyền trung ương Trung Quốc nhằm thiết lập quyền lực của Trung Cộng. Để chứng thực tính hợp pháp của mình, Trung Cộng phải hợp lý hóa và hợp pháp hóa cuộc cách mạng của họ.
Thái độ nổi danh của cuộc cách mạng bạo lực chống lại chính quyền này chắc chắn đã ngấm sâu vào tâm trí người dân Trung Quốc. Điều này thực sự sẽ khiến Trung Cộng sợ hãi.
Chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Lenin và chủ nghĩa Mao đều biện minh cho sự lật đổ bạo lực của quyền lực nhà nước là áp bức nhân dân. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chính Trung Cộng là quyền lực nhà nước đàn áp người dân của mình?
Các chế độ chuyên quyền trỗi dậy từ Chủ nghĩa cộng sản không bao giờ có thể giải quyết được mâu thuẫn thâm căn cố đế này. Liên Xô cũ và các nhà cầm quyền ở Đông Âu lần lượt sụp đổ. Ở Bắc Hàn, sự thay đổi đột ngột sang chính trị cha truyền con nối tương tự như việc quay trở lại thời kỳ phong kiến trước đây của nó, trước cuộc nổi dậy của cộng sản. Trung Cộng đã biến thành một cỗ máy chủ nghĩa tư bản tập trung được thúc đẩy bởi sự tuyên truyền của chủ nghĩa dân tộc.
Trong thời kỳ cầm quyền của Đặng Tiểu Bình, Trung Cộng đã tận dụng sự tăng trưởng kinh tế để hợp pháp hóa quyền lực của mình. Nhưng sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, giọng điệu đã thay đổi. Ông Tập hy vọng sẽ thay thế chủ nghĩa cộng sản bằng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến. Nhưng trong những năm gần đây, chính sách của Trung Cộng đang hy vọng sẽ quay về gốc rễ chủ nghĩa Mao của nó.
Sự cai trị của Trung Cộng nằm trên vô vàn mâu thuẫn sâu sắc và hệ tư tưởng dựa trên lòng thù hận, cách mạng bạo lực và tranh giành quyền lực.
Trung Cộng sử dụng lòng thù hận để hợp pháp hóa triều đại của mình. Các ý thức hệ của Trung Cộng sử dụng sự thù hận này trong một nỗ lực nhằm biến công dân của Trung Quốc chống lại tất cả các quốc gia ngoại quốc. Họ sử dụng sự thù hận này để biện minh cho sự áp bức ở Tây Tạng, Tân Cương và Hồng Kông.
Ở vùng nông thôn Hà Bắc, con nhà nghèo ghét con nhà giàu thành phố. Giới trẻ Trung Cộng ghét Hồng Kông, Đài Loan và Hoa Kỳ. Người nghèo ghét người giàu. Các quan chức chính phủ Trung Cộng ghét các quan chức có quyền lực lớn hơn.
Hệ thống Trung Cộng lên nắm quyền thông qua việc hợp pháp hóa cuộc cách mạng bạo lực dựa trên lòng thù hận. Sẽ có một ngày Trung Cộng sẽ thù ghét chính mình.
Tác giả Alexander Liao là một nhà bình luận và là một ký giả, chuyên nghiên cứu về các vấn đề quốc tế ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Ông đã xuất bản một số lượng lớn các bản tin, bài bình luận và các chương trình video trên các tờ báo và tạp chí tài chính Hoa ngữ ở Hoa Kỳ và Hồng Kông.
Quan điểm trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của the Epoch Times.
Do Alexander Liao thực hiện
Lưu Đức biên dịch
Mời quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: