Sắc thái học và văn hóa tu luyện (3)
Truyền thống thuần sắc
Phương thức thể hiện màu trong tranh dầu lúc đầu so với hôm nay có sự khác biệt rất lớn. Nhóm họa sĩ lúc ấy chú trọng vận dụng màu sắc trong suốt và màu sắc hơi mờ, giữa các loại thuốc màu ít pha trộn, dựa vào màu sắc tầng dưới xuyên thấu qua lớp màu mỏng ở tầng cao hình thành quang học hỗn sắc, bởi vậy chỉnh thể màu sắc tương đối thuần; mà người thời nay quen với việc trực tiếp dùng hỗn hợp thuốc màu trong điều chế màu sắc, dựa vào thuốc màu tranh dầu bao trùm lên tác phẩm, vô số hỗn hợp màu sắc cũng làm cho sắc thái mất đi độ bão hòa, khiến trên mặt tranh lộ ra nét u ám. Liên quan tới nội dung cụ thể của phương diện này, trong bài viết trước tôi đã trình bày tương đối tỉ mỉ, ở đây không trình bày lại.
Lúc đầu, nhóm họa sĩ đối với việc rất ưa thích sắc màu thuần túy bèn truy nguyên lại truyền thống văn hóa ở các thời kì khác nhau và văn hóa tu luyện ở các môn phái khác nhau, tất cả không phải từ một nguồn gốc duy nhất, cho nên người ở góc độ tư duy văn hóa khác nhau sẽ sinh ra kiến giải khác nhau đối với tình huống này.
Trong hội họa phương tây dùng rất nhiều thuốc màu xanh vẽ áo khoác truyền thống Santa Maria. Nhóm họa sĩ lúc vẽ tranh phần lớn đều sử dụng các màu xanh thuần túy, mà không điều chế kết hợp màu sắc khác, sự biến hóa của quang ảnh, sáng tối và sắc điệu cơ bản áp dụng kỹ pháp che phủ hoàn toàn, hết sức bảo đảm độ thuần khiết của màu sắc. Mọi người khả năng cũng phát hiện, lúc mang áo khoác màu xanh biếc trên thân, bên trong áo Santa Maria còn thường mặc quần áo chế vẽ từ chu sa đỏ, phối cùng với áo khoác xanh bên ngoài.
Bắt đầu từ sau thời Trung cổ, màu sắc bộ trang phục này đã trở thành phương thức thể hiện thông thường trong truyền thống hội họa phương tây đối với Santa Maria. Đương nhiên, trong hội họa truyền thống cũng thường phối dùng màu sắc trong đỏ ngoài xanh như vậy đối với trang phục của Jesus.
Đối với loại này ước định mà thành họa pháp, thời hiện đại không ít người cho rằng, thuốc nhuộm màu xanh trước kia là lấy kim thạch màu xanh (Lapis lazuli) loại bảo thạch này làm nguyên liệu, giá cả đắt đỏ, tự nhiên không thể lẫn trong một chỗ với các thuốc màu giá rẻ, bằng không sẽ phí sự quý giá của thuốc màu này. Đồng thời màu son dễ hình thành tương quan với màu xanh lam, càng thêm hiển lộ rõ ràng màu sắc cao quý của thuốc nhuộm màu xanh.
Từ góc độ tín ngưỡng, suy nghĩ của mọi người ắt là thiên về hướng cho rằng màu sắc thuần túy thể hiện tín ngưỡng thuần túy, màu sắc tinh khiết cũng là triển hiện của tâm cảnh tín đồ. Trong tôn giáo, màu xanh lam thâm thúy mà cao thượng là sắc màu của bầu trời, cũng tượng trưng cho thiên thượng, mà màu đỏ thắm tượng trưng cho sự yêu mến của bậc thánh.
Người tìm hiểu quan hệ giữa vật chất và tinh thần thì xuất phát từ thành phần thuốc nhuộm màu xanh (thành phần chủ yếu là một loại chứa vật lưu hóa và khoáng vật silicat muối nhôm lưu toan), cho rằng nó tổ hợp từ lưu huỳnh đại biểu cho linh hồn và muối đại biểu cho thân thể, hình thành sự cân bằng giữa linh hồn và nhục thể, không cần tùy ý đưa vào màu sắc khác ở trong đó xáo trộn sự cân bằng này. Bất quá, nếu như cho vào thủy ngân lưu hóa, cũng chính là chu sa đỏ vẽ ra quần áo, phối cùng áo phủ dùng thuốc nhuộm màu xanh bên ngoài, thì tăng thêm ý nghĩa đại biểu tinh thần của nguyên tố thủy ngân, hình thành nên trạng thái của ba màu hoàn chỉnh như trong triết học tự nhiên đã nói đến lúc trước. Căn cứ vào đạo lý giống vậy, vùng màu đỏ ở đây không pha trộn cùng với màu sắc khác, cũng áp dụng kĩ thuật vẽ xử lý bên ngoài để che phủ.
Tranh dầu trong lịch sử xuất hiện tương đối muộn, hết thảy kỹ pháp tranh dầu cũng đều có sau khi tranh dầu xuất hiện và việc rèn giũa cách sử dụng thuốc màu cũng từng bước định hình. Nhưng những kỹ pháp này lại không phải hoàn toàn phát minh sau khi tranh dầu xuất hiện, bởi vì rất nhiều thứ đều bắt nguồn ở nơi khác xuất hiện trong loại tranh này tương đối sớm. Đối với cách sử dụng màu sắc trong suốt, sớm vào thời đại Aristotle, (trước công nguyên năm 384 ─ trước công nguyên năm 322) đã được nhóm họa sĩ vận dụng rộng khắp. Mặc dù trong văn vật tranh cổ xưa đào được, những sắc màu trong suốt kia đã trải qua quá trình phong hóa hơn hai nghìn năm dài dằng dặc, trên cơ bản đã không còn tồn tại, nhưng trong trước tác De Sensu et Sensibilibus của Aristotle lại có ghi chép rõ ràng về kĩ pháp này, chỉ ra “một loại màu sắc xuyên thấu qua một loại màu sắc khác khiến người ta nhìn thấy được vẻ ngoài”, “tương tự như cách họa sĩ thường áp dụng”.
Đương nhiên, trước khi thuật in ấn trở nên phổ biến, không phải tất cả họa sĩ lúc ấy đều nắm rõ như lòng bàn tay văn hiến thời cổ đại, kỹ pháp mỹ thuật của người vẽ tranh càng lúc càng bắt nguồn từ việc hoặc người mà tự thân họ tiếp xúc được. Cho nên, việc hình thành và trở nên phổ biến của kĩ pháp vẽ tranh dầu trong suốt cũng có rất nhiều nguyên nhân khác, được thừa truyền từ thầy dạy trong vòng bao quát, tham khảo giữa các môn phái mỹ thuật, phù hợp với lý luận triết học và thần học, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn các loại .v.v., không cần nói đến.
Nói tới kĩ pháp họa sĩ thời Hy Lạp cổ xưa, kì thật bọn họ sử dụng sắc màu thuần túy và kỹ nghệ tương ứng cũng có nguyên nhân khách quan. Lúc ấy công nghệ chế tạo thuốc màu bị giới hạn, nhóm họa sĩ có khả năng có được thuốc màu chẳng những chủng loại thưa thớt, mà màu sắc thuốc cũng không có độ bão hòa đủ cao. Bởi vậy, nếu như đem thuốc màu trên bảng pha trộn lẫn nhau, thế tất sẽ dẫn đến tác phẩm mất đi độ thuần khiết về màu sắc cực kì trân quý, hình thành sự u ám khiến người ta cảm giác sắc điệu uể oải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành tựu nghệ thuật của bọn họ.
Đương thời, cùng với mỹ học phối hợp nguyên bộ với nhau xem ra cũng có bước tiến đến lý luận điều phối màu sắc, từ Aristotle thế kỷ 4 TCN đến Plutarchus thế kỉ thứ nhất, triết học gia phần lớn đều chủ trương giữ gìn thuần túy sắc màu thuần thiên nhiên, không tán thành hỗn hợp thuốc màu khác biệt, khiến đặc tính thiên nhiên tự mất đi, màu sắc sau khi điều chế hòa trộn biến thành cấp độ tối hơn. Cái này có lẽ cũng có quan hệ với sự yêu thích màu sắc thuần tịnh, trong sáng bẩm sinh của mắt người, thật giống như việc đại đa số mọi người đều thích ngọc quý sáng đẹp, có độ bão hòa cao hoặc tinh khiết trong suốt, mà đối với gạch ngói vụn tối tăm mờ mịt không có nhiều hứng thú lắm.
Không chỉ có một, hội họa thời Trung Quốc cổ đại cũng từng thích vận dụng màu sắc thuần túy, nhất là vào thời Đường, hội họa phần nhiều lấy lối vẽ màu đậm làm chủ, tạo hình nghiêm cẩn, sắc thái tiên diễm rực rỡ; Thậm chí đến thể tranh hoa điểu của thời Tống, cũng tuân theo đặc điểm tạo hình tinh xảo và thiết bày màu sắc tươi sáng. Đương nhiên, cũng có tác phẩm vẽ theo lối dùng màu nhạt, lấy đường cong làm chủ, màu sắc chỉ đưa đến tác dụng phụ trợ tô đậm hình tượng. Bất quá, sau thời Tống, Trung Quốc bắt đầu phát triển mạnh tranh thủy mặc, lấy bút pháp làm chủ đạo, giảng cứu thoải mái, truy cầu ý cảnh biến hóa từ màu mực, màu sắc cũng tùy theo đó không ngừng làm nhạt, liền lộ ra không có sắc thái gì.
Từ một số tác phẩm mỹ thuật và văn vật lịch sử để lại bên trong có thể phát hiện, màu sắc trang phục Trung Quốc trong quá khứ cũng đều từ màu xám thuần. Mặc dù vào thời cận đại, mọi người đa số mặc quần áo màu xám điều chế, nhưng trang phục cổ nhân vào ngàn năm trước lại cực kì xinh đẹp mỹ lệ. Chỉ là bởi vì niên đại xa xưa, những hội họa thời cổ đại kia vô luận trang giấy vẫn là có màu sắc, đến bây giờ đã biến chất u ám rồi, muốn thấy dáng dấp thời cổ đại chắc hẳn không dễ.
Bất quá, Đoàn vũ đạo và âm nhạc cổ điển Trung Quốc đứng số một thế giới — Đoàn Nghệ thuật Thần Vận, nhiều năm qua tận sức phục hưng phương thức nghệ thuật cổ điển và phát dương chân chính truyền thống văn hóa Trung Hoa, trang phục chế tác của họ và màu sắc nền của sân khấu đều xây dựng theo thẩm mỹ truyền thống, tái hiện cảnh quan nhân văn và diện mạo sắc thái mỹ thuật Trung Quốc thời thịnh đạt, bao quát các mặt phục sức, kiến trúc, âm nhạc .v.v. Đồng thời, Thần Vận dùng phương thức nghệ thuật sân khấu trực quan triển hiện tinh túy tư tưởng truyền thống và văn hóa tu luyện chính thống thời Trung Quốc cổ đại. Nếu hy vọng nhìn thấy người có phong thái thời Trung Quốc cổ đại, mong mọi người hãy xem Thần Vận: https://shenyunperformingarts.org/
(Còn tiếp)
Do Arnaud H. thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Quý vị xem bản gốc tại Epoch Times Hoa ngữ.
Xem thêm: