North Carolina có thể tham gia Hội nghị các Tiểu bang nhằm khôi phục sự cân bằng giữa chính phủ tiểu bang và liên bang
North Carolina có thể tham gia Hội nghị các Tiểu bang (COS) nhằm tìm cách khôi phục sự cân bằng giữa chính phủ tiểu bang và liên bang thông qua Điều V của Hiến Pháp Hoa Kỳ.
Hồi tháng 03/2021, Hạ viện North Carolina đã thông qua Nghị quyết chung 233 của Hạ viện, trong đó kêu gọi tiểu bang này tham gia vào hội nghị nêu trên. Hiện tại, Thượng viện thực hiện theo sự hướng dẫn của Hạ viện của tiểu bang này.
Một cuộc vận động cho quyền tự do của Hội nghị các Tiểu bang sẽ được tổ chức tại Raleigh, North Carolina, vào ngày 08/06 từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Tại đây, nhiều diễn giả, bao gồm Người đồng sáng lập Hội nghị Hành động các Tiểu bang (COSA) và Chủ tịch Mark Meckler sẽ trình bày.
Ông Meckler nói với The Epoch Times: “Trước đây, lịch sử Hoa Kỳ chưa từng có việc này. Việc này được thực hiện theo Khoản 2, Điều V của Hiến Pháp.”
Điều V trao cho các tiểu bang quyền triệu tập một hội nghị của các tiểu bang để đề xướng các tu chính. Ông Meckler cho biết phải có 34 tiểu bang triệu tập hội nghị và 38 tiểu bang thông qua bất kỳ tu chính án nào được đề xướng.
Ông Meckler, một luật sư chuyên về luật công nghệ, đã dẫn đầu một số nỗ lực nhằm hạn chế quyền lực của chính phủ liên bang.
Ngoài việc giữ chức Giám đốc điều hành tạm thời của nền tảng truyền thông xã hội Parler hồi năm 2021, ông Meckler còn là đồng sáng lập hội những nhà ái quốc Đảng Trà (Tea Party Patriots) hồi năm 2009, một trong những tổ chức lớn nhất quốc gia của Đảng Trà trước khi thôi việc vào năm 2012.
Sau đó, ông thành lập Công dân Tự quản (Citizens for Self-Governance) và khởi kiện thành công vụ kiện tập thể chống lại Sở Thuế vụ vào thời điểm khi cơ quan này đang nhắm mục tiêu bất hợp pháp vào các nhóm của Đảng Trà.
Hồi năm 2013, ông đồng sáng lập Hội nghị các Tiểu bang hành động (Convention of State Action, COSA) cùng với luật sư Michael Farris, người sáng lập Hiệp hội Bảo vệ Pháp lý Trường học Tại gia, nhằm theo đuổi chiến lược Điều V, cho phép các tiểu bang cùng nhau đề xướng các tu chính án Hiến Pháp nhằm hạn chế quyền lực và chi tiêu của liên bang, như cũng như áp đặt giới hạn nhiệm kỳ đối với các quan chức liên bang.
Kiểm soát trong Chính phủ Liên bang
Ông Mackler cho biết: “Điều khoản này cho chúng ta biết hai cách để sửa đổi Hiến Pháp của chúng ta. Một là, 2/3 lưỡng viện trong Quốc hội có thể đề xướng bất kỳ sửa đổi nào mà họ muốn, và sau đó sẽ được các tiểu bang chấp thuận, trong đó cần 3/4, hoặc 38 tiểu bang, để thông qua. Tất cả 27 tu chính án đã được thực hiện bằng cách đó theo đề xướng của Quốc hội.”
Tuy nhiên, theo Khoản 2, một sự thay thế cho cách được đề cập ở trên mà các Tổ phụ Lập quốc đưa ra để phủ quyết chính phủ liên bang nếu đã từng có một thời điểm nào đó trong lịch sử Hoa Kỳ khi quyền lực chính phủ trở nên quá chuyên chế và không lắng nghe người dân Mỹ, ông Meckler nói.
“Họ cần một cách thức cho phép chính các tiểu bang kiểm soát chính phủ liên bang.”
Nghị quyết
Để một tiểu bang tham gia, cơ quan lập pháp phải đề xướng một nghị quyết không cần có chữ ký của thống đốc.
Ông Meckler nói: “Sau khi điều này được đa số quá bán trong cả lưỡng viện thông qua thì sẽ trở thành một lời kêu gọi hoặc một nghị quyết gia nhập hội nghị. Cho đến nay, 19 trong số 34 tiểu bang được yêu cầu đã kêu gọi tham gia chỉ trong vòng 90 ngày qua.”
Các tiểu bang Wisconsin, Nebraska, Virginia và South Carolina nằm trong số các tiểu bang đã thông qua các nghị quyết.
Ông Meckler cho biết, các tiểu bang này đang kêu gọi một hội nghị để thảo luận về ba vấn đề; đầu tiên là giới hạn nhiệm kỳ đối với các quan chức liên bang và Quốc hội.
“Điều này nhằm giải quyết vấn đề với các quan chức chính phủ nhà nước ngầm; không chỉ Quốc hội, mà cả các nhân viên, viên chức và quan chức tư pháp, những người giữ chức vụ lâu năm tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhưng không làm việc vì người dân Mỹ,” ông Meckler nói.
Vấn đề thứ hai mà hội nghị sẽ giải quyết là áp đặt các hạn chế tài chính đối với Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
“Cụ thể, đề xướng này nhắm vào một sự sửa đổi ngân sách cân đối vốn sẽ liên quan đến các giới hạn về thuế, giới hạn chi tiêu, và áp đặt các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung,” ông Meckler cho biết. “Thực sự là chính phủ của chúng ta không có hệ thống nguyên tắc kế toán nào được sử dụng.”
Ông Meckler gọi nguyên tắc kế toán hiện tại “toàn là màu hồng.”
Ông nói: “Họ chỉ viết ra bất cứ thứ gì họ muốn. Chúng ta thực sự không bao giờ biết họ thực sự chi tiêu cho những việc gì, và họ sử dụng ngân sách ngoài sổ sách và sổ đen có thể khiến những người điều hành một công ty đại chúng vào tù.”
Vấn đề thứ ba, và điều mà ông Meckler cho là vấn đề quan trọng nhất, là thảo luận về việc áp đặt các phạm vi hoặc hạn chế thẩm quyền đối với chính phủ liên bang.
Ông nói: “Vấn đề chính mà chúng tạ gặp phải ở quốc gia này hiện nay là cuộc chiến về thẩm quyền. Câu hỏi đặt ra là, ai là người quyết định?”
‘Chúng ta, những người dân’ (‘We the People’)
“Chúng ta, những người dân” (“We the People”) và chính phủ liên bang. Ai nên quyết định cách điều hành quốc gia?
Các Tổ phụ Lập quốc đã có câu trả lời rất rõ ràng cho điều đó, ông Meckler nói. “Người dân quyết định.”
Ông nói, thật không may, hiện trạng ngày nay là chính phủ liên bang có thể làm “hầu hết mọi thứ họ muốn.”
“Đó không phải là những gì các Tổ phụ Lập quốc mong muốn,” ông cho biết.
Hiện tại, chính phủ liên bang đang can dự vào giáo dục địa phương, chấp pháp, chăm sóc sức khỏe và các vấn đề môi trường — ngày nay, tất cả các sự xâm phạm đã được bình thường hóa nhưng không phải là những gì đã được lên kế hoạch, ông Meckler nhận định.
Theo bối cảnh lịch sử, ông Meckler dẫn ra một thời điểm. Đó là sau khi Hiến Pháp Hoa Kỳ được thông qua cũng là lúc Tổ phụ Lập quốc Thomas Jefferson, người đề xướng giáo dục công lập, thành lập Đại học Virginia.
Một người bạn đã đề xướng với Ngài Jefferson rằng Ngài nên nhận tài trợ của liên bang cho trường đại học, và Ngài Jefferson đã phúc đáp bằng cách nói rằng việc này sẽ vi hiến nếu không có một tu chính hiến pháp, ông Meckler kể.
Ông đánh giá: “Ngay cả Ngài Jefferson cũng hiểu rằng chính phủ liên bang không có vai trò gì trong giáo dục. Vậy mà ngày nay, Bộ Giáo dục chúng ta đang lãng phí hàng trăm tỷ dollar, và tôi cho rằng, họ đang làm tổn hại đến con em chúng ta. Việc này không hợp hiến và cách duy nhất để khắc phục điều này là tổ chức một hội nghị.”
Ông Meckler cho biết, khi 34 tiểu bang triệu tập hội nghị này, mỗi cơ quan lập pháp tiểu bang sẽ ủy quyền cho các đại biểu của mình.
Ông nói: “Các tiểu bang có thể chọn bao nhiêu tùy họ muốn, từ 1 đến 100. Mỗi tiểu bang được một phiếu bầu.”
Vai trò duy nhất của Quốc hội là chọn thời điểm và địa điểm để hội nghị diễn ra.
Ông nói: “Hội nghị sẽ hoạt động giống như một cơ quan lập pháp, ban hành một bộ quy tắc trước khi bắt đầu cuộc tranh luận và chia thành các tiểu ban.”
Khi 26 tiểu bang, tức đa số, đồng thuận về bất kỳ sửa đổi nào, thì hội nghị có quyền đề xướng sửa đổi cho các tiểu bang, ông Meckler nói.
Việc thông qua các sửa đổi được đề xướng đó sẽ diễn ra tại các tiểu bang, không phải ở Quốc hội.
Ông Meckler nói: “Sẽ có 38 tiểu bang trong cơ quan lập pháp tiểu bang của họ bỏ phiếu phê chuẩn trước khi một tu chính án có thể trở thành một phần của Hiến Pháp.”
Ông Meckler cho biết điều quan trọng là phải chỉ ra rằng hội nghị chỉ có thể đưa ra các đề xướng cho các tiểu bang bởi vì những người chỉ trích chiến lược này cảnh báo về một “hội nghị ngoài tầm kiểm soát”, ý tưởng của hội nghị sẽ trở nên viển vông.
Một ví dụ mà những người chỉ trích chiến lược nêu ra là khả năng các đại biểu bỏ phiếu chống lại mong muốn của các tiểu bang của họ. Tuy nhiên, những đại biểu của ủy ban, còn được gọi là ủy viên, bị ràng buộc với cơ quan lập pháp tiểu bang của họ.
Theo COSA, nếu họ bỏ phiếu chống lại ý muốn của tiểu bang, họ sẽ bị thay thế và có thể phải đối mặt với án tù ba năm.
Ông Meckler nói, ý tưởng khôi phục sự cân bằng Hiến Pháp làm phiền đến một số người ở cả cánh hữu và cánh tả. Tuy nhiên, ông cho biết đề xướng sửa đổi ngân sách cân đối được 85% người dân Mỹ ủng hộ, trong khi 72% ủng hộ việc loại bỏ quyền lực khỏi chính phủ liên bang.
Học giả luật Hiến Pháp Robert Natelson, người ủng hộ nỗ lực này, cho biết, “Có nhiều ràng buộc về chính trị và pháp lý đối với một hội nghị ngoài tầm kiểm soát hơn là đối với một Quốc hội ngoài tầm kiểm soát.”
Tổ phụ Lập quốc Abraham Lincoln đã thảo luận về Điều V và cách điều khoản này trao quyền lực đối với chính phủ liên bang cho các tiểu bang, nói rằng “chế độ hội nghị có vẻ thích hợp hơn ở chỗ cho phép các tu chính án bắt nguồn từ chính người dân.”
“Người dân đã cố gắng làm điều này kể từ khi quốc gia chúng ta được khai sinh,” ông Meckler nói. “Nỗ lực của chúng tôi đã bắt đầu cách đây 9 năm từ hồi tháng 08/2013. Kể từ đó, chúng tôi đã làm việc liên tục để xây dựng dự án này với 5.2 triệu người ủng hộ trên khắp đất nước.”
‘Cách duy nhất để cứu quốc gia này’
Bà Joy Ruhmann, chủ tịch Hội nghị các Tiểu bang của tiểu bang North Carolina, nói với The Epoch Times rằng mọi tiểu bang đều có các đội ngũ tình nguyện.
Bà Ruhmann tạm dừng sự nghiệp cố vấn lãnh đạo để cam kết dành thời gian cho Hội nghị.
Bà tổ chức cuộc tập hợp diễn ra vào ngày 08/06, trong đó, ngoài ông Meckler, sẽ có các diễn giả như Trung tá Allen West, một cựu dân biểu Florida; cựu chủ tịch Đảng Cộng Hòa Texas Rick Green, một phụ đạo viên Hiến Pháp và là người sáng lập Học viện Patriot; và Jonathan Uzcategui, một cư dân North Carolinian sinh ra ở Venezuela, người đã lên tiếng chống lại những nguy cơ của chủ nghĩa xã hội.
“Tôi nghĩ rằng những gì chúng tôi đang cố gắng thực hiện với Hội nghị các Tiểu bang là cách duy nhất để cứu lấy quốc gia này về lâu dài,” bà Ruhmann nói. “Nếu chúng ta không thể loại bỏ tham nhũng ra khỏi Hoa Thịnh Đốn và nếu chúng ta không thể trao lại quyền lực cho các tiểu bang vốn phải như thế – dựa trên Hiến Pháp của chúng ta – thì tất cả hy vọng vào nền Cộng hòa sẽ tan biến.”
Ông Matt McGregor đưa tin từ North và South Carolina cho The Epoch Times. Mời quý vị gửi những ý tưởng về câu chuyện của mình cho ông ấy tại: [email protected]