Ông Tập tinh chỉnh hình ảnh chiến lang-bình mới rượu cũ
Vào ngày 31/05, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ra lệnh điều chỉnh hoạt động tuyên truyền đối ngoại của mình tại một đại hội học tập của Bộ Chính trị. Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã công khai thừa nhận những khó khăn trong mối bang giao Trung Quốc-Âu Châu và cho biết ông sẽ “bình tĩnh suy xét về những khó khăn hiện tại.” Có nhiều dấu hiệu cho thấy chế độ này sẽ có những điều chỉnh trong chính sách ngoại giao và tuyên truyền đối với Âu Châu. Nhưng điều chỉnh này một lần nữa bắt nguồn từ việc ông Tập đã đánh giá sai tình hình, mà không có bất kỳ thay đổi căn bản nào trong chế độ độc tài của ông ta.
Trong một cuộc họp báo tại Quý Dương, với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto, ông Vương Nghị, người được mệnh danh là vua của bầy chiến lang (các nhà ngoại giao Trung Quốc sử dụng phương thức ngoại giao đối đầu) cho biết, “Tất cả chúng ta đều đồng tình rằng chúng ta nên chú tâm và bình tĩnh suy ngẫm về những khó khăn hiện nay trong mối bang giao Trung Quốc-Âu Châu.”
Tuyên bố này được nói với một giọng điệu nhẹ nhàng hiếm khi được nghe thấy hơn những gì thường đến từ thủ tục ngoại giao, chế độ này, tuy nhiên câu nói trên lại không tiết lộ đâu là điều [họ] đang suy ngẫm.
Đặc trưng của hệ thống tập quyền của ông Tập
[Mô hình quyền lực] “thiết kế thượng tầng” trung ương của Trung Cộng ngày càng trở nên rõ ràng hơn sau khi ông Tập lên nắm quyền.
Điều này được thể hiện ở chỗ tất cả các tổ chức của Trung Cộng bao gồm cả các cá nhân đều sẽ tuân thủ và thực hiện theo các chỉ thị của ông Tập. Điều này cũng đúng trong lĩnh vực ngoại giao. Ông Tập đã thành lập nhiều nhóm khác nhau để bảo đảm các hướng dẫn của ông sẽ có hiệu quả phối hợp xuyên suốt nhiều lĩnh vực. Trong những năm gần đây, chính sách ngoại giao chiến lang, tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn, và thậm chí cả quan điểm của các học giả Trung Quốc đều được thực hiện theo yêu cầu của ông Tập ở tất cả các cấp.
Nói cách khác, khi các tuyên bố chính thức của một tổ chức hoặc quan chức nào đó thể hiện ra sự thay đổi rõ ràng so với những tuyên bố trước đó, thì có khả năng là những yêu cầu từ cấp trên đã thay đổi. Theo logic này, sự thay đổi giọng điệu của ông Vương Nghị cho thấy các yêu cầu của ông Tập đối với ngoại giao Trung Cộng, hoặc ít nhất là ngoại giao với Âu Châu, đã thay đổi.
Có bằng chứng cụ thể cho điều này.
Ông Tập cố gắng tinh chỉnh tuyên truyền đối ngoại
Cũng vào ngày 31/05, [đại hội] tập thể học tập lần thứ 30 của Bộ Chính trị tập trung vào chủ đề “tăng cường xây dựng năng lực giao tiếp quốc tế.” Tại buổi học tập thể này, ông Tập đặc biệt đưa ra yêu cầu của mình, đó là “kể thật hay câu chuyện Trung Quốc, tăng sự hấp dẫn về hình ảnh Trung Quốc, xây dựng diễn ngôn và tường thuật của Trung Quốc, và tạo ra một hình ảnh đáng tin cậy, đáng ngưỡng mộ và đáng kính trọng về Trung Quốc.”
Những lời nói của ông Tập thực sự đã phủ nhận cách cư xử thông thường của bầy chiến lang. Chẳng hạn, hồi tháng 11/2020, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, Triệu Lập Kiên, đã cảnh báo rằng “‘Ngũ Nhãn’ có thể bị chọc mù,” ám chỉ liên minh tình báo bao gồm Úc, Canada, New Zealand, Anh Quốc, và Hoa Kỳ. Hồi tháng Ba năm nay, đại sứ Trung Quốc tại Pháp đã gọi học giả người Pháp Antoine Bondaz là “một tên lưu manh nhãi nhép.”
Mặc dù ông Tập đã yêu cầu sự điều chỉnh nhưng không có nghĩa là những điểm căn bản trong chính sách ngoại giao và tuyên truyền của Trung Cộng sẽ thay đổi. Theo quan điểm của ông Tập và Trung Cộng, đây là một sự thay đổi chiến thuật, và không có nghĩa là [thay đổi] chiến lược. Trung Cộng sẽ không thay đổi hệ tư tưởng “Chủ nghĩa đế quốc sẽ không bao giờ từ bỏ việc lật đổ Trung Quốc” hay sẽ không từ bỏ việc xem Âu Châu và Hoa Kỳ là kẻ thù trong trí tưởng tượng của mình.
Điều này có thể được nhìn thấy trong một chi tiết.
Người chịu trách nhiệm lập kế hoạch đào tạo cho tập thể học tập tại Bộ Chính trị là Trương Duy Vi (Zhang Weiwei), viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Phúc Đán-là một học giả nổi tiếng với quan điểm chống Mỹ.
Mặc dù nội dung khóa huấn luyện của ông không được công bố, nhưng đồng nghiệp của ông, Trịnh Nhược Lân (Zheng Ruolin), một nhà nghiên cứu đặc biệt tại Viện nghiên cứu Trung Quốc, đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn hôm 10/05 rằng Trung Cộng không khoan nhượng đối với bất kỳ bình luận nào dù chỉ có một sai lệch cực nhỏ so với diễn ngôn chính thức. Trong bối cảnh này, các ký giả và học giả đã miễn cưỡng lên tiếng trên các phương tiện truyền thông Tây phương vì lợi ích an toàn của họ. Theo thời gian, người ta sẽ chỉ nghe thấy những bình luận từ các nhà ngoại giao Trung Quốc.
Ông Tập không có ý định thay đổi chiến lược ngoại giao
Chúng ta có thể cho rằng trong tương lai, Trung Cộng sẽ có những điều chỉnh thích hợp trong đường lối ngoại giao của mình, ít nhất là đường lối ngoại giao với Âu Châu. Các nhà ngoại giao [Trung Cộng] sẽ tiếp tục cứng rắn, nhưng không lạm dụng ngôn từ như trước nữa. Dự kiến về tổng thể, công tác tuyên truyền sẽ có sự phối hợp và đồng bộ. Sự thay đổi này có thể được nhìn thấy từ việc ông Tập yêu cầu các đồng chí lãnh đạo ở tất cả các cấp phải đóng vai trò tích cực trong việc “tự mình nắm bắt và thực hiện nhiệm vụ” của công tác truyền thông quốc tế.
Nói cách khác, ngoại giao của Trung Cộng không gặp vấn đề gì cả. Nhưng, phương pháp và cách thức cần phải được cải thiện, đôi khi lời nói đi quá giới hạn và cần phải nhẹ nhàng hơn.
Đây là đánh giá sai lầm của ông Tập do góc nhìn tiêu cực của Trung Cộng về Tây phương. Ý tưởng điều chỉnh của ông Tập khiến góc nhìn đó không thể thay đổi một cách căn bản. Bài diễn thuyết của Vương Nghị là một ví dụ.
Vào ngày 21/05, Bộ trưởng Ngoại giao Litva Gabrielius Landsbergis đã công khai tuyên bố nước này không thuộc khối “17+1” của Trung Quốc ở Đông Âu. Ông công khai tuyên bố rằng cơ chế “17+1” là một yếu tố “gây chia rẽ” đối với EU. Ông tin rằng đã đến lúc EU phải chuyển sang “một sự thống nhất hơn và do đó 27+1 hiệu quả hơn nhiều.” Ông Landsbergis nói, “EU mạnh nhất khi mà toàn bộ 27 quốc gia thành viên đoàn kết hành động cùng với các thể chế của EU.”
Ông Vương Nghị đã trả lời gián tiếp hôm 29/05 tại một cuộc họp báo ở Quý Dương, nói rằng cơ chế Hợp tác Trung Quốc-CEEC (Các Quốc gia Trung và Đông Âu) “thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của CEEC,” và “có lợi cho sự phát triển cân bằng của toàn Âu Châu nói chung, và đẩy nhanh quá trình hội nhập Âu Châu.”
Nhưng ông Vương đã bỏ qua việc đề cập rằng Trung Cộng đã vận dụng cơ chế “17+1” để lôi kéo và sử dụng Hungary và Serbia. Trên thực tế, chỉ riêng Hungary đã hai lần bác bỏ cáo buộc của EU đối với Trung Cộng về vấn đề Hồng Kông.
Nếu chúng ta nhìn nhận tuyên bố của ông Vương từ một góc độ khác, hãy tưởng tượng nếu toàn bộ EU là một quốc gia lớn được tổ hợp từ 27 nước thành viên. [Thì] Trung Cộng thực sự đã thúc đẩy việc bác bỏ chính sách đối ngoại của EU nói chung thông qua một quốc gia-Hungary. Nếu EU làm điều tương tự với Trung Quốc và tham gia vào một số thỏa thuận cơ sở hạ tầng với Tân Cương, bằng cách tác động đến các quan chức điều hành của Tân Cương để bỏ phiếu phủ quyết trong Ủy ban Trung ương Trung Cộng, Trung Cộng sẽ cắt đứt mối bang giao với EU.
Điều gì sẽ xảy ra nếu EU cũng đưa ra một tuyên bố lập luận rằng điều này nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của Tân Cương và sự phát triển cân bằng của các khu vực khác nhau ở Trung Quốc? Tôi tin rằng Trung Cộng sẽ coi tuyên bố này là “sự can thiệp của nước ngoài” vào các vấn đề nội bộ, chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.
Nói cách khác, trong nhiều năm, EU đã phải chịu ảnh hưởng của Trung Cộng trong nhiều vấn đề thông qua hoạt động chính trị bất đồng chính kiến với một số quốc gia nhất định. Trung Cộng không muốn đảo ngược tình trạng bất bình đẳng lâu dài trong bang giao song phương Trung Quốc-EU như một lợi ích của mình. Do đó, Trung Cộng có thể chấp nhận được một sự thay đổi nhỏ trong giọng điệu.
Một kịch bản tương tự đã xảy ra hơn một lần trong các cuộc trao đổi Trung Quốc-EU.
Hôm 26/05, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) đã kêu gọi Pháp “đóng một vai trò tích cực để thúc đẩy ký kết và có hiệu lực của hiệp định (Hiệp định Đầu tư Toàn diện) càng sớm càng tốt,” trong một hội nghị truyền hình với Bộ trưởng Thương mại Pháp Franck Riester, nhưng đã bị [phía Pháp] từ chối. Các quan chức Pháp tin rằng các biện pháp trừng phạt của Trung Cộng đối với các nghị sĩ Âu Châu là không thể chấp nhận được. Trên thực tế, Quốc hội EU đã bỏ phiếu hôm 22/05 rằng chừng nào các lệnh trừng phạt của Trung Cộng đối với các cá nhân và tổ chức của EU vẫn còn hiệu lực, thì thỏa thuận đầu tư sẽ bị đóng băng.
Đây là một cảnh hiếm gặp trong ngoại giao quốc tế. Trung Cộng đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ Pháp dưới biểu ngữ “thỏa thuận đôi bên cùng có lợi,” nhưng thay vào đó lại nhận được sự từ chối nghiêm khắc. Việc cố gắng thuyết phục Pháp lật lại quyết định vừa được Nghị viện EU đưa ra cho thấy sự thiếu tôn trọng của Trung Cộng đối với EU. Đó là biểu hiện của chiến lược nhất quán “can thiệp vào công việc nội bộ Âu Châu,” vốn là tâm lý chung của Trung Cộng.
Ông Tập lại đánh giá sai tình hình
Ông Tập tin rằng chỉ cần có những thay đổi nhỏ trong ngoại giao, tuyên truyền đối ngoại và chiến thuật đấu tranh, ông ta có thể dần dần nâng cao vị thế quốc tế của Bắc Kinh, nhưng ông Tập đang phớt lờ mối quan hệ đang xấu đi giữa Trung Cộng và các nước Tây phương.
Trên thực tế, đòi hỏi của EU một lần nữa lại dấy lên trong giai đoạn này. Việc đóng băng Hiệp định Đầu tư Trung Quốc-EU đã củng cố quyết tâm của EU trong việc chung tay với Hoa Kỳ để mở cửa trở lại thị trường của Trung Quốc cho các quốc gia nước ngoài, điều mà Trung Cộng cấm cản.
Tác giả Lý Lâm Nhất (Linyi Li) là biên tập viên và nhà bình luận cao cấp tại The Epoch Times Hoa ngữ tập trung vào Trung Quốc và các vấn đề quốc tế. Trước đó, ông là một nhà báo ở Ottawa, Canada, tập trung vào các tin tức về Đồi Quốc hội.
Do Lý Lâm Nhất thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Tham khảo bản gốc từ the Epoch Times
Xem thêm: