Thiên cổ anh hùng Lý Bạch (P.1): Thi tiên hạ phàm
Thi tiên Lý Thái Bạch
Phiên âm Hán Việt
Tràng Canh Tinh Tinh thanh liên thủy,
Kim Túc Như Lai Chủ Phật quy.
Thi Tiên chuyên bút phong lôi động,
Kiếm hiệp thanh mang nghĩa khí phi.
Nho Thích Đạo pháp tồn hung nội,
Tiên gia Hoàng viện nhậm truy tùy.
Thi phong thành tựu thước thiên cổ,
Thần truyền văn minh bảo trung khôi.
Dịch nghĩa:
Ông tiên Tràng Canh ở Thanh Liên (Tràng Canh là tên khác của sao Thái Bạch, cũng là biệt hiệu của Lý Bạch).
Là chuyển thế của Chủ Phật Kim Túc Như Lai (Kim Túc Như Lai Phật là tiền kiếp của Đại Bồ Tát Duy Ma Cật).
Ông Tiên thơ vung bút gió thổi sấm động.
Hiệp khách vung kiếm nghĩa khí bay.
Trong lòng chứa cả đạo Nho Thích Lão.
Ông Tiên chẳng màng danh lợi chốn Hoàng cung.
Thơ phong nổi danh rực sáng ngàn năm.
Là viên ngọc quý của nền văn minh Thần truyền.
Tạm dịch thơ:
Tràng Canh thần tiên ở Thanh Liên,
Kim Túc Như Lai giáng sỹ hiền.
Thi Tiên vung bút vang trời đất,
Kiếm khách sáng lòa nghĩa khí bay.
Trí lớn chứa cả Nho Thích Đạo,
Cung đình chẳng sánh thú tiêu dao.
Thơ phong rực rỡ ngàn năm sáng,
Báu vật văn minh bởi Thần truyền.
Lời nói đầu
Trong vũ trụ mênh mông này, các sinh mệnh nhiều vô số. Trái Đất không phải là nơi duy nhất tồn tại sự sống và sinh mệnh, bởi các hệ thiên thể khác nhau cũng có sinh mệnh và sắc thái văn hóa khác nhau. Khi Sáng Thế Chủ toàn năng sắp đặt cho các hệ thiên thể khác nhau, đã đưa tinh túy văn hóa đặc trưng của mình xuống Trái Đất. Ở nhân gian kết duyên diễn dịch, cũng có thể làm cho những sinh mệnh này cùng với văn hóa tương lai có cơ duyên tiến vào vũ trụ mới, rồi mới sinh ra tại Trung Thổ với đặc sắc văn hóa là: một triều thiên tử là một triều bề tôi, một triều chúng sinh một triều văn hóa.
Vũ trụ đại khung rộng lớn bên trong nó cũng không phải chỉ có mấy pháp môn tu luyện như tại nhân gian đã thấy: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Cơ đốc giáo, Thiên Chúa giáo .v.v.. , các pháp môn tu luyện để đề cao là vô lượng vô số. Tu luyện tuyệt nhiên cũng không phải chỉ là một loại hình thức; Thái dược luyện đan, thông mạch thông huyệt, đả tọa luyện công, vào miếu vào chùa, mà thực ra mọi ngành nghề trong xã hội đều có thể là những hoàn cảnh tu luyện. Ví như khi người tu luyện ở trong học tập mà nắm giữ các loại kỹ nghệ, rồi như trọng đức, tu tâm, đề cao tâm tính, thì họ cũng là đang trong tu luyện, lại cũng là đang trong quá trình đề cao; Trong khi các kỹ nghệ với xu thế càng ngày càng tinh xảo hóa, đạo đức càng ngày càng cao thượng hơn, thì họ cũng là tu luyện trên đường đến viên mãn vậy.
Nền văn hóa đó đã được đặt định ở tại nhân gian cho nhân loại thừa hưởng: thơ hay, văn hay, kịch hay… không chỉ nuôi dưỡng tâm tính, tình cảm, tiết tháo của tác giả, mà còn giúp độc giả thọ ích, thăng hoa, giúp đạo đức toàn xã hội nâng cao trở lại. Tức là các các hình thức đề cao kỹ nghệ, tu tâm trọng đức, cũng chính là một trong số các pháp môn tu luyện vậy .Đại Pháp chân chính, Pháp lực vô biên, các ngành nghề trong xã hội nhân loại đều có thể tu xuất ra được các bậc cao nhân, ai ai cũng đều có thể được độ thành Thần.
Trong các nhân vật Thiên cổ anh hùng của Trung Hoa, những người do các hoàng đế, quân vương chuyển sinh đến thế gian đều có sứ mệnh thay đổi triều đại, kết nhân duyên với các chúng sinh trên mặt đất, xoay chuyển càn khôn, thúc đẩy cả xã hội và thiên tượng thay đổi, biến hoá. Những người do các quan, tướng, tài tử, chân nhân đến với thế gian này cũng có các sứ mệnh đặc biệt của họ, kết mối nhân duyên, đặt ra nội hàm cho văn hoá theo phong cách riêng, ở những lĩnh vực đặc biệt. Lý Bạch là thi nhân, đã khai sáng văn phong, thi phong chính thống, dẫn dắt đạo lý chân chính trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, chỉ rõ cho mọi người biết trong nghệ thuật thì sự tu luyện và đề cao quan trọng thế nào, con đường mà văn nghệ sỹ phải đi là gì, thế nào là văn hóa nghệ thuật Thần truyền chính thống.
Nhìn khắp nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm, mỗi một triều đại khác nhau lại sử dụng các loại chữ viết, các hình thức nghệ thuật khác nhau để truyền tải lịch sử, văn hóa của mình. Từ các thần thoại thời thượng cổ, tản văn thời tiên Tần, đến từ phú thời lưỡng Hán, văn biền ngẫu thời Ngụy Tấn, cho đến Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc, tiểu thuyết thời Minh Thanh, văn học các triều đại rực rỡ sắc màu. Nó không chỉ làm phong phú văn hóa chốn nhân gian, mà còn để đặt định cho con người nhân gian tiến nhập vào tương lai. Đồng thời tất cả những điều này cũng được dùng để chuyển tải nền văn hóa Thần truyền, để con người đời sau có thể nghe được tiếng kêu gọi của Sáng Thể Chủ toàn năng thời viễn cổ.
Khi người đời sau đã không còn tin vào Thần nữa, đã bị những thứ biến dị, ma tính bên ngoài phá hoại, con người phảng phất vẫn có thể thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật lưu truyền thiên cổ này để thấy được thần ngôn, thần tích, giữ được mối liên hệ giữa Thần với con người. Có như thế người ta mới không bị hoàn toàn tiêu huỷ vào trong hư vô.
Cùng với suy đồi đạo đức nhân loại, thần ngôn, thần tích trong văn hóa Thần truyền bị cắt xén, chỉ còn lại lác đác. Trên vùng đất Thần Châu rộng lớn, nhiều đời Thánh vương như: Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Ngụy Vũ đại đế, Đường Thái Tông vẫn thắt chặt mối quan hệ giữa Thần và con người. Nhưng đến các triều đại sau, đặc biệt thời cận đại, nhân loại đã bị phong bế ngày càng chặt hơn. Cuộc sống vật chất thực tiễn đã làm cho con người hoàn toàn xa rời khỏi vị Thần tạo ra họ. Trong “Đại cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc, nền văn minh Thần truyền huy hoàng 5000 năm bị coi là “Tứ cựu ” (4 cái thủ cựu) và bị phá hủy không thương tiếc. Nhưng bề dày văn hóa Thần truyền truyền thống 5000 năm, văn học, nghệ thuật, thi từ, ca phú truyền tải văn hóa Thần truyền đã để lại dấu ấn không cách nào xóa bỏ được trong tư tưởng, cốt tủy và ý thức của con người. Trong “Đại cách mạng văn hóa”, nội hàm văn hóa Thần truyền,”Thiên nhân hợp nhất” (người – Trời hợp nhất), tín ngưỡng Thần Phật, bất kể việc thẩm tra kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt vẫn cứ phản ánh trong những vở kịch, tác phẩm thơ văn, nghệ thuật nhân văn… Thi từ của Thi Tiên Lý Bạch vẫn cứ xuất hiện trên sách giáo khoa và trong văn hóa truyền miệng của người đời. Chính là tất cả những điều này đã làm cho tâm hồn của con người tiếp tục không ngừng được gột rửa. Cũng bởi thế, người ta còn giữ lại được chút thuần khiết chân thực cuối cùng của mình và đang đợi chờ được cứu độ khỏi bể khổ trần ai.
Thời thịnh thế Đại Đường, hoàng đế Đường Thái Tông mở ra một thời đại thiên triều mới, khai sáng, bảo vệ và hoằng dương văn hóa Thần truyền Á Đông, gây dựng thời kỳ toàn thịnh trong lịch sử Trung Hoa, thúc đẩy tam giáo Nho, Thích, Đạo và văn hóa nghệ thuật đều hưng thịnh.
Nhưng sau đó là lúc Cao Tông kế vị, Võ Tắc Thiên hồi cung, cuối cùng đắc thế đổi Lý Đường thành Võ Chu, suýt nữa giết chết giang sơn Đại Đường. Sau thời đại ngắn ngủi của Trung Tông và Duệ Tông, Lý Long Cơ (Đường Huyền Tông sau này) quả quyết ra tay, dẹp bỏ Vi Hậu và Thái Bình Công chúa, đoạt quyền rồi lên ngôi.
Đường Huyền Tông dốc sức trị quốc, mở ra thời thịnh trị Thịnh Đường, mở mang bờ cõi, kế tục vẻ vang võ công của hoàng đế Đường Thái Tông. Huyền Tông làm Thiên tử, không những trọng dụng hiền thần, sửa sang triều chính, mà còn thúc đẩy văn hóa, thơ ca, nghệ thuật, thư pháp, hội họa của Đại Đường lên cực đỉnh, bản thân cũng ra sức thực hiện. Là thi nhân, Đường Huyền Tông thông qua chính sáng tác của mình đã ảnh hưởng tích cực lên thơ đàn Thịnh Đường. Thơ của ông lưu truyền đến nay vẫn còn trên 70 bài, chỉ sau Đường Thái Tông. Duyên phận của ông với Thi Tiên Lý Thái Bạch rất sâu sắc. Chính vì vậy, Thần đã an bài Lý Bạch làm Thi Tiên, làm kiếm hiệp chuyển sinh thế gian, dẫn dắt phong cách đặc sắc, thúc đẩy cả nền văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là thơ ca nghệ thuật thời đó đã lên đến cực đỉnh.
Tổ nghiên cứu Nhân vật thiên cổ anh hùng của văn hóa Thần truyền huy hoàng 5000 năm .
Học Hải biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: