Phim ngắn Truy Bắt: “Chúng ta đều biết họ là người thế nào mà”
Theo lẽ thường, không có nhân viên cảnh sát nào đang làm nhiệm vụ lại sẵn sàng chĩa súng vào đồng nghiệp để bảo vệ người mà ĐCSTQ cho rằng họ là “kẻ phạm tội” và cũng không có ai thật thà đến mức thay vì có cơ hội chạy trốn, lại vẫn tự đến đồn cảnh sát giải thích, tránh để nam cảnh sát trẻ bị trách phạt.
Chỉ với 9 phút, “Truy Bắt” miêu tả sự chuyển biến tâm lý đáng suy ngẫm của 2 cảnh sát trẻ sau khi bắt được học viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Trên thực tế, ánh sáng của Chân-Thiện-Nhẫn đã cảm hoá được rất nhiều cảnh sát tại Trung Quốc và nhiều nước trên thế giới, giúp họ nhận ra chân tướng, thay đổi lại thái độ bảo vệ các học viên của Pháp Luân Đại Pháp. Cảnh cuối bộ phim là minh chứng cho điều đó, hình ảnh vị cảnh sát trưởng tay cầm những tờ rơi giảng chân tướng bước ra khỏi phòng, trao lại quyền xử lý học viên Pháp Luân Công cho nữ cảnh sát, để rồi chính cô cũng đã tự đặt chiếc còng tay và thẻ cảnh sát của mình xuống bàn, cảm thán mà nói: “Xem ra công việc này không phù hợp với tôi”. Những chi tiết này làm tôi nhớ đến một bài chia sẻ rất xúc động của một học viên Trung Quốc được đăng trên Minh Huệ Net có tiêu đề: “Cảnh sát Trưởng của thôn chúng tôi chọn phía thiện lương.”
Xin phép trích một đoạn ngắn của bài viết đó, cùng quý độc giả chiêm nghiệm:
“Tôi đã viết nhiều lá thư gửi đến cảnh sát trưởng địa phương chúng tôi để nói với ông ấy về chân tướng Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã làm việc này cách đây nhiều năm. Kể từ đó, ông ấy cố gắng hết sức bảo vệ các học viên trong khu vực chúng tôi.
Năm 2005, tôi bị các nhân viên ở Phòng An ninh Nội địa bắt giữ. Cảnh sát trưởng đến và yêu cầu họ thả tôi nhưng không được. Cuối cùng tôi bị đưa vào trại lao động cưỡng bức trong một năm.
Sau này tôi biết rằng vị cảnh sát trưởng đã yêu cầu được chuyển đổi công tác vì không muốn dính dáng đến việc xử lý các vấn đề Pháp Luân Đại Pháp. Ông ấy nghỉ 6 tháng sau khi yêu cầu của ông không được chấp nhận. Ông ấy ngừng bức hại các học viên sau khi quay lại làm việc. Khi giám đốc Phòng An ninh Nội địa ở thôn khác liên tục trình báo các học viên, thì vị cảnh sát trưởng thôn chúng tôi luôn tìm cách xử lý rắc rối cho học viên. Sau đó, không có học viên nào trong địa phương chúng tôi bị bắt, bị đưa vào trại lao động cưỡng bức hoặc bị bỏ tù trong thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của vị cảnh sát trưởng đó.”
Hay như câu thoại của nữ cảnh sát trong phim “Truy Bắt”: “Tôi cũng biết người tu luyện Pháp Luân Công các anh là người như thế nào.” Đúng vậy, chúng ta đều biết những người luôn cố gắng sống chiểu theo nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” là những người như thế nào. Duy chỉ có nhà cầm quyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) biết mà vẫn cố tình đàn áp, bức hại những người lương thiện vô tội.
Bối cảnh về Pháp Luân Công
Pháp Luân Công được truyền ra công chúng vào năm 1992 và nhanh chóng lan rộng khắp Trung Quốc nhờ vào những lợi ích về sức khỏe thể chất và tinh thần. Vào năm 1999, có gần 100 triệu người theo tập Pháp Luân Công. Vào ngày 20/07/1999, ông Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư ĐCSTQ đương nhiệm lúc bấy giờ đã phớt lờ những tiếng nói phản đối đông đảo trong nội bộ Đảng, cương quyết huy động các nguồn lực quốc gia như an ninh, cảnh sát vũ trang, truyền thông và các trường học để tập trung trấn áp đoàn thể người tập môn khí công Pháp Luân Công.
Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong suốt 22 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì thực hành đức tin của mình. ĐCSTQ thậm chí tiến hành nạn thu hoạch nội tạng sống được chính phủ hậu thuẫn nhằm thu lợi nhuận trong ngành công nghiệp cấy ghép tạng.
Giang Trạch Dân trực tiếp chỉ đạo việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này. Dưới sự chỉ đạo của cá nhân họ Giang, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành các chỉ thị của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể học viên. Dưới sự kiểm duyệt thông tin của ĐCSTQ, con số chính xác về số lượng học viên đã chết trong cuộc bức hại vẫn chưa được xác nhận đầy đủ.
Cuộc bức hại Pháp Luân Công, tra tấn, bắt bớ, thu hoạch nội tạng sống có thể xem là “tội ác chống nhân loại, diệt chủng và tra tấn”, thậm chí được xem là một trong những chiến dịch đàn áp nhân quyền nghiêm trọng nhất thế kỷ 21.
Bài viết tham khảo từ Minh Huệ Net
Xem thêm: