Sự ứng nghiệm và biến hóa trong dự ngôn của “Thánh Kinh” và “Thôi Bối Đồ” (1)
Phá giải mấu chốt của thời không trong sách “Khải Huyền”
“Thôi Bối Đồ” và “Thánh Kinh” là hai trong những bộ sách Đông – Tây có lượng độc giả lớn nhất đương thời.
“Thôi Bối Đồ” là tác phẩm của nhà chiêm tinh và thiên văn học Lý Thuần Phong viết vào thời đầu nhà Đường, tới thời kỳ Bắc Tống cuốn sách phổ biến tới mức nhà nhà đều có. “Thôi Bối Đồ” đưa ra lời tiên tri cho những sự kiện lịch sử trọng đại từ đầu thời nhà Đường đến thời đương đại và tương lai, đến nay tất cả đều hoàn toàn ứng nghiệm.
Trong “Thánh Kinh”, Cựu Ước là ghi chép về khởi nguồn của Do Thái giáo, quá trình phát triển, kiếp nạn, đồng thời dự ngôn Chúa Giêsu tế thế cứu người và sự cứu rỗi cuối cùng của Đấng Cứu Thế. Còn Tân Ước là của tín đồ Cơ Đốc giáo ghi chép lại những lời Chúa Giêsu giảng cũng như câu chuyện các sứ đồ giảng đạo. Trong đó, phần cuối của sách “Khải Huyền” cũng tiên tri về sự bức hại Đấng Cứu Thế và các Thánh đồ của Ngài vào thời mạt thế, cũng như đại kiếp nạn và sự cứu rỗi của nhân gian.
Bỏ qua những hiểu lầm về Thánh Kinh trong các triều đại trước đây, chúng ta có thể thấy một số lời tiên tri trong “Khải Huyền” của phương Tây cùng “Thôi Bối Đồ” của phương Đông và các tiên tri khác đều có cùng một đáp án, đều tập trung vào kiếp nạn và sự cứu rỗi của thời đại hiện nay, đặc biệt là đại kiếp nạn ôn dịch.
Thất nữ sinh con, thiên tượng định giờ
Tiên tri “Thánh Kinh – Khải Huyền” viết:
12:1 Trên trời xuất hiện đại dị tượng. Có một người phụ nữ, thân khoác mặt trời, chân giẫm mặt trăng, trên đầu là một vòng hoa 12 ngôi sao.
12:2 Cô ấy mang thai rồi, kêu la đau đớn trong quá trình sinh nở khó khăn.
12:3 Trên trời lại xuất hiện dị tượng. Có một con rồng đỏ lớn, 7 đầu 10 chân, trên 7 đầu đội 7 vương miện.
12:4 Cái đuôi của nó kéo theo một phần ba số ngôi sao trên bầu trời rơi xuống đất. Con rồng đứng trước mặt người phụ nữ chuẩn bị sinh con, đợi cô ấy sinh con xong, sẽ ăn tươi nuốt sống con cô ấy.
12:5 Người phụ nữ sinh ra một đứa con trai, tương lai sẽ sử dụng một cây thiết trượng để cai quản các tộc người. Con của bà đã được đưa lên ngai vàng của Chúa.
12:6 Người phụ nữ chạy trốn đến nơi hoang dã, ở đó có chỗ được Đức Chúa Trời chuẩn bị sẵn cho cô, để cô ấy sống 1.260 ngày…
Đây là dự ngôn vô cùng quan trọng, bởi vì nó liên quan đến đại kiếp nạn vào thời mạt thế của nhân loại: Từ “bảy phong ấn” – bảy tai họa, cho đến “trời mới đất mới” – thời khắc vũ trụ mới sau khi canh tân triển hiện tại nhân gian. Hơn 2000 năm nay, tín đồ Cơ Đốc và các nhà lịch sử học luôn muốn tìm lời giải cho những lời tiên tri này, nhưng chưa mấy ai thành công. Chúng ta biết rằng “Khải Huyền” mượn lối nói ẩn dụ tượng trưng, vậy những điều như người phụ nữ, con rồng, đại dâm phụ, Babylon, Sodom, Egypt, Jerusalem… là tượng trưng cho điều gì ở hậu thế? Thiên tượng đã đưa ra những điểm tựa để giải mã.
Trong hình 1, “người phụ nữ” là chỉ chòm sao Thất Nữ. Tên gọi của chòm sao Thất Nữ lâu nay bị dịch sai thành chòm sao Xử Nữ, vì vậy trong chiêm tinh hay toán mệnh xưa nay đều gọi đó là Xử Nữ. Chiêm tinh học và thiên văn học là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, cái trước chỉ là bói toán xem vận mệnh, cái sau mới có thể biết được đạo Trời.
“Mang thai sinh con” là chỉ sự vận hành của sao Mộc, vị trí ở bụng dưới của Thất Nữ, “nhập vào bụng dưới đầu thai” (ngày 28/12/2016 đi vào Sao Giác) – thuận hành – lưu trú (quay lại ngày 6/2/2017) – nghịch hành – lưu trú (quay lại ngày 6/10/2017) – lại thuận hành – xuất sinh (ngày 24/9/2017). Thời gian này kéo dài hơn 10 tháng, nó giống như quá trình mang thai và sinh ra, có thể thấy sự so sánh ở đây là rất phù hợp.
Ngoài sao Mộc còn có bốn hành tinh khác là Kim tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh và Thổ tinh. Tuy rằng bốn ngôi sao này đi qua phạm vi của chòm sao Thất Nữ, nhưng phạm vi “Thuận hành – lưu trú – nghịch hành – lưu trú – lại thuận hành” nếu không quá dài thì lại quá ngắn, không phù hợp với vùng bụng và thời gian “Thất Nữ mang thai sinh con”, cho nên ẩn dụ này chỉ có thể là chỉ sao Mộc.
“Thân khoác mặt trời, chân giẫm mặt trăng” là chỉ sao Thái Dương trên vai của chòm Thất Nữ và mặt trăng phía dưới chân của chòm Thất Nữ. Vị trí của các ngôi sao cho biết thời gian, cho nên thời gian Thất Nữ sinh con chính xác là từ 0-10 giờ ngày 24/9/2017 (theo múi giờ GMT+08:00). Vượt qua phạm vi thời gian này, mặt trăng sẽ chạy ra khỏi phía dưới chân của Thất Nữ sang phía chòm sao Thiên Bình.
“Trên đầu là vòng hoa 12 ngôi sao” là chỉ thời khắc này, phía trên đầu chòm Thất Nữ có 12 ngôi sao sáng, hình thành một vòng giống như vòng hoa vậy.
Về độ sáng của các ngôi sao, thiên văn học dùng “cấp sao biểu kiến” để phân chia, tức là độ sáng của ngôi sao nhìn thấy trực quan (bằng mắt người), ngôi sao càng sáng, trị số cấp sao càng nhỏ. Mặt trời là cấp -26,7; trăng tròn là -12,6; sao Kim khi sáng nhất là -4,9. Bầu trời có 21 ngôi sao hạng nhất, 46 ngôi sao hạng hai, 134 ngôi sao hạng ba, 458 ngôi sao hạng tư, 1476 ngôi sao hạng năm và 4840 ngôi sao hạng sáu. Độ sáng của sao hạng nhất gấp 100 lần sao hạng 6, sao dưới hạng 6 thì mắt thường không thể nhìn thấy.
Trên đầu của chòm Thất Nữ trong hình vẽ là chòm Sư Tử, chòm Sư Tử trên phần đầu của chòm Thất Nữ chỉ có 10 ngôi sao sáng (hạng tư trở lên), hơn nữa không thành hình vương miện. Nhưng ngày 24/9/2017, Thủy tinh và Hỏa tinh di chuyển đến đây, vừa đúng kết hợp với 4 ngôi sao sáng từ hạng ba trở lên trong đó, tạo thành bộ xương của vương miện (giao điểm các đường màu vàng trong hình). 6 ngôi sao còn lại độ sáng hạng tư rải rác xung quanh (điểm cuối của đường trắng trong hình, ngôi sao số 2 sát cạnh Thủy tinh, nhưng có khoảng cách), hình thành vòng hoa 12 ngôi sao.
Có lẽ có độc giả sẽ hỏi: Thiên tượng là tuần hoàn, sao anh có thể nhận định là ngày 24/9/2017? Quá khứ hoặc là tương lai, nếu còn có thời gian khác, có thể phù hợp với thiên tượng “Thất Nữ sinh con” trong hình, thế thì có thể có thời gian khác chăng?
Thất Nữ sinh con và sự tuần hoàn của Mộc tinh
Thời cổ đại, Mộc tinh được gọi là Tuế tinh. Chiêm tinh học Trung Quốc cổ đại cho rằng ngoài 28 vì tinh tú ra, các ngôi sao trên bầu trời còn được chia thành 12 lần sao. Mộc tinh quay quanh 1 ngày trong khoảng 12 năm, mỗi năm lại đi qua một lần sao, vì thế gọi Mộc tinh là Tuế tinh, chứ không phải chu kỳ lưu trú.
Trong chiêm tinh học, chu kỳ vận động của hành tinh có ý nghĩa không lớn, nhưng chu kỳ lưu trú có ý nghĩa rất lớn. Mộc tinh lưu trú, một chu kỳ tuần hoàn khoảng 344 năm (xem hình 1).
Cũng tức là nói, cứ mỗi 344 năm, vị trí lưu trú của Mộc tinh cơ bản là trở về vị trí ban đầu. Tuy rằng 1673 năm cũng hình thành cục diện “Thất Nữ sinh con”, nhưng trên đầu chỉ có 4 ngôi sao sáng hạng 3 trở lên và 6 ngôi sao sáng hạng 4 trở lên, không tạo thành được vương miện. Ngoài ra, vị trí của mặt trăng và thái dương cũng khác biệt rất nhiều.
Có người đoán rằng: Thiên tượng “Xử Nữ sinh con” có phải là tương ứng với khoảng năm mà Chúa Giêsu sinh ra đời?
Không phải. Năm 30 trước Công nguyên đến năm 30 sau Công nguyên, Mộc tinh đều không có thiên tượng này. Tuy nhiên, ngày 1/9/48 công nguyên thì có, nhưng vị trí của Thái Dương, Mộc tinh, Hỏa tinh đều khác biệt rất lớn với miêu tả trong tiên tri. Hơn nữa, ở trên đã nói, chòm sao Xử Nữ là dịch sai, tên đúng là Thất Nữ, cho nên không nhất thiết phải dùng thiên tượng này gắn liền với sự ra đời của Chúa Giêsu.
Nhìn xa hơn nữa, nếu lùi về 100 triệu năm trước và tiến tới 100 triệu năm sau thì cũng chỉ có năm 2017 quỹ đạo của Mộc tinh mới phù hợp với “Thất Nữ sinh con”, “Thái Dương trên vai, mặt trăng dưới chân, vòng hoa 12 ngôi sao” (hai ngôi sao nhập vào) – đây là những điều kiện vô cùng hiếm thấy, bởi vì trải qua niên đại lâu dài thì hình dạng các chòm sao đều đã thay đổi. Vì thế, thời gian tiên tri của “Khải Huyền” không nghi ngờ gì nữa là ngày 24/9/2017.
Cách tính lịch độc đáo, đều chỉ đến Trung Quốc
“Thân khoác mặt trời, chân giẫm mặt trăng” – câu tiên tri này ngụ ý cách tính lịch. Cách tính lịch cổ đại của nền văn minh trái đất có thể chia làm ba loại: lịch Dương, lịch Âm và lịch Âm Dương.
Lịch Dương: Tính năm theo mặt trời, không quan tâm thiên tượng.
Lịch Dương là tính năm theo mặt trời, một năm có 365 ngày, xen kẽ các năm nhuận, giống như lịch phương Tây hiện nay. Cùng ngày đó của mỗi năm, mặt trời lại ở vị trí hầu như tương đồng.
Lịch Dương không xem xét đến mặt trăng, xem trên lịch không biết được ngày nào trăng tròn trăng khuyết, không biết các hiện tượng thiên văn, nhưng đơn giản thuận tiện, sử dụng phổ biến trên thế giới.
Lịch Âm: Tính năm theo mặt trăng, cũng không quan tâm thiên tượng.
Lịch Âm không xem xét đến mặt trời, lấy chu kỳ của mặt trăng để tính năm, tính tháng. Mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày, biểu hiện của trăng mỗi ngày trong tháng là thống nhất, mỗi năm có 12 tháng, như vậy mỗi năm có trên dưới 354 ngày, so với năm mặt trời của lịch Dương khác biệt càng ngày càng lớn, tạo thành các ngày lễ tết của lịch Âm sẽ lần lượt xuất hiện vào bốn mùa xuân hạ thu đông, tuần hoàn qua lại. Hiện nay lịch Hijri của các nước Hồi giáo là dùng loại lịch Âm này.
Bởi vì không xét đến mặt trời, cho nên xem trên lịch sẽ không biết được vị trí của mặt trời, cũng không thể hiện ra các hiện tượng thiên văn.
Lịch Âm Dương kết hợp: Tính cả mặt trời và mặt trăng.
Lịch Âm Dương kết hợp không chỉ thể hiện vị trí mặt trời mà còn thể hiện vị trí mặt trăng.
- Sự sắp xếp đơn giản của Lịch Âm Dương
Một số nước Hồi giáo đồng thời sử dụng lịch Hijri truyền thống và lịch Dương, mỗi ngày đều có thể xem cả lịch Dương và lịch Âm. Như vậy tuy có thể xem được phương vị đại khái của mặt trăng và mặt trời, nhưng không thể biết được chính xác thiên tượng.
- Lịch của người Do Thái cũng là lịch Âm Dương kết hợp
Lịch Do Thái là một loại lịch Âm Dương kết hợp, mỗi 19 năm lại xen vào 7 năm nhuận, điểm này tương đồng với cách tính lịch truyền thống của Trung Quốc. Nhưng phương pháp tính lịch của nó dựa trên tín ngưỡng tôn giáo, thời gian tính lịch được điều chỉnh sắp xếp theo tín ngưỡng (như thay đổi độ dài ngắn của năm phù hợp với các ngày lễ hội) mà không phải theo sự thay đổi của thiên tượng. Cho nên nó cũng không cách nào thể hiện chính xác các hiện tượng thiên văn.
Hơn nữa, lịch Hồi giáo và lịch Do Thái luôn lấy ngày xuất hiện trăng lưỡi liềm đầu tiên của tháng làm ngày mùng một của tháng mới (tương đương với ngày mùng hai của lịch Trung Quốc), cho nên nhật thực sẽ xảy ra vào ngày 29 hoặc ngày 30. Mà một ngày mới bắt đầu của họ là khi mặt trời lặn (thời khắc hoàng hôn), mà thời khắc hoàng hôn mỗi ngày đều thay đổi, do đó thời gian bắt đầu của mỗi ngày theo lịch Hijri là không cố định. Cách tính lịch như vậy rất khó để thể hiện được thiên tượng.
- Lịch Hán của Trung Quốc: Thiên Nhân hợp nhất, hợp với thiên tượng
Cách tính lịch truyền thống của Trung Quốc thường gọi là Âm lịch (Nông lịch) chữ “Âm” ở đây là chữ “Âm” trong âm dương, nhưng vì là lịch âm dương kết hợp nên gọi lịch Hán là thích hợp hơn cả.
Lịch Hán đồng thời xét đến vị trí của cả mặt trời và mặt trăng. Mỗi tháng theo sự thay đổi của trăng mà có 29 hoặc 30 ngày, mỗi năm có 12 tháng, mỗi 19 năm xen vào 7 tháng nhuận, sự sắp xếp của trăng dựa trên 24 tiết khí làm cơ sở. Vì vậy, Lịch Hán mỗi năm trung bình có trên dưới 354 ngày, năm nhuận có 13 tháng với trên dưới 384 ngày. Số ngày trong năm nhuận so với năm bình thường khác biệt lớn như vậy phải chăng là không chính xác?
Không phải, vị trí mặt trời của lịch Hán chính xác hơn. Chúng ta biết, tiết thanh minh thường vào ngày 5/4 Dương lịch, cá biệt có lúc vào ngày 4/4, rất cá biệt có lúc vào ngày 6/4. Tại sao có sự sai biệt này? Bởi vì đối với vị trí xác định của mặt trời thì dương lịch không hoàn toàn chính xác, nhưng ngắn gọn. Trong khi đó, lịch Hán 24 tiết khí (như thanh minh) có giờ, phút và giây chính xác, thể hiện chính xác vị trí của mặt trời để hướng dẫn canh tác. Trên hợp thiên tượng, dưới hợp vạn vật, bởi vì nó chính xác nên cũng rất phức tạp.
Thời Trung Quốc cận đại, từ thời kỳ Dân Quốc đã du nhập lịch Dương thông dụng của thế giới, đồng thời sử dụng kết hợp với lịch Hán truyền thống. Như vậy, vừa mượn được sự ngắn gọn của lịch Dương, vừa thể hiện được điểm mạnh của lịch Hán – kiểm tra nhanh gọn vị trí và hình thái của trăng, có thể thể hiện chính xác thiên tượng, như nhật thực luôn xảy ra vào ngày mùng 1 (thời cổ đại nhật thực không rơi vào ngày mùng 1 là rất hiếm gặp, vì lịch Hán làm ra có sai lệch, không dựa theo thiên tượng để sửa đổi), nên nguyệt thực luôn diễn ra trước hoặc sau ngày 15.
Trong tiên tri của “Khải Huyền” về “thân khoác mặt trời, chân giẫm mặt trăng, trên đầu là một vòng hoa 12 ngôi sao”, có thể thấy:
1) Thời gian chính xác, có tính đến mặt trời và mặt trăng. Duy chỉ có lịch Hán truyền thống của Trung Quốc thời cổ đại – lịch Âm-Dương kết hợp mới có thể đáp ứng yêu cầu này.
2) Thể hiện thiên tượng một cách ngắn gọn và trực quan, duy chỉ có lịch Dương và lịch Hán kết hợp mới có thể làm được điều này.
3) Đây là một ẩn dụ để chỉ các hiện tượng thiên văn, và chỉ có Trung Quốc mới được thừa hưởng một hệ thống văn hóa thiên văn có hệ thống và chính xác.
Do đó có thể thấy, tiên tri “Khải Huyền” chỉ về Trung Quốc đương thời. Từ đó có thể nhìn thấy các sự kiện lớn của nhân loại thời mạt hậu: đại kiếp nạn, đại chiến chính tà, trời mới đất mới… đều đang và sắp xảy ra tại Trung Quốc, và tất cả các danh từ và địa danh trong đó đều là ẩn dụ và biểu tượng. Các học giả Kinh Thánh qua nhiều thời đại đều biết rằng “Khải Huyền” sử dụng cách viết tượng trưng, một lần lấy vị trí biểu tượng là xung quanh châu Á và Israel theo nghĩa của chữ, được hiểu là lục địa châu Âu, nhưng Trung Quốc đã bị bỏ qua.
Có rất nhiều nhà tiên tri trong lịch sử Trung Quốc đã để lại nhiều lời tiên đoán để cảnh báo thế hệ mai sau. Nếu tiên tri trọng đại này trong “Khải Huyền” đề cập đến Trung Quốc, thì Trung Quốc cổ đại nhất định sẽ có tiên tri kinh điển phù hợp với điều này. Khi chúng tôi đưa thiên tượng “Thất Nữ sinh con” đổi thành bối cảnh văn hóa thiên văn Trung Quốc, một bí ẩn thiên cổ về lời tiên tri lớn trong “Thôi Bối Đồ” cũng theo đó mà tìm ra lời giải.
(Còn tiếp)
Tác giả: Gu Jin
Vương Du Duyệt biên tập
Tâm An biên dịch
Xem thêm: