Oregon thúc đẩy chương trình đào tạo giáo viên để ‘xóa bỏ phân biệt chủng tộc trong toán học’
Bộ Giáo dục tiểu bang Oregon đang xúc tiến một chương trình đào tạo để cung cấp cho giáo viên một bộ công cụ giúp “phát triển một phương pháp giảng dạy toán học chống lại nạn phân biệt chủng tộc.”
Như đã lưu ý trong một bản tin do bộ này gửi, các giáo viên trung học cơ sở được khuyến khích đăng ký một khóa học vào ngày 21/02 – với tiêu đề “Lộ trình hướng dẫn toán học bình đẳng” – được thiết kế để giúp giáo viên sử dụng “các công cụ giao tiếp và chiến lược quan trọng để cải thiện kết quả công bằng cho học sinh Da màu, Latinh và học sinh đa ngôn ngữ.”
Theo bộ công cụ này, một trong những cách thức để đạt được mục tiêu nói trên là “tầm nhìn hóa các đặc điểm độc hại của văn hóa da trắng thượng đẳng liên hệ đến môn toán.” Các “đặc điểm độc hại” bị cáo buộc bao gồm, trong số nhiều đặc điểm khác, việc học sinh tập trung vào tìm ra đáp án đúng, việc giáo viên yêu cầu học sinh thể hiện bài làm của mình, và việc giáo viên “coi những sai sót [trong bài làm của học sinh] là vấn đề bằng việc đánh đồng chúng với điều gì đó sai trái.”
“Việc ôm giữ quan điểm rằng luôn có những đáp án đúng và sai sẽ kéo dài dai dẳng thêm tính khách quan cũng như nỗi sợ xung đột công khai,” bộ công cụ này nêu rõ, ám chỉ tình trạng đặt trọng tâm vào việc tìm ra đáp án đúng. Thay vào đó, giáo viên nên để học sinh “đưa ra ít nhất hai câu trả lời” mà có thể giải quyết bài toán, đồng thời thách thức các đề bài kiểm tra đã được chuẩn hoá bằng cách chứng minh các đáp án khác thay vì đáp án đúng, bằng cách “phá vỡ các giả thiết do chính bài toán đặt ra” ban đầu.
Theo bộ công cụ này thì các giáo viên cũng phải học cách “phân biệt giữa một sai sót và việc hiểu sai” bài toán vì “văn hóa da trắng thượng đẳng thể hiện trong các lớp học toán khi [giáo viên] sửa chữa các sai sót [trong bài làm của học sinh].”
Bộ công cụ có chứa đường link dẫn tới một sổ tay tác nghiệp có tiêu đề “Xóa bỏ phân biệt chủng tộc” dùng để tham khảo. Sổ tay tác nghiệp này cũng coi niềm tin vào tính khách quan như một đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, cho rằng việc tin vào sự tồn tại của một điều gì đó khách quan hoặc trung lập là phân biệt chủng tộc, và người ta nên “cho rằng mọi người đều có lý do thích đáng” cho hành vi của mình.
Hiện chưa rõ các giáo viên dự kiến sẽ tích hợp sổ tay tác nghiệp này vào việc giảng dạy của họ tới mức độ nào. Một mục trong sổ tác nghiệp tuyên bố rằng “chỉ có người da trắng mới có thể phân biệt chủng tộc trong xã hội của chúng ta, bởi vì duy chỉ có người da trắng với tư cách là một nhóm [trong xã hội] mới có quyền đó.”
Bản tin của Bộ Giáo dục Oregon đã thu hút được sự chú ý của giới truyền thông trong bối cảnh tranh luận sôi nổi về lý thuyết phê bình chủng tộc và vai trò của nó trong các thể chế văn hóa và xã hội của Hoa Kỳ. Là sản phẩm quá độ của trường phái lý thuyết phê bình Mácxít châu Âu, lý thuyết phê phán chủng tộc coi chính những nền tảng của Hoa Kỳ – chẳng hạn như chủ nghĩa duy lý, luật dựa theo Hiến pháp và lý luận pháp lý – là công cụ cho sự áp bức chủng tộc.
Năm ngoái (2020), Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi trực thuộc Viện Smithsonian, một tổ chức nghiên cứu do thuế của người dân tài trợ, đã xảy ra hỏa hoạn vì trưng bày về “da trắng.” Bảo tàng này đã cho rằng việc coi trọng các giá trị như “gia đình hạt nhân” (gồm có bố mẹ và con cái), “tư duy khách quan, lý trí, mạch lạc,” và “lịch trình thời gian cứng nhắc” được cho là những biểu hiện của văn hóa da trắng.
Do GQ Pan thực hiện
Hạo Văn biên dịch
Xem thêm: