Thế nào là Tết Nguyên Đán chân chính
Mặc dù người ta nói “hôn tang gả cưới” là những đại sự của đời người, nhưng kỳ thật trên đường nhân sinh, sâu trong tâm bình hòa của chúng ta luôn nhớ đến hình ảnh tươi cười, sung túc, pháo hoa cùng những lời chúc mừng năm mới dành cho nhau mỗi dịp xuân về. Bởi đây là thời điểm đặc biệt, có thể mang lại sự vui vẻ và hy vọng cho mọi người. Tết Nguyên Đán là thời điểm đặc thù như vậy.
Song ngày nay chúng ta đón Tết Âm lịch không còn giống như những ngày lễ truyền thống chân chính nữa. Xưa nay gọi là “Tết Nguyên Đán”, trước thời chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ, Trung Cộng) thành lập ngày 27/09/1949. Ngày 01/10/1049 tại hội nghị Hiệp thương chính trị lần thứ nhất, ĐCSTQ thông qua nghị quyết thay đổi sang dùng lịch Công nguyên (Tây lịch hay Dương lịch). Từ đó về sau ĐCSTQ chính thức đem ngày 1 tháng 1 Dương lịch gọi là “Tết Nguyên Đán”, ngày Mùng một Âm lịch (còn gọi là Nông lịch) gọi thành “Xuân tiết” (Lễ hội mùa Xuân). Trung Cộng đã thay đổi tên gọi và thứ tự hai ngày lễ này với mục đích làm phai mờ gốc gác và giá trị của ngày lễ truyền thống, khiến cho hầu hết mọi người giờ đây không biết rằng Thiên thượng đã định một năm ra bốn mùa và nội hàm chân chính của những ngày Tết cổ truyền, chính là hủy hoại văn hóa truyền thống chân chính của Trung Hoa. Trên thực tế, ngày mùng 1 Âm lịch không phải là “Xuân tiết” (Lễ hội mùa Xuân) mà Trung Cộng nói, mà là “Hoàng lịch tân niên” hay “Quá niên” theo cách gọi của truyền thống.
Kỳ thật ở thời cổ đại, “Nguyên Đán” và “Hoàng lịch tân niên” là cùng một ngày.
Tết Nguyên Đán được cho rằng có từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế Chuyên Húc, cách nay đã có lịch sử hơn năm nghìn năm. “Nguyên Đán” là hai chữ được xuất hiện sớm nhất ở Tấn thư: “Chuyên Đế dĩ mạnh hạ chánh nguyệt vi nguyên, kỳ thật chánh sóc Nguyên Đán chi xuân” (Chuyên Đế lấy ngày đầu tiên tháng giêng khởi đầu, thật là đúng ngày đầu xuân Nguyên Đán).
Lịch Nguyên Đán của Trung Quốc là Hoàng lịch (Nông lịch, Âm lịch). Nguyên Đán, là ngày đầu tiên của năm mới. Nguyên 元 có ý là bắt đầu, khởi điểm, mới, Đán 旦chỉ thời điểm bình minh, thông thường chỉ buổi sáng. Nguyên Đán 元旦, là ngày đầu tiên bắt đầu một năm. Các nhà khảo cổ học trong khi khai quật di vật nền văn hoá Đại Vấn Khẩu đã phát hiện một họa tiết mặt trời từ đỉnh núi bay lên, chính giữa mây khói lượn quanh. Trải qua khảo chứng, thì đây là cách viết chữ Đán xưa nhất Trung Quốc. Sau đó, một thanh đồng đúc thời nhà Ân đúc ghi rõ bên trên một chữ Đán được giản hóa. Chữ Đán này dùng mặt trời tròn tròn để biểu hiện. Bên dưới chữ Nhật日là chữ Nhất –để thể hiện đường chân trời, ý là mặt trời từ đường chân trời từ từ bay lên.
(Chú thích: 甲骨文 Giáp cốt văn 小篆 Tiểu triện 隶书 Lệ thư楷体 Khải thư )
Cho nên hiện nay ngày 1 tháng 1 Dương lịch không phải là ngày “Nguyên Đán” chân chính, Nguyên Đán trong cổ thư chính là “Hoàng lịch tân niên” mà ta vẫn thường gọi, lý do ở đây là vì năm 1912 đổi sang dùng Công lịch (lịch Gơ-ri hay Dương lịch do Giáo hoàng La Mã thứ XIII tên là Gregorius sửa chữa vào năm 1582) đem ngày đầu năm mới lịch Gơ-ri gọi thành “Nguyên Đán”. Đem “Nguyên Đán” truyền thống thì gọi thành “Xuân tiết” là cách thức lập lờ đánh lận con đen,* dễ dàng tạo ra hiểu lầm cho người không biết chân tướng, sẽ cho rằng Nguyên Đán trong cổ thư chính là Nguyên Đán hiện nay của Dương lịch. Điều này quả là không chính xác, vậy nên nhất định chúng ta phải hiểu rõ lịch sử mới không bị hiểu sai. Nguyên Đán này không phải là Nguyên Đán kia, Nguyên Đán cổ xưa chính là ngày Tết (Niên tiết) truyền thống trong Âm lịch, Nguyên Đán của Công lịch (chúng ta hay gọi là Dương lịch) là do Tây phương truyền sang, không phải là ngày lễ truyền thống của người phương Đông chúng ta, nó chỉ là một ngày lễ mang tính chính trị (từ phân tích này chúng ta cần phân định rõ như vậy).
Sau đây xin giới thiệu với bạn đọc một số điều cần biết về Nguyên Đán và Năm mới Âm lịch (Hoàng lịch tân niên):
Nhà viết sử Tiêu Tử Vân thời Nam Triều, trong “Giới nhã” của ông có ghi “Tứ khí tân Nguyên Đán, vạn thọ sơ kim triêu”, xem ra khi đó đã xem Đán là một ngày mở đầu, nghĩa rộng là ngày đầu tiên của một năm. Mục “Chánh nguyệt” trong quyển một “Mộng lương lục” của Ngô Tự Mục triều Đại Tống ghi: “Chánh nguyệt sóc nhật, vị chi Nguyên Đán, tục hô vi tân niên” (Mùng một tháng Giêng, là Tết Nguyên Đán, tục gọi là năm mới) được xếp thứ tự đầu tiên. Nguyên Đán, trong sách “Thuấn điển” gọi là ‘Nguyên nhật’ 元日; trong “Tam tử sai minh” của Thôi Viện triều Đại Hán gọi là ‘Nguyên chánh’ 元正; trong “Dương đô phú” của Canh Xiển triều Đại Tấn gọi là ‘Nguyên thần’ 元辰; trong “Nguyên hội đại hưởng ca hoàng hạ từ” quyển 1 của triều Bắc Tề gọi là ‘Nguyên xuân’; trong thơ “Nguyên nhật thoái triều quan quân trượng quy doanh” của Lý Thích thời Đường Đức Tông gọi là ‘Nguyên sóc’ 元朔. Song cổ nhân Trung Quốc thường gọi là Nguyên Đán, vẫn không phải là ngày 1 tháng 1 của Dương lịch, mà là ngày đầu tiên của Âm lịch, còn gọi là ‘Nguyên nhật’. Niên hiệu trong lịch sử Trung Quốc không phải là ghi theo Dương lịch, mà là mỗi hoàng đế mỗi triều đại đều có cách tính năm riêng biệt theo Âm lịch. Khi dùng cách tính Dương lịch, là cách thể hiện theo lối Tây phương. Là lấy ngày Chúa sinh ra đời làm năm thứ nhất. Trung Quốc chỉ là đến cuối thời Trung Hoa dân quốc về sau mới dần dần đổi sang ghi năm theo Dương lịch. Do đó, ngày mùng 1 tháng Giêng của Hoàng lịch Trung Quốc (còn gọi là Nông lịch) tức “Trung Quốc tân niên” so với Nguyên Đán Dương lịch còn có đặc trưng là không khí lễ hội. Ở các địa phương ở Trung Quốc còn có phát âm Hán ngữ khác nhau, nên cũng còn gọi là “Đại niên sơ nhất”, “Đại thiên sơ nhất”, “Niên sơ nhất”, phổ biến thì thường gọi là “Chánh nguyệt sơ nhất”.
Ca dao dân gian:
Tiểu hài tiểu hài nhĩ biệt sàm,
Quá liễu lạp bát tựu thị niên,
Lạp bát chúc, hát kỉ thiên,
Lí lí lạp lạp nhị thập tam,
Nhị thập tam, đường qua niêm,
Nhị thập tứ, tảo phòng tử,
Nhị thập ngũ, tạc đậu hủ,
Nhị thập lục, đôn dương nhục,
Nhị thập thất, sát công kê,
Nhị thập bát, bả diện phát,
Nhị thập cửu, chưng man đầu,
Tam thập vãn thượng ngao nhất túc,
Đại niên sơ nhất khái cá đầu (bái niên)
Tạm dịch:
Hài tử hài tử đừng thèm nha,
Qua ngày mùng tám đúng Tết ta,
Cháo mùng tám, húp mấy ca,
Nói gần nói xa hai mươi ba,
Hai mươi ba, kẹo mạch nha,
Hai mươi tư, quét dọn nhà,
Hai mươi lăm, chiên đậu hũ,
Hai mươi sáu, hầm thịt dê ,
Hai mươi bảy, luộc trống kê,
Hai mươi tám, lấy bột nở,
Hai mươi chín, chưng bánh bao,
Ba mươi chiều tới nấu suốt tối,
Mùng một hành lễ dập đầu bái tế ( bái tết )
……
Quá niên
Bình thường “Quá niên” là chỉ giao thừa (trừ tịch) và ngày đầu Âm lịch. Ý nghĩa truyền thống dân gian của năm mới Hoàng lịch là từ ngày mùng 8 tháng Chạp sẽ cúng Chạp hoặc ngày 13 hay 14 tháng Chạp sẽ cúng ông Táo mãi cho đến ngày 15 tháng Giêng, trong đó lấy giao thừa và ngày mùng 1 làm cao trào. Ngày cuối cùng của một năm Hoàng lịch (tháng đủ là ngày 30, tháng thiếu là ngày 29), chính là “30 Tết”, đêm giao thừa cả nhà đoàn viên ăn bữa cơm (cuối cùng của một năm Hoàng lịch là một bữa cơm), bữa cơm đoàn viên về sau nấu qua đêm cùng tập tục phát tiền lì xì, biểu hiện từ ngày cuối cùng của năm ngoái cho đến ngày đầu tiên của năm mới, do đó ngày Tết này còn gọi là Quá niên (qua năm).
Lạp bát – Ngày mùng tám tháng Chạp
Tháng 12 mỗi năm (tục gọi là ‘tịch nguyệt’ tức là tháng cuối cùng hay tháng Chạp) đến ngày thứ tám (tịch nguyệt sơ bát) ngày 8 tháng 12, ngày mùng tám tháng Chạp có lịch sử và truyền thống từ rất lâu, đến ngày này sẽ có tục ăn cháo lạp bát. Cháo lạp bát ở các địa phương rất đa dạng và phong phú. Người dân phía bắc Trung Quốc thì chú trọng nhất, họ trộn táo đỏ, hạt sen, quả hạch đào (óc chó), hạt dẻ, hạnh nhân, không dưới 20 loại nguyên liệu thêm vào trong gạo trắng. Mọi người vào tối mùng 7 tháng Chạp bắt đầu làm việc lu bù, vo gạo, ngâm quả, lột vỏ, bỏ hột, sau đó tinh lọc rồi bắt đầu nấu vào lúc nửa đêm, lại dùng lửa nhỏ chưng cách thủy, liên tục chưng đến sáng sớm ngày hôm sau, cháo lạp bát mới tính là nấu hoàn hảo. Chú trọng hơn, người ta còn điêu khắc trái cây thành hình người, động vật, hoa văn cho vào trong nồi nấu. Cháo lạp bát nấu ngon, trước tiên phải kính Thần tế Tổ. Sau đó biếu tặng thân hữu, nhất định phải mang đi mời trước giờ Ngọ (11h trưa đến 1h chiều). Sau cùng mới là cả nhà cùng ăn. Cháo lạp bát còn dư giữ lại ăn hết trong vài ngày sau, ấy là điềm tốt, có ý nghĩa là mỗi năm có thừa (Niên niên hữu dư). Nếu đem cháo cho người nghèo khổ ăn, thì càng tích được đức cho mình.
Cúng ông Táo
Ngày 23 tháng Chạp còn gọi là “Tiểu niên”, tục ngữ gọi: “Nhị thập tam, tế táo quan”. Tập tục xưa ngày 23 tháng Chạp Nông lịch là ngày cúng tế ông Táo. Nghe nói rằng ngày này, Táo vương gia đều lên Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng Đại Đế về thiện ác của gia chủ, để cho Ngọc Hoàng Đại Đế thưởng phạt. Ngọc Hoàng Đại Đế căn cứ theo Táo vương gia báo cáo, lại đem vận mệnh cát hung họa phúc của nhà này trong năm mới đưa cho Táo vương gia nắm giữ.
Tảo trần – Quét bụi
Sau khi cúng ông Táo, cho đến thời khắc giao thừa ngày 30 tháng Chạp là chính thức khởi đầu chuẩn bị bước sang năm mới, dân gian gọi khoảng thời gian trước giao thừa này là “nghênh xuân nhật” (ngày đón xuân), cũng gọi là “tảo trần nhật” (ngày quét bụi). Tảo trần chính là tổng vệ sinh cuối năm, phương bắc gọi là “tảo phòng” (quét nhà), phương nam gọi là “đạn trần” (quét bụi). Trước Tảo trần, người dân trong nước có tập quán truyền thống riêng. Theo cách nói dân gian: vì ‘trần’尘(bụi) và ‘trần’陈(cũ) cùng âm “trần”, tảo trần dịp năm mới có hàm ý là “loại bỏ cái cũ, đón tiếp cái mới”, dụng ý là phải đem hết thảy “vận nghèo”, “vận đen” quét hết ra cửa. Tập tục này nhắn gửi nguyện vọng “phá cựu lập tân” (phá đi cái cũ lập nên cái mới) và ước nguyện “từ cựu nghênh tân” (từ biệt cái cũ nghênh đón cái mới) của mọi người.
Tết Âm lịch, việc thứ nhất cần chuẩn bị là câu đối hay để dán lên cửa, người người thường nở nụ cười, không nói điềm xấu, vô luận là có tiền hay không, già già trẻ trẻ đều thay đổi ăn mặc, vận trang phục mới, nhà nhà hộ hộ giăng đèn kết hoa, một cảnh tượng với bầu không khí rất là náo nhiệt.
Việc cuối cùng của đêm 30 chính là ăn bữa cơm đêm giao thừa, là bữa cơm toàn bộ gia đình già trẻ đều có mặt đông đủ, đầu tiên là sẽ bái Thần Phật, tiếp đó bái Tổ tiên, thực hiện đại lễ tam quỵ cửu khấu (ba quỳ chín dập đầu), cảm tạ một năm qua được Thần linh và Tổ tiên phù hộ, sau đó lại theo thứ tự hướng trưởng bối vấn an hành lễ.
Bữa cơm đêm giao thừa, là thời điểm mỗi nhà mỗi hộ vui vẻ và náo nhiệt nhất. Đồ ăn thức uống của bữa cơm giao thừa có ngụ ý nhiều tốt lành, món ăn làm ra cần phải có đầy đủ hương vị và màu sắc. Ví dụ như bữa cơm đêm giao thừa nhất định sẽ có cá, bởi vì cá là chữ Ngư鱼 cùng Dư 余 (dư thừa) là đồng âm (ㄩˊ), là hình tượng ngụ ý “niên niên hữu dư”, “may mắn có thừa”, thức ăn tại nhiều địa phương cũng được chú trọng khác nhau. Ở Giang Hoài mọi người họp mặt ăn uống là tượng trưng cho sự viên mãn, người Tây Nam có phong tục mùng một ăn chè trôi nước đoàn viên, người phương bắc thì ăn sủi cảo, sủi cảo tượng trưng cho thỏi vàng thỏi bạc ngày xưa. Tóm lại, đến ngày tất niên, mọi người chuẩn bị thật tốt đồ ăn gấp mấy lần ngày thường, buổi tối 30 Tết không thể nào ăn hết, nhất định là phải có dư, vì mong muốn là sang năm mới điềm lành sẽ tới ăn hoài không hết.
Đúng thời điểm giao thừa, thời khắc Tam nguyên (ba cái mới): tuổi mới, tháng mới, mùa mới, mọi người bắn pháo hoa đốt bạo trúc (đốt pháo), tạo “vượng hỏa”, đèn đuốc sáng trưng, tỏ vẻ vượng khí thông Thiên, hưng khởi phồn thịnh, đưa không khí náo nhiệt lên mức cao trào nhất vào thời khắc giao thừa (trừ tịch).
Bái niên – Chúc Tết
Bái niên (Chúc Tết) là tập tục truyền thống dân gian, là mọi người “từ cựu nghênh tân” (từ biệt cái cũ nghênh đón cái mới) là một phương thức biểu đạt mong ước mỹ hảo cho nhau. Chúng ta thông thường đều biết là ngày mùng 1 gia trưởng (thường là cha mẹ) sẽ dẫn tiểu bối (người vai dưới, thường là con cái) xuất môn đi gặp thân thích, bạn bè, tôn trưởng (người bề trên), lấy lời tốt lành chúc mừng năm mới họ, trẻ nhỏ tụ lại cúi đầu hành lễ, gọi là Bái niên (chúc Tết). Chủ nhà sẽ dùng điểm tâm, kẹo mứt, bao lì xì (tiền mừng tuổi) nhiệt tình khoản đãi.
Áp tuế tiền – Tiền mừng tuổi
Lúc chúc Tết, trưởng bối phải chuẩn bị trước Áp tuế tiền (tiền mừng tuổi) để phân phát cho vãn bối, nghe nói Áp tuế tiền 压岁钱 (tiền dằn tuổi, tiền mừng tuổi) còn có thể ngăn chặn tai họa, bởi vì Áp 压 có nghĩa là ép, dằn, còn có nghĩa là chận lại, chữ Tuế (tuổi) 岁và Túy (tai họa) 祟 đồng âm (ㄙㄨㄟˋ), nên ngoài ý nghĩa tiền dằn tuổi, mừng tuổi còn có ý là ngăn chận tai họa, vãn bối được tiền lì xì có thể bình an suốt năm. Tiền mừng tuổi có hai loại: một loại là dùng dây màu thắt thành hình rồng, đặt ở chân giường. Một loại khác thường thấy nhất là gia trưởng cho tiền vào bao giấy đỏ phân phát cho trẻ. Tiền mừng tuổi có được sau khi vãn bối chúc Tết mọi người, cũng có thể tại đêm trừ tịch – đêm 30 lúc trẻ ngủ, gia trưởng lén lút đặt dưới gối của trẻ. Dân gian cho rằng phát tiền mừng tuổi cho trẻ, thì lúc yêu ma ác quỷ hoặc con thú “Niên” đi làm hại trẻ, trẻ có thể dùng số tiền này trấn áp chúng mà hóa hung thành lành. Ngoài ra, còn có một loại tiền lì xì rất ý nghĩa, đó là do vãn bối tặng cho lão nhân, Tuế, chính là tuổi tác, số tuổi, thêm tuổi, ý là mong mỏi lão nhân trường thọ.
Ngày 30 Tết là ngày cả nhà đại đoàn viên, cũng như ngày Lễ Tạ Ơn truyền thống của Hoa kỳ, một ngày đoàn viên của người Mỹ, dẫu có xa xôi cũng muốn chạy về nhà cùng người thân đoàn tụ, nói cách khác Lễ Tạ Ơn cũng như là Tết Nguyên Đán.
Mùng một đầu năm có phong tục đi chùa, trẩy hội tưng bừng, mua quà vặt, ăn quà vặt, là phương thức giao tiếp và nghỉ ngơi truyền thống, cả năm bận rộn, ngày này được nghỉ ngơi và thư giãn.
Tập tục mùng 5 Tết
Thương gia nghỉ ngơi từ mùng 1 đến mùng 4, mùng 5 khai trương, cũng có người khai trương mùng 2; chủ tiệm thường hay dán câu đối lên cột nhà: “Khai thị đại cát, Vạn sự hanh thông” từ ngữ đại cát đại lợi các loại, mà cách thức đa số là dùng loại giấy đỏ chữ vàng; khi người khách đầu tiên tới tiệm thì vui mừng hớn hở hô to một tiếng: “Thần Tài gia đã đến!” Thương gia bất luận là quản lý hay là người phục vụ, mặt mày đều tươi cười đón chào, hiện ra bộ dạng vui mừng phấn khởi, cũng chính là có ý muốn cát lợi mà thập phần chú trọng.
Mười lăm Tết – Lễ hội Nguyên tiêu hay còn gọi Tết Nguyên tiêu 15 tháng Giêng
Thời gian vui sướng luôn giống như “bóng câu qua cửa”, bất tri bất giác đã là ngày hội Nguyên tiêu. Tết Âm lịch bắt đầu từ “Lạp bát chúc” (cháo lạp bát ngày 8 tháng Chạp), mong đợi từng ngày từng ngày, sự hứng thú cứ tăng lên từng chút từng chút, từ từ thêm sôi nổi vui mừng rồi thẳng đến mùng một Tết là cao trào, tiếp đó niềm vui tràn ngập kéo dài, rồi dần hạ xuống bình thường, cuối cùng là kết thúc ở lễ hội Nguyên tiêu để lại cho mọi người vô hạn dư vị trong tâm trí.
Thanh ngọc án nguyên tịch
(Tống)Tân Khí Tật
Đông phong dạ phóng hoa thiên thụ, canh xuy lạc, tinh như vũ.
Bảo mã điêu xa hương mãn lộ, phượng tiêu thanh động, hồ quang chuyển, nhất dạ ngư long vũ.
Nga nhân tuyết liễu hoàng kim lũ, tiếu ngữ doanh doanh ám hương khứ.
Chúng lí tầm tha thiên bách độ, mạch nhiên hồi thủ, na nhân tức tại, đăng hỏa lan san xử.
Tạm dịch:
Thanh ngọc án nguyên tịch
Tân Khí Tật (triều Tống)
Đêm gió đông đốt ngàn cây pháo hoa, bắn rơi xuống, sao như mưa.
Nhang thơm chạm bảo mã đầy đường, tiếng phượng tiêu vang, cảnh xoay chuyển, cả đêm múa ngư long.
Mày ngài như sợi vàng tuyết liễu, nói cười dịu dàng dáng hoa mai.
Trăm phương ngàn hướng bao lần kiếm, bỗng nhiên ngoãnh lại, người nọ sao lại, lửa đèn tắt mất tiêu.
Nguyên tịch vu thông cù kiến đăng dạ thăng nam lâu
(Tùy) Tùy Dương Đế
Pháp luân thiên thượng chuyển, phạm thanh thiên thượng lai;
Đăng thụ thiên quang chiếu, hoa diễm thất chi khai.
Nguyệt ảnh nghi lưu thủy, xuân phong hàm dạ mai;
Phần động hoàng kim địa, chung phát lưu li thai.
Tạm dịch:
Đêm Nguyên tiêu lên đường đốt đèn cho Nam lâu
Tùy Dương Đế (triều Tùy)
Pháp luân trên Trời chuyển, lời Phật trên Trời bảo;
Dựng ngàn đèn chiếu sáng, đốt pháo hoa bảy nhánh;
Bóng trăng tựa dòng nước, gió xuân ngậm hương mai;
Đốt động đất hoàng kim, chuông vang đài lưu ly.
Ngày hội Nguyên tiêu ngày hội của dân tộc
Ngày nay phong tục các nơi không giống nhau, người phương nam vào ngày Tết cuối cùng này sẽ cùng ăn chè trôi nước trong bữa cơm tối, người phương bắc thì lại chiêng trống vang trời múa lân sư rồng để kết thúc Tết, trước tiên là múa rồng, sau đó là lân sư hái lộc các loại là cuối cùng, đây là một ngày mà con nít thích nhất, xem xem ai có được tiền lì xì nhiều nhất, cũng nói lên đứa nhỏ này nghe lời nhất, trong năm được nhiều người ưa thích nhất.
Văn hóa truyền thống có nguồn cội từ Trung thổ, Trung Quốc xưa được gọi là Thần Châu, tất cả những tiết nhật (ngày lễ) và những tiết khí (như tiết Lập xuân, tiết Thanh Minh, tiết Đông Chí, … một năm có 24 tiết)* thường gọi chung là lễ tiết đều là một bộ phận của Văn hóa Thần truyền. Do đó mà chúng ta cần nên biết lai lịch chân chính và ý nghĩa sâu xa của những ngày Tết Nguyên Đán truyền thống.
Chú thích từ ngữ:
[1] Lập lờ đánh lận con đen: nguyên văn 移花接木 di hoa tiếp mộc
Đánh lận: nghĩa là đánh lừa, làm cho lầm lẫn.
Con đen: ý chỉ thường dân, không có chức tước và theo nghĩa rộng là người tầm thường không sành sỏi, cũng như ta hay nói người nhà quê, ngu ngốc, có tiền mà dại.
Con: ở đây không có nghĩa là con cái mà là chỉ một hạng người, như con buôn tức là hạng lái buôn.
Đen: có nghĩa là thường dân, dân xoàng, dân quê là vì ngày xưa gọi bách tính thường dân là dân đen.
[2] 24 tiết khí trong năm gồm: Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn, Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập.
Bàng Chung – Trương Đức Dung thực hiện
Quý vị tham khảo bản gốc Epoch Times Hoa ngữ