Sông Trường Giang gồng mình trước lũ lụt và sạt lở
Đỉnh lũ thứ 3 đổ ập lên khu vực thượng nguồn Trường Giang
Theo Bộ Tài Nguyên Nước của Trung Quốc (MWR), đến tối 27/7 đỉnh lũ thứ ba trong năm sẽ đến đập Tam Hiệp, con đập lớn nhất Trung Quốc.
MWR cho biết thêm, do mực nước dâng cao, các khu vực dọc theo Trường Giang, con sông dài nhất Trung Quốc, và các nhánh Chu và Jing cũng như các khu vực xung quanh hai hồ lớn nhất của Trung Quốc là Bà Dương và Động Đình có nguy cơ bị lũ lụt hoặc nhấn chìm.
Sông Hoài, chảy qua miền trung Trung Quốc, cũng đang phải đối mặt với nhiều trận lũ lụt.
Ủy ban MWR của sông Hoài đã công bố vào Chủ nhật ngày 26/7 rằng mực nước của sông Hoài, dài 620 dặm, đã vượt quá mức báo động.
Cũng ngày, chính quyền Trung Quốc đã thông báo rằng đỉnh lũ thứ ba của mùa lũ năm nay đã ập vào khu vực thượng nguồn sông Trường Giang, trong khi đỉnh thứ hai đã kéo đến khu vực trung du.
Trước đó ngày 20/7, chính quyền địa phương đã mở đập Vương Gia để xả lũ từ sông Hoài trong suốt hơn 76 giờ, nhấn chìm khu vực Mạnh Oa ở tỉnh An Huy, nơi sinh sống của 195,000 dân.
Hai ngày sau, nhà chức trách lại xả nước sông Hoài đến khu vực Hồ Kinh Sơn, nơi sinh sống của 855 cư dân. Đây là khu vực thứ tám dọc sông Hoài bị nhấn chìm.
Theo truyền thông Trung Cộng, tỉnh An Huy do mưa lớn, chính quyền đã chỉ định 28 địa điểm dọc theo sông Hoài xả nước. Có 2,287 trong tổng diện tích 3903 dặm vuông, là đất nông nghiệp.
Nhà chức trách cũng đã xả nước từ Trường Giang đến các vùng nông thôn, nhưng không tiết lộ chi tiết.
Theo Bộ Tài nguyên Nước của Trung Quốc (MWR), tính đến cuối năm 2017, có khoảng 459 triệu người sống trên lưu vực Trường Giang, 51% trong số họ sống ở vùng nông thôn.
Kể từ đầu tháng 6, mưa lớn đã tấn công lưu vực sông và những vùng rộng lớn ở miền nam và miền trung của Trung Quốc. Theo báo cáo, lũ lụt và lở đất đã xuất hiện tại hơn 27 tỉnh và khu vực.
Để bảo vệ các thành phố, chính quyền Trung Quốc đã mở cửa đê và đập để xả lượng nước mưa đầy tràn vào các vùng nông thôn, khiến hàng chục triệu người mất nhà cửa.
Lở đất khu vực thượng nguồn
Chủ nhật ngày 26/7, thành phố Nghi Tân ở phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên đã báo cáo một trận lở đất, khiến ít nhất hai người thiệt mạng. Các nhà máy và nhà dân bị chôn vùi.
Cùng ngày một trận lở đất đã làm nghẽn một dòng sông địa phương và đe dọa sự an toàn của hơn 520 cư dân ở khu vực hạ lưu.
Nghi Tân và Trùng Khánh đều là thượng nguồn của Trường Giang.
Trước đó ngày 25/7, quận Mao cách thành phố Nghi Tân khoảng 400 dặm về phía Bắc, đã đưa tin hai trận lở đất, làm hư hại nhà cửa, trạm xăng, và đường giao thông.
Kể từ 22/7, thành phố Trùng Khánh đã đưa tin về các trận lở đất tại quận Vũ Long. Mặc dù truyền thông quốc doanh và chính quyền đã giữ im lặng về tin tức lũ lụt kể từ đầu tháng 6, nhưng cư dân mạng trên khắp Trung Quốc đã chia sẻ những đoạn video lũ lụt, cho thấy mức độ nghiêm trọng của thảm họa.
Trong khi lũ lụt tràn ngập thành phố Nam Kinh ở phía đông tỉnh Giang Tô của Trung Quốc, chính quyền địa phương gần đây đã thừa nhận rằng một công ty xây dựng quốc doanh, Jiangning Urban Construction (Công ty Xây dựng Đô thị Giang Ninh), đã đào vào một con đập trên sông Tần Hoài, một nhánh của Trường Giang, để xây dựng khoảng mười nhà hàng và quán bar. Công trình xây dựng này chiếm tới một nửa chiều cao con đập và đã làm hỏng cấu trúc con đập, do vậy có thể gây ra vỡ đê nếu đập bị vỡ.
Tác giả: Nicole Hao
Biên dịch: Anh Minh