Thác nước cao nhất Ecuador biến mất một cách thần bí
Thác nước San Rafael từng là một trong những cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp nhất mê hoặc lòng người tại Ecuador, Nam Mỹ.
Nơi đây được bao quanh bởi thảm thực vật um tùm rậm rạp và các loài động vật hoang dã hiếm thấy, khiến rất nhiều du khách lưu luyến quên lối về. Đây cũng chính là thác nước cao nhất của Ecuador—dòng nước chảy trên sông trôi từ độ cao 150 m đổ xuống, như một dải lụa nước trắng tinh khiết hình thành nên một phong cảnh tráng lệ, đồng thời ở hai bên bờ thác nước còn có những đám mây mù, những tiếng dội lớn của thác nước đổ xuống vang vọng khắp bầu trời, khung cảnh hùng vĩ như vậy đã thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm.
Tuy nhiên hiện nay thác nước đã biến mất. Căn cứ vào tin tức truyền thông của Ecuador, ngày 2 tháng 2 năm 2020, thác nước tráng lệ này đã hoàn toàn ngưng chảy. Thậm chí ngay cả những vệ tinh trên vũ trụ cũng có thể thấy sự thay đổi này, vào ngày 15 tháng 3 năm 2020, vệ tinh NASA của Mỹ đã chụp lại lưu vực sông xung quanh thác nước này, không khó để phát hiện ra sự thay đổi của nó khi so sánh với cảnh chụp được vào ngày 4 tháng 8 năm 2014. Ngày 15 tháng 3 năm 2020, khu vực hình thành nên thác nước màu trắng của đoạn sông này đã hoàn toàn biến mất.
Vì sao thác nước cao nhất Ecuador này lại biến mất như vậy? Đây là hậu quả của hoạt động công nghiệp hay là do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu? Trước đây, thác nước lớn Victoria trên dòng sông Zambezi tại phía nam châu Phi cũng đã từng ngừng chảy, nhưng đó là do khu vực này đã chịu nạn hạn hán hiếm gặp, khiến cho lượng nước chảy trên sông hạ thấp xuống dẫn đến việc thác nước ngừng chảy, vậy hôm nay thác nước San Rafael ngừng chảy cũng vì nguyên nhân này hay sao? Dường như không phải như vậy, căn cứ vào tin tức của truyền thông, ở thượng du dòng sông hình thành nên thác nước San Rafael là sông Coa, sâu trong lòng sông sụp xuống một lỗ hổng cực lớn, điều này khiến cho dòng sông hiện nay đã phân thành ba dòng thác nước độc lập tương đối nhỏ, đồng thời độ dốc cũng không cao, từ khu vực đứng để quan sát quang cảnh trước đây thì nay không còn thấy được gì nữa.
Thác nước khô cạn
Các nhà nghiên cứu cho rằng ba dòng thác nước nhỏ sau khi được phân ra có thể gây ra ăn mòn lớn hơn trên dòng sông hiện tại, đồng thời trên thượng nguồn sẽ tạo nên một dòng sông mới, điều này có thể dẫn đến sự thay đổi địa hình của sơn cốc.
Tại sao ở giữa lòng sông xuất hiện một lỗ hổng sụp xuống? Một số nhà địa chất học cho rằng sự biến đổi địa hình là phát sinh tự nhiên, nhưng một số nhà nghiên cứu hoài nghi rằng sự biến đổi địa hình này có thể liên quan đến việc quốc gia này xây dựng đập thủy điện trên sông. Cho dù là nguyên nhân gì, bộ du lịch của Ecuador không dự định xây dựng lại lòng sông hoặc là hồi phục cảnh quan thiên nhiên của thác nước này, cảnh quan tráng lệ của thác nước này chỉ còn có thể tồn tại trong những bức ảnh lịch sử mà thôi.
Việc thác nước biến mất đối với khu vực bản địa xung quanh mà nói chắc chắn là một tổn thất rất lớn, tại khu vực này đã mất đi một điểm du lịch. Hơn nữa sau khi thác nước biến mất có thể tạo ra một số dòng chảy mới, dẫn đến ảnh hưởng phức tạp đối với hệ sinh thái sau này, không loại trừ việc một số động thực vật quý hiếm vì sự thay đổi này mà mất đi môi trường sống và lâm vào bờ vực tuyệt chủng, điều này sẽ càng đáng tiếc hơn.