[Phỏng vấn trực tiếp] Tại sao người dân Đại lục không muốn đóng bảo hiểm xã hội?
Năm 2020, chênh lệch thu chi bảo hiểm xã hội (BHXH) của đại lục đã vượt quá 600 tỷ, gần đây truyền thông đại lục liên tục tuyên truyền đóng BHXH. Một số người nói với các phóng viên của Epoch Times rằng suy thoái kinh tế khiến người dân không có khả năng đóng BHXH, và hệ thống BHXH của Trung Cộng là hủ bại, mất uy tín và người dân không muốn bị lừa dối.
Theo số liệu chính thức trong kỳ họp lưỡng hội của Trung Cộng, năm 2020 ngân sách dự kiến thu được của quỹ BHXH đại lục là 7,21 nghìn tỷ nhân dân tệ (NDT), giảm 13,3% và chênh lệch thu chi của quỹ này cao tới 621,917 tỷ NDT.
Tư liệu công khai cho thấy BHXH của đại lục được chia thành hai loại: công nhân viên chức và lao động tự do. BHXH cho công nhân viên chức còn được gọi là “Bảo hiểm 5 trong 1,” bao gồm bảo hiểm trợ cấp dành trả lương hưu, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thương tật do công việc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thai sản và hỗ trợ nhà ở. Mỗi một loại có 1 phần do công ty đóng và một phần do cá nhân đóng; BHXH của người lao động tự do bao gồm bảo hiểm tiền lương hưu và bảo hiểm y tế.
Nhìn vào góc độ chi phí của năm 2020, lấy ví dụ thu nhập là 5,000 NDT, phần đóng góp cá nhân của công nhân viên chức là 525 NDT, còn người lao động tự do cần phải đóng 1,340 NDT.
Ngoài ra, BHXH tại đại lục cần phải đóng góp trong 15 năm liên tục để được nhận lương hưu khi đến tuổi nghỉ hưu hợp pháp.
Phân tích: Kinh tế suy thoái, doanh nghiệp tư nhân không có khả năng chi trả
Năm loại chi phí BHXH chính ở Trung Quốc hiện nay chủ yếu do doanh nghiệp và cá nhân đóng góp. Tổng mức đóng BHXH cho các doanh nghiệp và cá nhân là 41% thu nhập trước thuế. Điều này mang lại gánh nặng cho các doanh nghiệp và cá nhân, cho nên số người từ chối đóng BHXH ngày càng nhiều.
Cô Tiết, giáo viên đại học nói với phóng viên Epoch Times rằng việc người dân không sẵn sàng chi trả BHXH có liên quan trực tiếp đến tình trạng suy thoái kinh tế tổng thể hiện nay của Trung Quốc. Đối với tuyệt đại bộ phận người trẻ tuổi mà nói, áp lực sinh tồn rất lớn, không còn sức để suy nghĩ đến tuổi già của mình.
Một người tên Lưu Minh (bút danh), hiện đang công tác trong ngành luật pháp ở Bắc Kinh cho biết, thế hệ trẻ ở Trung Quốc đại lục không muốn mua BHXH, chủ yếu là ở các doanh nghiệp tư nhân.
Anh Lưu phân tích, mức độ sẵn sàng chi trả BHXH thấp, một mặt do thu nhập từ lương của khu vực kinh tế tư nhân không cao. Nếu hàng tháng trích một phần chi trả BHXH thì mức lương được nhận còn lại sẽ rất thấp, đặc biệt đối với người lao động nhập cư, lại càng không muốn mua hơn. Ngoài ra, gánh nặng thuế của các doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc đại lục quá nặng nề, không thể chịu được các khoản đóng góp BHXH cho nhân viên của họ.
Quỹ của người dân được sử dụng để hỗ trợ bộ máy quan liêu khổng lồ của Trung Cộng
Cô Tiết cũng đề cập: “Khi các phương tiện truyền thông đại lục bắt đầu nói về sự cần thiết và lợi ích của việc mua BHXH, bất kỳ ai có đầu óc một chút cũng biết, điều gì đằng sau sự định hướng dư luận như vậy-lương hưu thực sự có một lỗ hổng lớn không thể lấp đầy. Vậy thì ai muốn hy sinh số tiền để sinh tồn của chính mình lấp đầy hố sâu không đáy do chính quyền tham nhũng tạo ra?”
Theo anh Lưu “BHXH có một lỗ hổng pháp lý rất lớn, nó liên quan đến nhiều vụ tham nhũng và nhiều giao dịch cửa sau, một số thì cấu kết, một số thì tham ô, và còn có vấn đề tham nhũng trong BHXH.”
Ngoài ra, số người được hưởng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước tại Đại lục là vô cùng lớn. Anh Lưu nói rằng về điểm này thì trên thế giới không nước nào sánh kịp. Số lượng người hưởng lợi từ ngân sách nhà nước nhiều như vậy, bao gồm các cơ quan và các doanh nghiệp nhà nước của Trung Cộng, từ góc độ vĩ mô mà nhìn là làm tăng gánh nặng kinh tế, đặc biệt là gánh nặng cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và các doanh nghiệp tư nhân.
Người dân mất lòng tin vào BHXH của Trung Cộng: BHXH là vỏ bọc để bóp nghẹt người lao động.
Lý Hoa (bút danh), một người làm việc trong nhà máy, nói với phóng viên Epoch Times rằng cô ấy từ trước đến giờ không đóng tiền BHXH vì một lý do đơn giản – không tin tưởng.
“Ở đâu có sự bảo đảm nào, ốm đau, tai nạn đều không có bảo đảm, giáo dục không được bảo đảm, chăm sóc tuổi già không được bảo đảm, xem ở đâu có bảo đảm xã hội nào? Về cơ bản, bản thân tôi chưa trả một xu nào.” Cô Lý nói, “điều cơ bản nhất là công bằng, chính trực cũng không có gì bảo đảm, tại sao tôi lại phải tiêu số tiền đó.”
Cô nói “Dân thường đóng tiền BHXH cũng như tặng tiền cho người ta, là cung cấp tiền dưỡng lão cho công chức nhà nước. Anh bán mạng kiếm tiền cho người ta tiêu, còn anh thì 1 xu cũng không có, đây chính là bòn rút trên sinh mệnh của người dân.”
Cô Lý nói thẳng rằng thể chế này không được người ta tin tưởng. Cô đưa ra một ví dụ: “Mấy triệu đại biểu của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, nói rằng do người dân từng phiếu từng phiếu một bầu ra, đã có người dân nào nhìn thấy lá phiếu trông như thế nào? Rất nhiều người bọn họ [Trung Cộng] tự nói tự làm, họ nói thế nào thì là thế ấy, người dân làm gì có quyền lên tiếng chứ? tự nói cũng không được, họ [Trung Cộng] nói mà không làm là điều bình thường.”
Cô Tiết phân tích rằng, BHXH là một trong những lý do Trung Cộng công khai siết chặt tài sản tư nhân. Việc người dân Trung Quốc mua BHXH giống như thực hiện một giao dịch rất không công bằng với một xã hội đen, đều là bồi thường, chỉ là sự khác biệt giữa bồi thường nhiều hoặc bồi thường ít. Do đó nhất định sẽ có nhiều người chọn phương thức không đóng bảo hiểm, có người từ chối một cách có ý thức kiểu giao dịch bất bình đẳng này.
Cô nói thêm “Chính quyền Trung Cộng đang nỗ lực vì lợi ích với người dân. Gần 20 năm qua, các loại thủ đoạn cướp đoạt đối với dân thường đã ngày càng được thực hiện một cách bất chấp hơn. Người có con mắt sáng suốt đều có thể nhìn thấy rõ điểm này, nhưng có điều người ta dám giận mà không dám nói thôi.”
▼ Video liên quan
Do Li Qiong thực hiện
Sương Sương biên dịch
Xem thêm: