Parler từ bỏ vụ kiện chống lại Amazon vì đã gỡ ứng dụng này sau các cuộc bạo loạn Điện Capitol
Trang truyền thông xã hội Parler đã từ bỏ vụ kiện chống lại Amazon vì đã gỡ ứng dụng này sau vụ vi phạm Điện Capitol hôm 06/01 và lệnh cấm cựu TT Donald Trump trên Twitter.
Parler, ứng dụng được những người bảo thủ ưa chuộng, đã trở thành ngoại tuyến hơn một tháng trước khi trang web này trở lại trực tuyến vào tháng Hai.
Theo các tài liệu tòa án nộp hôm 02/03, Parler đã từ bỏ vụ kiện trong đó cáo buộc Amazon Web Services vi phạm luật chống độc quyền và đưa ra quyết định mang động cơ chính trị nhằm đình chỉ các dịch vụ của Parler. Ứng dụng này cũng tuyên bố rằng Amazon đã loại bỏ Parler để mang lại lợi ích cho Twitter-một công ty cũng sử dụng dịch vụ của Amazon Web Services.
Hồi tháng Một, một thẩm phán đã bác đơn kiện của Parler yêu cầu Amazon khôi phục các dịch vụ cho nền tảng của mình.
Đáp lại vụ kiện của Parler, Amazon cho biết nền tảng này bị cáo buộc đã phớt lờ các cảnh báo nhằm kiềm chế hiệu quả các bài đăng bị cáo buộc là kích động bạo lực. Parler cho biết không có bằng chứng nào cho thấy họ đã không kiểm duyệt những nội dung như vậy, trong khi một số nhà quan sát lưu ý rằng Twitter cho phép một số người dùng đăng tải các thông điệp đe dọa và lừa đảo những người dùng khác, mà không có biện pháp giải quyết thích đáng.
Trong đơn gửi tòa án, các luật sư của Parler lập luận rằng đại diện của Amazon Web Services dường như chỉ quan tâm đến việc liệu ông Trump có tham gia Parler hay không sau khi ông bị cấm khỏi Twitter, Facebook cùng các nền tảng khác hồi đầu tháng Một. Các luật sư này đã trích dẫn được cho là các tin nhắn văn bản giữa bên đại diện này và cựu Giám đốc điều hành Parler John Matze, người đã bị cho thôi việc tại công ty này vào tháng trước.
Parler sau đó đã chọn ông Mark Meckler làm Giám đốc điều hành của công ty.
Ông Meckler nói với The Epoch Times vào tháng trước – sau khi Parler khôi phục trang web của mình – rằng Twitter và Facebook coi Parler là mối đe dọa đối với việc làm ăn của họ, đồng thời khẳng định rằng có một lượng đáng kể các bài đăng về vụ bạo lực ngày 06/01 trên Facebook, Instagram và Twitter hơn trên Parler.
“Nếu quý vị nhìn vào các số liệu thực tế, thì “hầu như không có chút dấu hiệu nào là về Parler,” ông Meckler nói. “Đó là Facebook. Đó là YouTube, là Twitter. Đó là những nơi mà hầu hết các hoạt động xấu xa được thực hiện.”
Sau cuộc bạo loạn, một bài báo của Forbes đã bác bỏ các tuyên bố từ COO của Facebook, Sheryl Sandberg và những người khác rằng Parler đã được sử dụng rất nhiều trong vụ vi phạm Điện Capitol của Hoa Kỳ. Bài báo của Forbes đã viện dẫn dữ liệu từ Chương trình Chủ nghĩa cực đoan tại Đại học George Washington, cho thấy rằng các tài liệu cáo buộc liên quan đến vụ vi phạm Điện Capitol đề cập đến Facebook 73 lần, YouTube được đề cập 24 lần, Instagram thuộc sở hữu của Facebook được đề cập 20 lần và Parler được đề cập 8 lần.
“Tôi nghĩ đây là một đòn chính trị. Và tôi thực sự nghĩ rằng đó là một đòn trong việc làm ăn,” ông Meckler nói. “Họ đang cố gắng ngăn chặn quyền tự do ngôn luận, tôi nghĩ là họ không thích ý tưởng rằng mọi người có thể lên mạng và nói bất cứ điều gì họ muốn nói, miễn là điều đó hợp pháp… Họ chống lại triết lý đó. Thứ hai là… một sự đe dọa việc làm ăn. Mô hình của chúng tôi hoàn toàn khác hẳn so với các nền tảng truyền thông xã hội khác.”
Thanh Xuân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: