Những ảo tưởng của một giáo sư Mác-xít
Khi nhắc đến Adolf Hitler, nhà văn châm biếm người Vienna (Áo), Karl Kraus, đã nói rằng ông không thể nghĩ ra điều gì để nói.
Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, thứ nhất là vì Hitler đã và sẽ vẫn là một chủ đề vô tận để suy đoán về tiểu sử và tâm lý, có lẽ đã đánh bại cả Napoléon hay Stalin về số lượng bài đã viết về ông ta, và thứ hai là vì ông Kraus đã viết hàng nghìn từ và đưa quan điểm về hầu hết mọi thứ khác.
Nhưng ai cũng biết ý của ông Kraus là gì khi nói như vậy.
“Cái gì không thể nói được, thì phải để chừa nó lại trong cõi im lặng,” một người Vienna khác, nhà triết học Ludwig Wittgenstein, đã viết như vậy mặc dù là trong bối cảnh khác. Điều không thể nói này lại là chủ đề lớn nhất trong tất cả.
Tôi nhớ một trong những tù nhân đầu tiên tôi gặp là một bác sĩ trại giam. Ông ta đã từng giết ba đứa trẻ rồi sau đó đóng chúng lên cọc. Tất nhiên, đó không phải chỗ mà một bác sĩ trút tội lỗi lên bệnh nhân của mình: người đàn ông đó bị viêm phế quản và cần điều trị, chuyện chỉ có vậy.
Nhưng, dù thế nào, cũng đâu ai nói được gì đó có ích? Chẳng hạn, ai đó có thể chứng minh bằng phương pháp suy luận rằng việc giết và đóng cọc trẻ em là sai, để rồi sau đó ông ta sẽ trả lời, “À vâng, giờ tôi đã nhận ra rằng điều tôi đã làm là sai và tôi hứa tôi sẽ không bao giờ tái phạm nữa?” Chính cái quan niệm này thật là lố bịch.
Một ngày nọ, tôi có một cuộc thảo luận với một vị giáo sư Mác-xít nổi tiếng mà tôi sẽ không nêu tên bởi tôi không có ý định kéo tên tuổi của bất kỳ ai xuống bùn.
Nhiều năm về trước, khi tôi bắt đầu bình phẩm các cuốn sách, tôi nghĩ rằng những lời chỉ trích tàn khốc hẳn sẽ rất thú vị. Từ lâu tôi đã không còn cảm thấy như vậy nữa, mặc dù tôi vẫn thỉnh thoảng dùng đến cách đó. Những lời chỉ trích mang tính hủy diệt hẳn phải làm đau lòng người nhận chúng, dù gì cũng là con người, và tôi đã thích vị giáo sư này.
Tôi nghĩ rằng ông ta có lẽ là một người tử tế, theo quan điểm của cá nhân tôi. Tuy nhiên, với những ý tưởng của ông ta, tôi sẽ không muốn ông ta đảm trách, nhưng sau đó thì tôi không chắc là tôi muốn ai đó đảm trách, rất không muốn.
Ông ta là một người ôn hòa, và tôi không thể thôi nghĩ về ông ta-hẳn nhiên là sai-như một nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết của Joseph Conrad về cách mạng. Trong khoảng độ tuổi của tôi, ông ta nói rằng ông ta vẫn nuôi hy vọng về một cuộc cách mạng cộng sản đúng nghĩa, thanh lọc đi những gì méo mó chẳng hạn như những cuộc cách mạng của Stalin và Mao. Điều này có vẻ giống như một hy vọng rất thực tế của tôi là một ngày nào đó tôi sẽ được chơi bóng chày cho nước Anh vậy.
Có lẽ một sự so sánh phù hợp hơn sẽ là với Thánh Augustinô, người đã cầu nguyện để trở thành người tốt, nhưng chờ chút: Cách mạng à, được thôi, nhưng không phải trước khi ông trả hết nợ thế chấp và đòi được toàn bộ lương hưu của mình.
Vị giáo sư này là một người thông minh, và có lẽ cũng có tu dưỡng. Làm thế nào mà vào Năm Thánh 2021 của chúng ta, một người như vậy lại vẫn có thể tin rằng, trước khi Stalin ra đời, cuộc cách mạng Nga là một điều tốt đẹp, sẽ được mô phỏng hoặc tái diễn ở những nơi khác?
Làm sao mà ai đó thông minh như ông ta lại có thể không nhận ra-mặc dù, luôn vẫn còn nhiều điều sai trái trên thế giới này-rằng những nỗ lực đưa mọi thứ trở nên ổn thỏa ngay lập tức bằng cách thực hiện những mưu đồ tài trí vụn vặt là đầy nguy hiểm và có một lịch sử giết chóc hàng loạt đằng sau đó?
Tôi nghĩ câu trả lời phải nằm ở hệ tâm lý của tôn giáo: khi đức tin tôn giáo bị thế chỗ bằng một triết lý mà bản thân nó lấy làm tự hào về tính hợp lý của mình, thì triết lý này sẽ sớm biến tôn giáo thành nghĩa xấu nhất có thể. Nó trở thành một chế độ chính trị thần quyền vô thần.
Người ta đã biết mọi thứ về Liên Xô từ lúc ban đầu. Đơn giản là không đúng khi nhà văn Solzhenitsyn tiết lộ bất cứ điều gì cho phương Tây mà về bản chất, là không hoặc không thể được biết đến trước đó.
Tôi đã sưu tầm một cách rời rạc trong nhiều thập kỷ những sách về Nga và Liên Xô từ trước cuộc Cách mạng cho đến Chiến tranh Thế giới Thứ hai, và trong khi đúng là có nhiều cuốn sách trong số đó là đáng khen ngợi, thì với những tên sách nghe có vẻ nực cười đối với chúng ta bây giờ, chẳng hạn như “Liên Xô chiến đấu với chứng loạn thần kinh chức năng,” một số lượng rất lớn các cuốn sách thuộc nhiều thể loại, từ tiểu luận đến lịch sử đến hồi ký cho đến tiểu thuyết và truyện ngắn, đã được xuất bản để phơi bày bản chất độc ác của chủ nghĩa Bolshevik ngay từ ban đầu – một bản chất tàn ác mà bất cứ ai có trí tưởng tượng đều có thể lường trước được chỉ riêng từ phong cách văn học của Lênin.
Bản chất tàn ác của chủ nghĩa Lênin lại là một loại hình mới và triệt để hơn, hoạt động trong tâm trí như một loại virus hoạt động trên máy tính (tính độc ác, cả trên thực tế và tiềm ẩn, than ôi, là một hằng số của lịch sử loài người vì bản chất nguyên thủy không hoàn mỹ của chúng ta).
Nhà văn Solzhenitsyn đã đúng về sự khác biệt giữa Macbeth, kẻ xuất phát từ tham vọng cá nhân đã giết người, nhưng chỉ một số ít, với những vụ giết chóc hàng loạt do hệ tư tưởng đó kích động ở Liên Xô và những nơi khác – sự khác biệt chính xác là ở tác động của hệ tư tưởng.
Nhưng điều thực sự khác biệt ở Solzhenitsyn, ngoài tài năng văn chương của ông, là việc giới trí thức phương Tây giờ đây đã sẵn sàng tin những gì ông ấy nói, trong khi ngay trước đó, họ đã bác bỏ những bằng chứng tuyên truyền có bản chất rất tương đồng do những người khác tạo ra.
Thật ngạc nhiên khi gặp một ai đó vẫn tin rằng một cuộc cách mạng “thánh khiết” có thể xảy ra được, và một người như vậy lại đang giảng dạy lịch sử, của mọi thứ, tại một trường đại học danh tiếng hoặc ở bất kỳ mức độ danh tiếng nào, việc đó-giống như Kraus mà Hitler đã từng đối diện-tôi không biết nói gì hơn.
Tôi đã không biết liệu ông ta có còn dạy học sinh phổ thông trung học hay không, hay liệu khi giảng dạy, ít nhất ông ta đã có kiềm chế một số quan điểm của mình hay không (giống như một vị quan tòa được cho là phải kiềm chế những quan điểm riêng của ông ta), nhưng tôi thú nhận rằng lời buộc tội Socrates làm hư hỏng giới trẻ đã xuất hiện trong tâm trí tôi.
Tuy nhiên, lời cay độc thì không. Như tôi đã nói, tôi thích vị giáo sư này, và về mặt tính khí (tôi không thể khẳng định đó là một đức tính tốt), thì tôi là người không giỏi có ác cảm với người khác. Tôi thích đại đa số những người mà tôi gặp.
Tất nhiên, sự tha hóa của tuổi trẻ có thể xảy ra qua nhiều cách thức, theo hướng thụ động hơn là chủ động.
Một vài năm trước, tôi đã nói chuyện với các sinh viên ở Thụy Sĩ, tôi quên mất là đã nói về điều gì. Các sinh viên ở đó đều rất thông minh, nói được nhiều thứ tiếng, và tất cả đều rất duyên dáng.
Hoàn toàn tình cờ tôi phát hiện ra rằng không một ai trong số họ đã nghe nói về nhà văn Solzhenitsyn, hoặc thực sự về bất kỳ chủ đề nào của ông ấy – và nếu có ai đó trong số họ biết thì những sinh viên đó đã thuộc 1 phần trăm dân số có tai tiếng rồi.
Quá khứ chẳng có nghĩa lý gì đối với họ, và mặc dù tôi không nói rằng những người không nhớ tới quá khứ rồi sẽ tất phải lặp lại nó (không có ca tử vong nào như vậy trong lịch sử), nhưng điều đó khiến khả năng tái diễn sẽ nhiều hơn.
Ông Theodore Dalrymple là một bác sĩ đã nghỉ hưu. Ông là biên tập viên cộng tác của Tạp chí Thành phố New York (the City Journal of New York) và là tác giả của 30 cuốn sách, trong đó có cuốn “Cuộc đời ở dưới đáy” (Life at the Bottom). Cuốn sách mới nhất của ông là “Cấm vận và Những câu chuyện Khác” (Embargo and Other Stories).
Những quan điểm được trình bày trong bài viết này là quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Do Theodore Dalrymple thực hiện
Hạo Văn biên dịch
Xem thêm: