Phim tài liệu mới cho thấy lòng tin đã được sử dụng như thế nào để chống lại Huawei
“Tốc độ hiện là đơn vị tiền tệ số một trong kinh doanh ngày nay và quý vị cần động lực đó cho quá trình chuyển hoá kỹ thuật số này…Và không còn là cá lớn nuốt cá bé nữa. Mà là kẻ nhanh sẽ thắng kẻ chậm.”
Đó là điều mà cựu Thứ trưởng Ngoại giao Keith Krach đã nói khi ông đề cập đến tính cần thiết của công nghệ 5G. Công nghệ mới nổi này không chỉ nhanh gấp 10 lần, và có thể còn nhanh gấp 100 lần trong tương lai, nó còn giúp tăng băng thông, cho phép nhiều thiết bị kết nối hơn cùng một lúc. Không còn tình trạng dịch vụ chập chờn ở các khu vực đông đúc. Kết nối tức thì đối với các cuộc gọi và tin nhắn SMS. Kết nối nhanh hơn và dễ dàng hơn với các nền tảng đám mây như Amazon Web Services (AWS) và Microsoft Azure.
Đó là lý do rõ ràng vì sao mà 5G lại được khao khát đến vậy và vì sao các công ty trên khắp thế giới đang tranh nhau sản xuất các thiết bị cần thiết để vận hành nó. Tuy nhiên, tốc độ sẽ đi kèm với rủi ro, và trong trường hợp này, rủi ro đó là đến từ công ty công nghệ khổng lồ Huawei và Trung Cộng.
Theo dữ liệu riêng của Huawei, họ hiện có hợp đồng về công nghệ 5G với 91 quốc gia. 47 quốc gia trong số đó nằm ở Châu Âu, và hầu hết trong số họ là đồng minh của Hoa Kỳ. Ai cũng hiểu rằng Huawei đang nằm sâu dưới sự kiểm soát của Trung Cộng và phạm vi quốc tế cũng như nguồn lực của họ vượt xa hầu như tất cả các tập đoàn viễn thông. Cả thế giới đều biết rằng việc kinh doanh với họ là rất nguy hiểm. Nhưng khi một công ty viễn thông khổng lồ phát triển lớn mạnh đến mức như thế này, liệu có thể ngăn nó lại được không?
Ông Keith Krach đã tin tưởng như vậy và bắt tay thực hiện điều đó. Không nản lòng trước hệ thống thất bại mà ông đã kế thừa, một hệ thống mà chiến lược duy nhất là cảnh báo các công ty và các quốc gia khác ngừng hợp tác với Huawei, ông tin rằng một chiến lược tốt hơn sẽ dẫn đến một kết quả tốt hơn:
“Chúng tôi hẳn đã có hơn 60 cuộc gặp song phương với những người đồng cấp nước ngoài của tôi gồm: các bộ trưởng kinh tế, các bộ trưởng ngoại giao, các bộ trưởng tài chính. Có vẻ như hầu hết các quốc gia đều khiếp sợ Trung Quốc. Thậm chí không ai muốn dùng đến các từ “Trung Quốc” hoặc “Huawei.” Khi tôi hỏi về mối quan hệ của họ với Trung Quốc, thì họ đã thốt lên những thán từ kinh ngạc. Họ sẽ nói, ‘Chà, họ là một đối tác kinh doanh lớn, nhưng…’ sau đó họ sẽ nhìn trước ngó sau, rồi nghiêng người về trước và khẽ nói … ‘nhưng chúng tôi không tin tưởng họ.’”
Ông ấy đã quyết định rằng việc tạo dựng lòng tin cần phải là nền tảng trong chiến lược quốc gia của Hoa Kỳ đối với làn sóng 5G của Trung Quốc. Và chính chiến lược đó, cộng với sự khan hiếm sau này về vi mạch bán dẫn (chip) cần thiết cho các sản phẩm của họ trên phạm vi toàn cầu, rốt cuộc đã chặn đứng đà phát triển của Huawei.
Hầu hết các thiết bị được kết nối của chúng ta, từ điện thoại thông minh và máy tính trên xe hơi đến thiết bị y tế và thiết bị cá nhân, đều sử dụng các chip bán dẫn, hiện là mặt hàng đang khan hiếm. Chỉ riêng Apple đã chi 58 tỷ USD hàng năm cho nguồn cung cấp chip của họ và đã phải trì hoãn việc ra mắt iPhone 12 của mình hai tháng do tình trạng thiếu hụt chip. Có lẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các nhà sản xuất ô tô, vì họ mua ít chip hơn nhiều so với các công ty công nghệ lớn, nên đứng cuối danh sách nhận chip. Ford đã phải hủy các ca làm việc tại hai trong số các nhà máy của mình và cho biết họ phải đối mặt với khoản lỗ 25 tỷ USD trong năm nay do thiếu chip.
Ông Krach biết cái giá phải trả của sự suy giảm đó. Những ký ức về thời kỳ khó khăn đối với cửa hàng cơ khí của cha ông, khi mà đợt suy thoái của các nhà sản xuất ô tô đồng nghĩa với việc cửa hàng của họ “gần như hoàn toàn chẳng có lợi nhuận. Tôi nhớ trong một năm, chỉ có bố tôi và tôi, chúng tôi là những nhân viên duy nhất và để có thể thấy được thời kỳ đó khó khăn như thế nào nhưng cũng để thấy được sự bền bỉ của ông trong lĩnh vực này” đã giúp ông hiểu được tầm quan trọng của công nghiệp trong việc khiến Hoa Kỳ vững mạnh trong tư cách là một quốc gia.
Hành trình của ông Krach từ cửa hàng cơ khí của cha mình, nơi ông học được sự bền bỉ trong thời kỳ kinh tế khó khăn và tầm quan trọng của sự công bằng trong cạnh tranh, đến vai trò của ông tại GM và ông khám phá ra rằng thất bại là người thầy tốt nhất, và cuối cùng là vai trò Thứ trưởng Ngoại giao và sứ mệnh của ông “là phát triển và vận hành một chiến lược an ninh kinh tế toàn cầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống xâm lược kinh tế và tối đa hóa an ninh quốc gia,” mỗi một giai đoạn đã cho thấy sự tiến bộ của ông về điều mà báo chí gọi là chiến lược Trifecta 5G của ông, một chiến lược ra đời khi ông để mắt đến công nghệ 5G và sự dính líu của Trung Cộng trong đó. Bước tiếp theo tự nhiên là xem xét Huawei-kẻ dẫn đầu ngành này-và xác định lộ trình thành công của họ, những nguy cơ mang lại khi tiếp tục cho phép thành công đó không bị thách thức và những nhược điểm có thể khai thác để làm giảm ảnh hưởng quốc tế của họ.
Thành công của Huawei đến từ các hợp đồng ban đầu với quân đội Trung Quốc và hàng triệu [đồng] từ hỗ trợ tài chính của nhà nước, tiếp theo là việc tích hợp thiết bị và dịch vụ của họ tại gần 800 thành phố thông minh ở Trung Quốc. Họ đã được tăng cường sức mạnh thông qua nhiều phương pháp bí mật hơn như ép buộc chuyển giao công nghệ và đánh cắp công nghệ, bao gồm cả vụ trộm cắp có bằng chứng rõ ràng về phần mềm bộ định tuyến của Cisco.
Bí mật này tiến nhập vào khu vực điềm báo hiểm họa trong đầu não của các quan chức Hoa Thịnh Đốn, những người lo ngại rằng Bắc Kinh, thông qua Huawei, có thể kiểm soát và thậm chí từ chối Hoa Kỳ và các đồng minh của họ truy cập vào các mạng 5G vốn tạo ra thương mại toàn cầu và có khả năng dự đoán tiềm năng sức mạnh quân sự. Ông Krach thấy rằng Trung Quốc cần chip bán dẫn để vận hành các mạng 5G của họ và mặc dù họ thực sự có các công ty Trung Quốc có khả năng sản xuất những con chip đó, nhưng họ không đủ khả năng để sản xuất số lượng cần thiết để Huawei có thể thực sự chiếm lĩnh [thị trường]. Ông Krash biết rằng việc mất nguồn cung sẽ gây ra thảm họa cho ngành công nghiệp điện thoại thông minh của Huawei và sau khi có lệnh của chính phủ TT Trump yêu cầu bất kỳ công ty nào sử dụng máy móc của Hoa Kỳ để sản xuất những con chip đó phải ngừng phân phối chúng đến Trung Quốc, Huawei đã rớt hạng từ vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh và chịu một đòn giáng mạnh vào doanh thu.
Áp lực lên Huawei thông qua việc cắt giảm nguồn cung chỉ là một phần trong chiến lược của ông Krach. Dựa vào các công ty sử dụng thiết bị của Hoa Kỳ để chấm dứt các giao dịch kinh doanh của họ với Trung Quốc là một chiến lược ngắn hạn. Về lâu dài, ông Krach biết rằng sẽ cần phải có một ngành công nghiệp sản xuất 5G được thiết lập và phát triển mạnh ở Hoa Kỳ để có tác động lâu dài hơn đến sự phát triển của mạng 5G của Hoa Kỳ và tiếp tục kìm hãm sự phát triển mạng 5G của Trung Quốc.
Kết quả của những nỗ lực đó thật đáng kinh ngạc. Đầu tiên, ông Krach và nhóm của ông đã thuyết phục tập đoàn chip khổng lồ TSMC của Đài Loan xây dựng nhà máy sản xuất chất bán dẫn 5-nanometer trị giá 12 tỷ USD ở Phoenix, Arizona, một vụ chuyển dịch sản xuất trở về Hoa Kỳ lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và sẽ mang lại cho nước này 1,600 việc làm công nghệ cao. Hiện họ đã cam kết sẽ đưa sáu cơ sở như vậy đến Hoa Kỳ.
Sau đó, nhóm của ông Krach đã làm việc với Quốc hội để “dành một số nguồn vốn nghiêm túc để đưa ngành sản xuất chất bán dẫn của chúng ta trở lại Hoa Kỳ.” Những nỗ lực lưỡng đảng của họ với Thượng nghị sĩ Corn và Thượng nghị sĩ Warner đã dẫn đến một cuộc bỏ phiếu đồng thuận tại Hạ viện và một cuộc bỏ phiếu tỷ lệ 96:4 của Thượng viện để thông qua khoản tài trợ 30 tỷ USD.
Ông Krach tin rằng hai chiến thắng này sẽ khiến ngày càng nhiều các công ty bán dẫn chuyển dịch sản xuất về lại Hoa Kỳ, và linh cảm của ông đã đúng. Samsung dự kiến sẽ xây dựng một cơ sở lớn hơn của TSMC và các công ty còn lại trong ngành công nghiệp chip bán dẫn quốc tế cũng thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển cơ sở sang Hoa Kỳ. Nhiều đề xướng về việc này đã nằm trong tay những người ở Hoa Thịnh Đốn. Các nhà sản xuất chip bán dẫn của Hoa Kỳ cũng đang mở rộng quy mô khi Intel cam kết 20 tỷ USD để tạo dựng hai cơ sở mới ở Arizona.
Theo ông Krach, 5G sẽ là ngành công nghiệp quan trọng nhất đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và ban lãnh đạo ở Hoa Thịnh Đốn sẽ cần nỗ lực không ngừng để xây dựng trên động lực có được nhờ những nỗ lực của ông Krach và nhóm của ông, và để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ. Bằng cách tiếp tục chiến lược Trifecta 5G do ông Krach đề xướng, Hoa Kỳ có thể hạn chế hơn nữa ảnh hưởng của Huawei trong ngành công nghiệp này đồng thời củng cố mối liên kết công nghiệp của Hoa Kỳ với công nghệ 5G.
Để mang lại câu chuyện đầy đủ về những rủi ro vốn có khi Huawei thống trị công nghệ 5G, chiến lược tạo dựng lòng tin của ông Keith Krach đã thành công trong việc làm chậm đà phát triển của họ, và sự nổi lên của Hoa Kỳ với tư cách là nhân vật trung tâm trong lĩnh vực sản xuất 5G, chứng kiến Giấc mơ Hoa Kỳ diễn ra trên China Inc: 5G Trifecta ra mắt hôm 30/04.
Do Marcia Kmetz thực hiện
Nguyễn Lê biên dịch
Xem thêm: