Ông Stephen Harper: Hội nhập công nghệ với Trung Quốc là ‘không tương thích’
Cựu Thủ tướng Canada cảnh báo hội nghị quốc phòng về bản chất bá quyền của Bắc Kinh. Ông nói với những người tham dự tại một hội nghị quốc phòng và an ninh hôm 12/03 rằng các thiết bị công nghệ của Trung Quốc được định hướng để thực hiện chính những điều đáng báo động với các nền dân chủ phương Tây về công ty công nghệ lớn.
“Mối lo ngại duy nhất lớn nhất mà các công dân Tây phương… có về công ty công nghệ lớn là về quyền lực. Đó là về quyền riêng tư, đó là về giám sát, đó là về việc sử dụng dữ liệu cá nhân,” ông Harper nói, khi đang phát biểu trong một cuộc thảo luận quan trọng cùng cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông, ông Richard Fadden, tại Hội nghị Ottawa về An ninh và Quốc phòng của Tổ chức Hội nghị Hiệp hội Quốc phòng.
“Toàn bộ hệ thống công nghệ của Trung Quốc được thiết kế cho mục đích đó.”
Ông Harper cho biết ông không chống lại các sản phẩm tiêu dùng của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh không nên được cho phép có công nghệ của họ tại cốt lõi của các hệ thống của các nền dân chủ phương Tây.
Ông nói về con dao hai lưỡi của công nghệ đó là: trong khi làm tăng những gì con người có thể đạt được theo một số phương diện, thì công nghệ cũng có thể được sử dụng như một công cụ cho chủ nghĩa độc tài.
Khi còn là thủ tướng, ông Harper đã nỗ lực trong việc rà soát an ninh quốc gia đối với nguồn đầu tư nước ngoài vào Canada. Ông cho biết nhu cầu tài nguyên của Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho Canada, nhưng lại cảnh báo rằng luôn có những rủi ro từ “khía cạnh bá quyền.”
Cụ thể là, sự quan tâm của Trung Cộng đối với dữ liệu và công nghệ có nhiều vấn đề hơn sự quan tâm của họ đối với cát dầu hoặc các quặng đất hiếm, ông cho biết.
Hai gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei và ZTE đã thâm nhập Canada từ lâu trước khi bị lọt vào tầm chú ý của liên minh tình báo Five Eyes, ông Harper lưu ý.
“Các công ty này về hình thức có thể là những công ty tư nhân, nhưng trên thực tế, họ là những phần mở rộng của bộ máy an ninh nhà nước Trung Quốc. Đơn giản vậy thôi,” ông nói.
Canada là thành viên duy nhất của Five Eyes chưa cấm Huawei tham gia vào cơ sở hạ tầng 5G của mình, hoặc không có kế hoạch loại bỏ tập đoàn này, giống như Anh đã làm.
Ông Harper nói rằng sự tích hợp công nghệ với Trung Quốc là không tương thích.
Thương mại không lành mạnh
Về nhận thức của Trung Quốc đối với phương Tây, ông Harper nói rằng chế độ này hẳn phải “hoài nghi” việc họ đã được cấp quyền tiếp cận gần như có không giới hạn vào các thị trường phương Tây trong khi lại hạn chế hiệu quả sự tiếp cận có đi có lại – và thỏa thuận này đã được phép kéo dài quá lâu.
Thâm hụt thương mại của Canada với Trung Quốc đã tăng liên tục kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới khoảng 20 năm trước.
Ông Harper cho biết cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “về cơ bản đã đúng” về việc đánh mất hoạt động kinh tế vào tay Trung Quốc, và không được đền bù cho điều đó, “và các nhà lãnh đạo phương Tây đã mất quá nhiều thời gian để hình dung ra điều này.” Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng lo ngại về những luận điểm chống Trung Quốc ngày càng tăng ở phương Tây, ông nói thêm.
‘Cái được gọi là những chuyên gia Trung Quốc’
Ông Harper chỉ trích các chuyên gia Trung Quốc, những người cho rằng bản chất hiếu chiến của chính quyền này chỉ mới nổi lên dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.
“Tôi nghĩ việc nhận định về Trung Quốc của những người được gọi là chuyên gia về Trung Quốc trong nhiều năm qua là sai hoàn toàn. Trung Quốc không phải là một quốc gia thiển cận và thụ động – đó là một quốc gia lớn với tham vọng bá chủ,” ông nói, và nói thêm ví dụ rằng rường cột của sự xâm lược đã có dưới thời người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào của ông Tập.
Sự khác biệt của ông Tập là ông ta bộc lộ rõ hơn những tham vọng của Trung Quốc, ông Harper nói thêm.
Theo ông Harper, dưới thời ông Tập, các doanh nghiệp nhà nước được chú trọng nhiều hơn, và ông cho rằng điều này sẽ chứng minh là có vấn đề.
Bức tranh lớn
Ông Harper cho biết Hoa Kỳ vẫn là cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng thế giới có thể được mô tả đúng nhất là một “G2++” với việc Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai cường quốc thống trị. Mối quan hệ này không khác gì một cuộc Chiến tranh Lạnh khác, ngoại trừ việc các khối xung quanh hai nước này chưa được xác định rõ ràng lúc này và sự cạnh tranh Trung Quốc-Hoa Kỳ cũng có những sự phụ thuộc lẫn nhau, ông nói thêm.
Ông Harper cho biết quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ là mối bận tâm chiến lược lớn nhất đối với các nước châu Á nhỏ hơn.
“Làm thế nào quý vị tiếp tục được hưởng lợi từ mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc trong khi không khiến bản thân trở nên dễ bị mất an ninh trước Trung Quốc và vẫn giữ được mối quan hệ an ninh đó với Hoa Kỳ?” ông cho biết.
Ông nói rằng Nga là một hacker, một kẻ phá rối, một kẻ đánh thuê, và không làm bất cứ điều gì tích cực để định hình thế giới. Ông Harper đang tại chức khi Nga bị loại khỏi G8.
Ông Harper cho biết Canada cần Hoa Kỳ là một nhà lãnh đạo toàn cầu đa phương hiệu quả trên thế giới và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden có hai điểm mạnh—ông ấy hấp dẫn và dễ đối thoại, đồng thời là một chuyên gia về chính sách đối ngoại và an ninh.
Tuy nhiên, ông Harper cho biết ông không thể nhận thức được chính sách đối ngoại của ông Biden hay triết lý chiến lược của ông Biden là gì, và lưu ý rằng cựu tổng thống Trump hiểu rằng một quốc gia có bạn và có thù.
Ông Harper là thủ tướng thứ 22 của Canada và phục vụ từ năm 2006 đến năm 2015. Hiện ông quản lý một công ty tư vấn tập trung vào các dịch vụ tài chính, công nghệ, và lĩnh vực năng lượng.
Theo trang web của ông, cuốn sách năm 2018 của ông Harper “Right Here, Right Now: Politics and Leadership in the Age of Disruption” [Ngay tại đây, ngay lúc này: Chính trị và Lãnh đạo trong Thời đại Chia rẽ] được viết dựa trên những kinh nghiệm hàng chục năm của ông với tư cách là một nhà lãnh đạo G7 để giúp những nhà lãnh đạo trong các khu vực tư nhân và công.
Do Rahul Vaidyanath thực hiện
Thanh Xuan biên dịch
Xem thêm: