Những đứa trẻ thuần khiết và thiện lương trong tranh của họa sĩ Barbara Schafer
Là một nghệ sĩ gốc Ba Lan lớn lên dưới chế độ cộng sản vào thập niên 50 và 60, bà Barbara Schafer dẫu có đau lòng nhưng không hề ngạc nhiên khi được biết cuộc bức hại về đức tin mà các gia đình cùng con cái của họ phải gánh chịu tại Trung Quốc ngày nay.
Trải qua tuổi thơ bị bức hại thời kỳ hậu Stalin ở Ba Lan, cô Barbara Schafer đồng cảm sâu sắc trước những mất mát của các nạn nhân. Lòng cảm thông này giúp cô thể hiện rất chân thật cách mà xã hội đã làm ngơ trước những thống khổ của những đứa trẻ có cha mẹ bị bức hại bởi chính quyền Trung Cộng.
“Trẻ em dễ dàng trở thành mục tiêu bức hại kế tiếp sau khi bị tách khỏi cha mẹ,” nghệ sĩ người Úc Barbara Schafer chia sẽ với The Epoch Times: “Nhiều trẻ em Trung Quốc đang bị bức hại vì đức tin của các em, nhiều em đã bị đuổi khỏi trường học, hoặc bị trừng phạt vì đi lễ nhà thờ hay vì tham gia các hoạt động tôn giáo bên ngoài trường học, chúng bị buộc phải đọc các khẩu hiệu chống tôn giáo và ủng hộ chủ nghĩa vô thần, nhiều em bị ép ký vào các văn bản từ bỏ đức tin của mình.”
Bà Schafer (hiện 68 tuổi) chỉ vừa 12 tuổi khi cha của bà, một thợ thổi thủy tinh, qua đời ở Ba Lan vào năm 1965 khi chế độ cộng sản kiểm soát đất nước. Trước đó ông đã bị giam giữ ở một trại tập trung trong Đệ Nhị Thế Chiến, ông đã sống sót và ra khỏi nơi giam giữ nhưng qua đời sau đó do sức khỏe ngày càng suy kiệt.
Bà Schafer tiếp tục: “Vô số người Ba Lan đã chết đói hoặc chết trong những trại giam của Liên Xô.” Đồng thời, Liên Xô còn mặc nhiên cướp bóc từ Ba Lan bất kể thứ gì họ muốn với những đoàn tàu chạy xuyên suốt 24/24.”
Lớn lên trong chế độ cộng sản tại Ba Lan
Sinh ra ở Skawina gần Krakow vào năm 1953, chỉ tám năm sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, bà Schafer nói rằng đó là “một chương đen tối khác trong lịch sử của chúng tôi” và “một ngày mà người dân Ba Lan sẽ không bao giờ quên” khi quân đồng minh bàn giao lãnh thổ của Ba Lan và các nước Đông Âu cho chế độ Xô Viết tại Hội nghị Yalta vào tháng 02 năm 1945.
Bà nói: “Những kẻ phản bội nhân dân và các đảng viên sống trong giàu có và xa hoa. Về phần người dân, một số vẫn vui mừng vì chí ít chiến tranh đã kết thúc, họ chìm đắm trong men say của Vodka để quên đi những nỗi niềm trong đời.”
Đối với người dân Ba Lan, hạnh phúc thời hậu chiến bị lu mờ bởi thực tế khắc nghiệt dưới sự cai trị của chính quyền cộng sản, và vì thế bà Schafer đã kinh qua và hiểu thế nào là sống trong áp bức.”
Bà Schafer đã định cư tại thành phố Melbourne, Úc châu từ năm 1987 sau khi lần đầu di cư từ Ba Lan đến New Zealand 10 năm trước cùng chồng, một kỹ sư hàng không, khi bà 24 tuổi. Bà cho biết: “Nhiều thành viên trong gia đình tôi đã bị chế độ cộng sản độc tài tàn bạo khủng bố.”
Khi còn nhỏ, tôi đã tin rằng các phương tiện truyền thông Ba Lan hoạt động vì lợi ích của người dân, vì thế cô gái nhỏ Schafer đã từng viết thư cho báo đài để bày tỏ sự quan tâm của mình đối với hiện tình đất nước. Không may thay, sau đó cô phải chứng kiến những hậu quả cay đắng: “Mẹ tôi đã bị trừng phạt bởi vì hành động của tôi” bà bộc bạch.
Từ đó, bà nhận ra quyền tự do về thông tin không hề tồn tại.” Mọi bức thư mà chúng tôi nhận được từ Tây phương đều bị đọc trước và một số thông tin trong đó bị tô xóa bằng mực đen.”
Bà Schafer hồi tưởng: ngay từ khi còn nhỏ, bà đã từng đứng canh người qua lại ngoài cửa sổ trong khi cha của bà nghe Đài Âu Châu Tự do hoặc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ vì nếu bị phát hiện họ có thể phải lãnh án tù.
“Một số người không đáng tin” bà nói.
“Khi các luật lệ của cộng sản thâm nhập sâu vào mọi ngõ ngách của xã hội, con người ngày càng suy thoái đạo đức, kiêu ngạo, lười biếng và coi thường bản thân hơn. Các cửa hàng ngày càng vắng khách. Tham nhũng và hối lộ tràn lan, vì thế phiếu ăn đã ra đời.”
Nói đến việc tuyên truyền của chủ nghĩa cộng sản trong trường học, bà Schafer, hiện đã là mẹ và bà, kể rằng trẻ em Ba Lan đều biết rằng một số giáo viên đã “nói dối để không bị sa thải,” nhưng họ thật sự muốn gìn giữ những truyền thống của dân tộc Ba Lan.
Bà nói, “Chính niềm tin kiên định đó đã mang lại hy vọng cho người dân Ba Lan. Thứ người Liên Xô không thể làm ở Ba Lan là phá hủy đức tin vào Chúa, sự kiên định này đã giúp người dân Ba Lan tiếp tục tiến lên. “Chính quyền cộng sản cũng hiểu rằng việc phá hủy các nhà thờ sẽ dẫn đến sự sụp đổ của họ. Thật không may, chúng đã cài cắm gián điệp trong giới tăng lữ.”
Bà cho biết nhiều tu sĩ ngay chính đã bị bắt bớ và giết hại vì dám chống lại chủ nghĩa cộng sản.
Đến năm 1960, Liên Xô đã xây dựng một nhà máy luyện thép khổng lồ mang tên Vladimir Lenin (Nhà máy thép Lenin) ở ngoại ô Krakow, cũng như một nhà máy luyện nhôm ở phía đối diện. Tuy nhiên, cô Schafer cho biết ống khói của nhà máy lọc dầu không có bộ lọc, và các công trình công nghiệp hoàn toàn đi ngược lại với phần còn lại của thành phố giàu truyền thống lịch sử này.”
“Thành phố Krakow yêu dấu của tôi, thành phố của các vị vua và thành phố mang đậm nền văn hóa Ba Lan, đang dần mai một. Các kiến trúc tinh xảo vốn có đã bị tổn hại cũng như sức khỏe của người dân”: cô Schafer, người đã từng làm công việc trùng tu và bảo tồn các công trình lịch sử cho biết.
Sống với Trung Cộng không khác gì sống trong bể khổ
Ba Lan đã thoát khỏi ách cai trị chế độ của cộng sản sau sự kiện Liên Xô sụp đổ vào năm 1989. Bà Schafer tin rằng chế độ cộng Trung Cộng ngày nay cũng sẽ phải đối diện với số phận tương tự.
Bà tiếp tục: “Cũng giống như cuộc đàn áp các tín đồ Cơ đốc dưới sự cai trị của đế quốc La Mã, Trung Cộng sẽ sụp đổ vì đã bức hại đến chết hàng triệu vô tội.”
Những vụ lạm dụng đang liên tục xảy ra đối với trẻ em ở Trung Quốc. Và đó là một mối bận tâm lớn đối với bà Schafer, người đã có bảy năm học mỹ thuật ở Ba Lan. Bức tranh sơn dầu “The Sea of Suffering” (Tạm dịch: Biển khổ) của bà được hoàn thành nhằm tôn vinh những mất mát mà những đứa trẻ Pháp Luân Công phải thầm lặng vượt qua. Trong số những đứa trẻ ấy, nhiều em đã qua đời hoặc mất cha mẹ do hậu quả của cuộc bức hại đức tin đã kéo dài 22 năm của chính quyền Trung Cộng.
Khi đề cập đến những em nhỏ trong tranh, bà Schafer thổ lộ: “Nhiều em đã trở thành trẻ mồ côi hoặc lạc mất thân nhân. Tôi vẽ một chiếc cầu vồng tuyệt đẹp để đưa các em lên thiên đường.” Những em nhỏ được bà vẽ trong tư thế đang ngồi trên những hoa sen trắng – tượng trưng cho “sự thuần khiết và ngây thơ” – đang vươn xa đến tận chân trời.
Mỗi đứa trẻ được miêu tả trong bức tranh là một câu chuyện có thật giữa cuộc bức hại.
Có một bé trai 8 tháng tuổi tên Meng Hao, em bị bức hại đến chết cùng mẹ vào ngày 7 tháng 11 năm 2000 vì mẹ em tu luyện Pháp Luân Công. Theo khám nghiệm tử thi, người mẹ bị gãy xương cổ và các đốt ngón tay bị vỡ, hộp sọ cô có vết hõm, và có cả một cây kim cắm ở thắt lưng. Trên đầu em bé có hai đốm bầm đen và ở mũi có máu. Người ta còn tìm thấy hai vết bầm sâu xung quanh mắt cá chân của em, rất có thể là do em bị còng tay và treo ngược.
Trong bức tranh của bà Schafer, bé Meng Hao đang ôm chặt một bông hoa sen, tượng trưng cho người mẹ đã khuất của em. Em ấy cũng đang ở trên cầu vồng, chiếc cầu vồng ấy đang đưa em lên thiên đường.
Một đứa bé khác tên Huang Ying, cũng được miêu tả trong bức tranh. Em đã mất mẹ trong cuộc bức hại khi mới 18 tháng tuổi. Khi Ying chỉ mới 3 tháng tuổi, em bị buộc phải rời xa mẹ, và đó là lần cuối cùng hai mẹ con còn gặp nhau. Sau này, mẹ em bị bức hại đến chết vào ngày 5 tháng 12 năm 2002. Cha em, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã bị giam giữ trong một trại lao động vào thời điểm đó và thậm chí không biết vợ mình đã chết. Ying sau đó được nuôi dưỡng bởi ông bà ngoại, nhưng họ không đủ khả năng cho em đi học.
“Những đứa bé phải chịu đựng trong im lặng” bà Schafer nói. “Đa phần những em bé là con cái của những học viên Pháp Luân Công sinh ra trong một thế giới đau khổ, và các em không thể làm gì hơn ngoài việc cam chịu, và sâu bên trong, sự tổn thương rất khủng khiếp.”
‘Phật quang phổ chiếu tại Hong Kong’
Trong một tác phẩm sơn dầu khác, có tựa đề “Buddha Light Shines in Hong Kong” (Tạm dịch: “Phật quang phổ chiếu tại Hong Kong”), bà Schafer đã miêu tả một sự kiện có thật về một người cha và hai cô con gái. Mới đây, họ đã từ Úc đến Hong Kong nhằm truyền cảm hứng và mang hy vọng tới cho mọi người.
“Sự kiện Hong Kong được trao trả cho Trung Quốc đã trở thành cơn ác mộng đối với nhiều người”: bà Schafer đề cập đến việc Hồng Kông được bàn giao vào năm 1997 cho chính quyền Trung Cộng và cuộc chiến của người dân để giành độc lập khỏi chế độ cộng sản trong những năm gần đây.
Vào thời điểm được mô tả trong tranh — người cha và các cô con gái đang phát tờ rơi nói về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc — Trung Cộng đã cố gắng mở rộng quy mô của chiến dịch bức hại tín ngưỡng này vươn ra khỏi đại lục đến tận Hồng Kông thông qua các nhóm mặt trận khác nhau.
Sự thiện lương, sự điềm tĩnh và lòng chân thành của ông bố trẻ người Úc cùng với lòng tốt và sự nhẫn nại của các cô con gái được thể hiện qua việc nắm giữ những bảng thông tin phía trên họ, khi họ cùng với hàng trăm học viên khác từ khắp nơi trên thế giới đến nơi đó nhằm giúp công chúng hiểu rõ về cuộc bức hại. Và nỗ lực trên cũng phần nào để đối phó với việc Trung Cộng đang gia tăng thực thi lệnh cấm đối với môn tu luyện này tại Hong Kong.
Trên nền của bức tranh, bà Schafer quyết định lồng ghép một cảnh có từ nhiều năm trước — một nhóm lớn người Hong Kong cầm ô, tượng trưng cho “Phong trào ô dù” của sinh viên Hồng Kông từ năm 2014, nơi những người biểu tình mang ô bên mình để che chắn sự đàn áp bằng bình xịt tiêu cay và hơi cay từ phía cảnh sát.
Bức tượng phật bằng đồng lớn của Hong Kong trên đảo Lantau được mô tả ở góc trái trên cùng của tác phẩm tỏa ánh sáng thần thánh xuống khung cảnh bên dưới. Bà Schafer khắc họa dòng chữ “Chân – Thiện – Nhẫn” (các nguyên tắc chỉ đạo của Pháp Luân Công) trên biểu ngữ màu xanh.
‘Sự thuần khiết và thiện lương’ của trẻ nhỏ
Bà Schafer tin rằng “hòa bình và những giá trị tốt đẹp sẽ chiến thắng” và hy vọng những tác phẩm của mình sẽ khơi dậy sự tò mò ở công chúng. Bà nói rằng ngay cả khi khán giả dừng lại chỉ để suy ngẫm về ý nghĩa cuộc đời trong vài giây ngắn ngủi, công việc của bà cũng không phải là vô ích.
Bà cho biết: “Tôi thực sự tin rằng lối thoát duy nhất dành cho nhân loại là khi mọi người có thể tự sửa chữa những lầm lỗi của bản thân đồng thời đề cao lòng tốt và sự từ bi khi đối đãi với nhau.”
Bà Schafer đặc biệt thích miêu tả sự “thuần khiết và thiện lương’ của trẻ nhỏ từ các quốc gia khác nhau trong các tác phẩm nghệ thuật của mình. “Những em nhỏ có rất nhiều điểm chung trước khi trưởng thành và bị ảnh hưởng bởi xã hội,” bà nói.
Một vài tác phẩm về trẻ em của bà đã được trưng bày tại nhiều cuộc triển lãm khác nhau, bao gồm bức vẽ “Gratitude” (Tạm dịch: Lòng biết ơn”) — khắc họa hình ảnh hai chị em gái với đức tin vào Pháp Luân Công đang mặc trang phục truyền thống Hàn Quốc — được trưng bày tại Cuộc thi Vẽ tranh quốc tế NTD lần thứ 5 tại New York năm 2019; và những bức chân dung của bà về những em nhỏ trong trang phục truyền thống Ba Lan, được trưng bày tại triển lãm nghệ thuật cộng đồng Ba Lan với tiêu đề “Roots” (Tạm dịch: Cội nguồn) ở thành phố Melbourne, Australia, vào năm 2018.
Hãy thưởng thức những tác phẩm về trẻ em của bà Schafer bên dưới:
Tác giả Peta Evans là một nhà văn sống ở Melbourne, Úc châu. Bà khắc họa những câu chuyện đầy cảm hứng về con người, cuộc sống và truyền thống.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: